221
450
Bạn đọc
bandocviet
/bandocviet/
1281966
Chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
1
Article
null
Chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
,

- Công ty chúng tôi có ba nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể như sau: Một nhân viên đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm thời hạn báo trước, một nhân viên nghỉ không lý do tổng cộng 7 ngày trong tháng, một nhân viên tự ý nghỉ việc mà không thông báo. Như vậy, trong trường hợp này chúng tôi nên giải quyết như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật. (Câu hỏi của bạn Đăng Khoa, quận 8, TP.HCM).

Vấn đề này xin trả lời bạn như sau:

Về trường hợp thứ nhất, công ty có thể căn cứ vào khoản 4 Điều 41 Bộ luật Lao động để xử lý. Khoản 4 Điều 41 Bộ luật Lao động quy định: Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp thứ hai, nghỉ việc 7 ngày cộng dồn trong một tháng, công ty có thể xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, trường hợp này công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.

Trường hợp thứ ba, nhân viên tự ý nghỉ việc, công ty nên gửi thư mời yêu cầu người lao động trở lại làm việc. Nếu người lao động không đến làm việc, công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật vi phạm khoản 2 Điều 41 Bộ luật lao động nên không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) (khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động).

(Xin cám ơn Văn phòng luật sư Vạn Phát Hưng đã giúp đỡ chúng tôi trong chuyên mục này)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,