Chất phát quang thường là sun-fua của các kim loại kiềm và kim loại nặng nên rất độc. Trong khi trẻtò mò, thường cắn vỡ cán kẹo để tìm hiểu chất bên trong.
TIN LIÊN QUAN
Trẻ em mê muội với que phát sáng |
Theo lời dịch của Lương Lâm Lâm - một du học sinh người Trung Quốc, vỏ hộp "kẹo ma" in dòng chữ quảng cáo đầy hấp dẫn: "Kẹo trái cây, hương thập cẩm...; nhà máy sản xuất tại Triều Châu, Quảng Đông". Trong hộp kẹo còn có cả một tờ giấy nhỏ, chữ đỏ, ghi tiêu chuẩn của sản phẩm, giấy phép sản xuất, thời gian bảo quản, số điện thoại.
Nhưng theo Lâm Lâm thì tờ giấy đó quá đơn giản, chẳng có dấu má gì và ai cũng có thể làm được. Những sản phẩm làm thủ công, không đạt chuẩn, sản xuất "chui" ở Trung Quốc vẫn thường kèm theo những giấy tờ ghi tiêu chuẩn như thật, để đánh lừa khách hàng. Trên vỏ hộp còn có một dòng ghi chú rất đáng quan tâm: "Que chỉ cho chơi, đừng cắn".
Lâm Lâm giải thích, để có được ánh sáng ma quái, phát ra từ que kẹo, tạo ra sức hút đối với trẻ em, người ta đã sử dụng đến một vài chất hoá học như peroxide, este và thuốc nhuộm huỳnh quang. Tuy có lượng chất độc nhỏ nhưng không cẩn thận ăn vào vẫn có thể gây buồn nôn, choáng đầu...thậm chí ngất xỉu. Nhất là đối với trẻ em, tiếp xúc với chất độc này trong một thời gian dài, không thể nói là không có hại cho sức khỏe.
Nhựa phế liệu + đường + bột + màu nhuộm hạng bét = kẹo ma
Một người bạn Trung Quốc tên là Lỗ Thạc tâm sự, anh cũng có một thời gian tham gia sản xuất và bán những chiếc kẹo phát sáng. Anh bảo rằng ở Trung Quốc chỉ có một vài hãng có tên tuổi, có sản xuất loại sản phẩm này còn đa phần là sản xuất chui (không giấy phép) ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Nhiều nhất phải kể đến các tỉnh như Phúc Kiến, Quảng Đông...và đa phần nó được bày bán ở quanh khu vực trường học, những cửa hàng nhỏ (vùng nông thôn), còn ở các thành phố lớn thì ít hơn.
Đã từng thâm nhập vài năm trong nghề, nên Lỗ Thạc hiểu rất rõ chất lượng của những loại kẹo trôi nổi kiểu này. Anh bảo rằng: "que kẹo chủ yếu làm từ những loại nhựa phế liệu hạng bét, nguyên liệu như đường, bột, màu nhuộm...cũng toàn loại kém chất lượng. Những xưởng sản xuất kẹo không phép này cũng liên tục được di chuyển để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Nhìn thấy địa chỉ ghi trên vỏ hộp vậy thôi, nhưng đố ai tìm được. Ở Trung Quốc, sản xuất thực phẩm không đảm bảo chất lượng bị phạt rất nặng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự và rất nhiều trường hợp đã bị đưa lên ti vi để cảnh báo nhưng Nhà nước vẫn kiểm soát không xuể".
Trả lời về việc, ở Trung Quốc đã có trường hợp trẻ em nào bị gặp sự cố vì ăn kẹo ngậm, kẹo ngậm phát sáng không thì Lỗ Thạc cho biết: Có vài trường hợp còn bị hóc cả que kẹo trong cổ phải đi cấp cứu, một vài trường hợp khác thì xảy ra hiện tượng đau bụng. Phụ huynh Trung Quốc cũng nhiều lần bày tỏ sự lo lắng về những loại thực phẩm, trong đó có kẹo, bánh không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hay được bày bán quanh các khu vực trường học.
