221
450
Bạn đọc
bandocviet
/bandocviet/
1303220
Giấc mộng dở dang của dự án khôi phục nhà vườn cổ
1
Article
null
Tiếng kêu cứu của một dòng tộc tại cố đô Huế
Giấc mộng dở dang của dự án khôi phục nhà vườn cổ
,

Giới trí thức Cộng hòa Liên bang Đức biết đến GS.TS Thái Thị Kim Lan như một hình tượng của điển hình người phụ nữ châu Á qua các bài giảng ngành Triết học. Còn trong nước, vị Việt kiều này đã được tôn vinh với giải thưởng “Vinh danh nước Việt” (tôn vinh những người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích trong sự nghiệp và có nhiều đóng góp với đất nước).

Nhưng, cũng thật không ngờ khi trong danh sách bạn đọc gửi đơn tới Báo Thanh tra gần đây đề nghị được giúp đỡ lại có tên bà. Vì sao vậy? Trình bày với chúng tôi, GS.TS Kim Lan cho biết, nhà, đất dòng họ Thái đã quản lý, sử dụng được 200 năm nay, gồm các công trình nhà ở, vườn cảnh và Từ đường (nhà thờ họ) có địa chỉ tại thôn An Ninh Hạ, tổng An Ninh, phủ Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (sứ Thiên Mụ - gần chùa Thiên Mụ), nay là 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế. Năm 1936, Sở Địa chính tỉnh Thừa Thiên cấp Bản trích lục địa bộ (nay gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho cụ Thái Văn Quý với diện tích là 5.240m2 (đất hương hỏa, mục đích sử dụng là vườn ở). Sau cụ Quý, khu đất tiếp tục được dòng họ Thái bảo tồn qua nhiều năm. Sau khi con dâu trưởng của cụ Quý qua đời (năm 1963) nơi đây được giao cho ông Thái Nguyên Hòe (cháu nội cụ Quý) trông coi quản lý, hương khói cho nhà thờ Tổ.

Mô tả ảnh.
Căn nhà cấp 4 của ông Kế xây trái phép, che lấp mặt tiền của nhà thờ Thái tộc.


Năm 1977, con cháu dòng họ Thái ở các nơi về thăm quê phát hiện trên phần đất của dòng họ mình có sự xuất hiện của gia đình ông Nguyễn Văn Kế (tại 1 góc vườn xây 1 nhà nhỏ khoảng 40 - 50m2).

Khi mọi người hỏi ông Hòe, thì được trả lời: Chỉ cho ông Kế ở nhờ.

Cũng khoảng thời gian này, ngoài ông Kế còn có ông Võ Câu (làm nghề chèo đò tại bến đò Long Thọ trên sông Hương) về đây tá túc.

Tuy gia tộc không đồng ý, nhưng ông Hòe nói rằng, đất họ Thái còn rộng cũng nên cho họ ở nhờ vì ông Kế, ông Câu chỉ có một mình.

Đến năm 1980 - 1982, lại thấy ông Kế làm thêm chuồng nuôi heo (phía trước nhà thờ Tổ, lúc này còn có cả vợ con ông Kế đến ở cùng), các gia đình của dòng họ đến phản đối, ông Kế đã dẹp đi. Năm 1983, ông Hòe mất nên người con trai là Thái Nguyên Hùng tiếp tục quản lý.

Khoảng 1985, ông Câu đã xây nhà và có vợ con ở cùng. Năm 1987 - 1988, ông Kế làm lại chuồng nuôi heo và nhà vệ sinh tại vị trí chuồng heo mấy năm trước đã bị gia tộc họ Thái phản đối. Việc làm này tiếp tục bị họ Thái có ý kiến, nên ông Kế có dẹp đi. Lúc này, gia tộc họ Thái đã đàm phán với ông Kế, ông Câu xin được mua lại nhà (mà các ông đã làm trên đất hương hỏa của họ Thái). Tuy nhiên việc này bất thành vì ông Kế, ông Câu liên tiếp nâng giá (dù từng đồng ý).

Sau khi cha mất (1983) được vài năm (1987 - 1988), ông Hùng vào Nha Trang sinh sống. Ông Hùng có nhờ bà Tôn Nữ Thị Hường (người họ hàng bên ngoại) trông coi. Việc làm này không được thông qua dòng họ. Bà Hường ở một căn nhà nhỏ trên khu đất này, còn nhà thờ vẫn được con cháu dòng họ Thái sinh sống gần đó đến quét dọn, hương khói.

Cũng khoảng năm 1987 - 1988, thấy việc nhà đất hương hỏa của dòng họ có nhiều người ngoài vào sinh sống, một số người con dòng họ Thái ở các nơi bàn với nhau tìm cách giải quyết (đưa ra biện pháp mời gia đình ông Kế, gia đình bà Hường và gia đình ông Câu ra khỏi khu đất). Cụ thể, dòng họ đã nhờ bà Thái Thị Kim Lan (là cháu nội của cụ Quý) giúp việc này.

GS.TS Kim Lan là một trong những Việt kiều đầu tiên giới thiệu một số tổ chức từ thiện, doanh nghiệp Đức về đầu tư, làm công tác từ thiện tại Việt Nam (đặc biệt là Huế). Trong lần về Việt Nam, bà Lan đề nghị với UBND TP Huế và Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế làm dự án du lịch văn hóa trên chính mảnh đất có nhà Thờ của dòng họ mình.

Đề án này đã được sự hưởng ứng cao của lãnh đạo TP vì bản thân khu đất của dòng họ Thái đã có các công trình nhà ở, nhà thờ, vườn sinh thái cổ, đậm bản sắc Việt, đẹp vào bậc nhất TP Huế lúc bấy giờ, với điều kiện bảo vệ tuyệt đối nhà thờ và những di tích trên đó.

Năm 1988, UBND xã Hương Long, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan địa chính và một số ban ngành liên quan của TP đã lập đề án. Sau đó, có cử tổ công tác đến làm việc với các gia đình ở đây.

Cả 3 gia đình đều nhất trí với phương án chuyển đi (có bồi thường và tái định cư). Tuy nhiên, cuối năm 1988, ông Thái Nguyên Hùng và ông Thái Thúc Thuần về Huế phản đối với chính quyền địa phương (lý do các ông này đưa ra là đất hương hỏa, không cho khách du lịch vào đây, mặc dù trước đó hai ông đã đồng ý). Do vậy, dự án này không thành.

Đến năm 1990, gia đình ông Kế tiến hành xây thêm một nhà cấp 4 nữa (ngoài căn nhà cũ mà ông làm tạm để ở nhờ từ những năm đầu khi về đây) ngay sát cạnh cổng, án ngữ ngay trước mặt nhà thờ. Việc làm này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của họ Thái và họ làm đơn yêu cầu quyền địa phương giải quyết. Ông Kế có hứa (trong biên bản) là sẽ phá dỡ, nhưng không thực hiện và UBND xã Hương Long cũng không đôn đốc. Gia tộc họ Thái tiếp tục gửi đơn và UBND TP đã vào cuộc giải quyết.

Từ năm 1993 - 1996, UBND TP đã vào cuộc. Ông Kế, ông Câu và bà Hường đều khai rằng: Đất mua lại của ông Hòe, nhưng giấy tờ đã bị thất lạc. Khi cơ quan chức năng xuống đo đất, hộ ông Kế nhận đang quản lý 1.370 m2; ông Câu 502m2; bà Hường 375m2.

Sau đó, ông Kế lại xuất trình một Giấy nhượng đất (có chữ ký của ông Hòe) với nội dung: Ông Hòe có chuyển nhượng cho ông Kế 200m2 đất. Một tháng sau, ông Kế lại xuất trình một bản Giấy xác nhận của ông Thái Nguyên Hùng, khẳng định bố mình có bán cho ông Kế với diện tích là 650m2.

Nhận định vụ việc này, ngày 27/8/1994, Phòng Nông, Lâm Ngư TP Huế (là cơ quan được giao thẩm định, giải quyết vụ việc này) có Báo cáo và đề nghị: Chỉ công nhận cho ông Kế sử dụng hợp pháp 200m2.

Tờ xác nhận của ông Hùng là không đúng pháp lý. Đề nghị giải tỏa về xây dựng trái phép của ông Kế. Tuy nhiên, ngày 8/11/1996, UBND TP Huế đã có Quyết định số 1564/QĐ-UBND không làm theo hướng đề nghị này mà công nhận cho ông Kế được sở hữu hợp pháp 650m2 (và yêu cầu ông Kế phải trả lại cho Thái tộc 717m2). Quyết định này của UBND TP Huế đã bị cả ông Kế và Thái tộc khiếu nại. Lý do ông Kế khiếu nại là ông phải được sở hữu 1.370m2, còn Thái tộc thì cho rằng, đất hương hỏa là của cả gia tộc, cá nhân ông Hòe không được quyền bán và căn nhà mà ông Kế xây sau (án ngữ nhà thờ) phải được phá bỏ ngay. Ngoài ra, UBND TP cũng công nhận sở hữu của ông Câu (366m2) và bà Hường (225m2) mặc dù 2 người này không đưa ra được một bằng chứng pháp lý thuyết phục nào.

Do không đồng tình nên cả 2 bên đều có khiếu nại lên UBND TP Huế. Về phía Thái tộc, yêu cầu trước tiên là phải phá dỡ căn nhà xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm thì được TP trả lời: Không thực hiện được vì ông Kế còn khiếu nại.

Trong suốt nhiều năm sau đó, Thái tộc tiếp tục có đơn đề nghị UBND TP Huế giải quyết, nhưng không ai giải quyết cả. Đồng thời, con cháu nhà ông Kế ngày càng đông thêm, sống trên đất của Thái tộc.

(Nguồn: Báo Thanh tra Online)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,