Không hiếm có, không khó tìm
Học sinh rát nghiện kẹo mút phát sáng |
Theo tìm hiểu của PV, các chất phát sáng được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm hằng ngày, công tắc đèn phát sáng giúp ta có thể mở đèn trong đêm một cách dễ dàng; các vật dụng trong giải trí như những hình ngôi sao, ông trăng, phát sáng đính lên tường, treo ở cửa sổ...
Người ta còn chế ra các loại sơn phát sáng, khi sơn phết lên quần áo, giày dép, nữ trang tạo nên những màu sắc lung linh vô cùng ấn tượng. Rồi mực dạ quang, bút dạ quang... Các chất dạ quang có thể phát sáng vì nó có sơn một lớp chất phát quang: loại chất phát quang do hai chất tạo thành: kẽm sunfua, hoặc CaS và chất phóng xạ. Để ánh sáng có thể phát ra liên tục người ta thêm vào đó một ít chất phóng xạ.
Thanh kẹo mút mà các em học sinh thường ăn chỉ phát sáng khi được chiếu sáng một lúc, và sáng cũng không được lâu. Chúng là những "ắc quy" đặc biệt tích năng lượng ánh sáng. Theo lý thuyết, những chất phát lân quang tốt có thể phát sáng trong vài giờ. Những chất phát quang thường là sun fua của các kim loại kiềm và kim loại nặng. Ngoài ra, để ánh sáng có những màu sắc khác nhau, người ta cho thêm các kim loại nặng: đồng tạo ra sự phát sáng lục vàng, các vết bạc tạo sự phát sáng chàm, các vết mangan tạo ra sự phát sáng da cam...
Anh bạn chuyên ngành hoá học bật mí, đó chỉ là những lý thuyết về hóa học cơ bản để chúng tôi hiểu hơn về chất phát sáng, có một lưu ý mà không thể bỏ qua là những chất phát quang thường là sun fua của các kim loại kiềm và kim loại nặng nên rất độc. Vì thế khi sử dụng ta cần phải chú ý đến sức khỏe của mình và những người xung quanh... anh bạn nhấn mạnh, dù chỉ phát sáng trong thời gian ngắn, thanh kẹo mút cũng ẩn chứa những độc tố. Mà kẹo mút là thứ phải ngậm vào miệng và mút dần. Không loại trừ trường hợp những em nhỏ tò mò bẻ thanh nhựa ra xem có gì bên trong...
Chẳng nói đâu xa, ghé vào một quầy bán tạp hóa trên thị trường Hà Nội hỏi mua một ít bánh kẹo, chị chủ quán cũng sắp cho chúng tôi một túi đầy toàn là kẹo, bánh ghi loằng ngoằng toàn chữ Trung Quốc. Thấy chúng tôi băn khoăn bởi không có tiếng Việt, chẳng rõ hạn sử dụng, chủ quán vừa cười vừa giải thích: "ở đây từ trước tới nay chúng tôi vẫn bán những mặt hàng này có làm sao đâu" (!). Nghe chị chủ quán nói, tôi trộm nghĩ: ăn những thứ thực phẩm "vô thời hạn", lấy gì đảm bảo sức khỏe?.
Theo cán bộ Đội chống hàng giả, Chi cục QLTT Hà Nội: Hàng Trung Quốc rẻ hơn 20-40% so với nguồn hàng trong nước, nhất là hàng không có chứng từ, nên nhiều tiểu thương thường xuyên trộn với hàng của cơ sở sản xuất trong nước, nhưng bán với giá của hàng nội. Bởi nếu bán giá rẻ, người tiêu dùng sẽ nghi ngờ là hàng kém chất lượng mới có giá như vậy.
(Theo ĐS & PL)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |