221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1134967
Quy định chung chung không thể sàng lọc công chức yếu
1
Article
null
Quy định chung chung không thể sàng lọc công chức yếu
,

 - Quy định mới đây của Luật Cán bộ Công chức về cho thôi việc công chức không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liên tiếp nhận được sự đồng tình, hoan nghênh của bạn đọc VietNamNet. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc có băn khoăn là lâu nay, việc đánh giá công chức chủ yếu vẫn theo cảm tính, vị nể. Vì thế, quy định này chỉ có ý nghĩa khi kèm theo nó là cách thức đánh giá công chức một cách khách quan.

 

Công chức làm công tác bàn giấy, không có định lượng công việc sẽ đánh giá thế nào? (Ảnh VNN)

Cần những tiêu chí đánh giá cụ thế, rõ ràng

Bất cứ một cải cách nào trong hoàn cảnh đất nước đang cần nhiều sự cải cách đều đáng hoan nghênh. Hơn nữa, sự cải cách này đã đánh trúng gốc sinh ra mọi yếu kém. Vì cán bộ yếu kém nên khi đã yên vị ở một vị trí nào đó rồi sẽ không muốn thay đổi dù thay đổi là để mọi chuyện tốt đẹp lên. Thay đổi nghĩa là phải tiếp tục dấn thân, tìm tòi, xử lý hàng loạt thách thức đặt ra, thậm chí gặp phải rủi ro sự nghiệp. Vì thế ít ai dám thay đổi!

Nay Chủ tịch nước có lệnh cán bộ, công chức 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ bị thôi việc, đó là một cải cách tích cực. Người dân mong muốn lệnh này sớm đi vào đời sống.

Hi vọng, các cơ quan chức năng ban hành các nghị định hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết thế nào là không hoàn thành nhiệm vụ để có thể “chỉ mặt”, “dắt tay” cán bộ, công chức yếu kém ra khỏi vị trí không xứng. Đừng để nghị định hướng dẫn có những từ rất chung chung hiểu thế nào cũng được thì rất khó nâng cao hiệu lực bộ máy Nhà nước! Nguyễn Xuân Hương, Long Biên, Hà Nội

Bản thân cũng từng là một cán bộ công chức nên tôi rất lấy làm phấn khởi với quy định này tại Luật Cán bộ Công chức. Tuy nhiên, vấn đề mà tôi cũng như nhiều người khác còn băn khoăn đó là nội dung đánh giá cán bộ công chức còn quá chung chung. Cần có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng hơn nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai và minh bạch. Được như thế thì bộ máy Nhà nước mới có thể chắt lọc được những con người đủ tài, đủ đức và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Võ Văn Mạnh, TP.HCM.

Theo tôi, đây là một bước tiến triển mới trong vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng công chức. Tuy nhiên, cần xem lại thực trạng hiện nay là việc đánh giá công chức chủ yếu vẫn được thực hiện trong nội bộ đơn vị và thường có tính cảm tính, vị nể. Vì vậy, quyết định này chỉ có ý nghĩa thực sự khi kèm theo nó là các quy định, cách thức để đánh giá một cách khách quan. Nếu không, có thể nó sẽ tạo hiệu ứng ngược là trong đơn vị, "vị tình", người ta tránh xếp một công chức vào loại "không hoàn thành nhiệm vụ". Hà Hải, ĐHSP Huế.

Phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin – cho”

Thôi việc công chức hai năm không hoàn thành nhiệm vụ là một tín hiệu tốt, là một yếu tố để công chức tự phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao trình độ của mình, đáp ứng tốt hơn cho công việc. Nhưng thế nào là không hoàn thành nhiệm vụ?

Nếu công chức là một người làm công tác bàn giấy, không có định lượng công việc, chỉ có định lượng thời gian, việc đánh giá công chức phụ thuộc vào người đứng đầu cơ quan, có khi còn phụ thuộc vào cơ quan cấp trên nữa thì đánh giá công chức có phần khó khăn.

Muốn làm như vậy, phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế "xin - cho" trong các tổ chức nhà nước. Cơ chế "xin - cho" tạo ra sự phụ thuộc của cấp dưới - người phải xin vào cấp trên - người cho. Nếu người cho gây khó khăn thì cơ quan cấp dưới sẽ cực kỳ khó khăn trong mọi hoạt động. Vì vậy, cấp trên có chỉ thị xuống thì cấp dưới không thể không chấp hành, trong đó có cả việc đánh giá công chức.

Xóa cơ chế "xin - cho" bằng cách tạo ra cơ chế đơn vị tự chủ tài chính. Tôi biết đã có đơn vị thực hiện cơ chế này nhưng vẫn còn hình thức, các đơn vị chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước, nhất là trong xây dựng, mua sắm...  Nên làm cho các đơn vị có ít cán bộ, làm nhiều việc phải được đầu tư cao hơn đơn vị nhiều người nhưng làm ít việc. Hoàng Văn Thể, Thái Nguyên.

Cần thận trọng khi thực hiện

Một mô hình tuy không mới nhưng cũng không thể gọi là cũ. Tuy nhiên phải thật thận trọng một khi áp dụng mô hình này. Liệu có khách quan không và theo cơ chế tuyển dụng cũng như những tiêu cực đang diễn ra tại Việt Nam, nhất là trong hệ thống cơ quan ban ngành trực thuộc khối Nhà nước? vnsacc@...

Với cơ chế xét hoàn thành nhiệm vụ như hiện nay, việc áp dụng cơ chế này không khéo khiến lãnh đạo càng có cơ hội sa thải người lao động dễ dàng hơn trong khi việc đánh giá năng lực rất mơ hồ, chung chung. netbuon@...

Nên rút ngắn thời gian thử thách

Theo tôi, chỉ 1 năm công chức không hoàn thành nhiệm vụ là cho nghỉ luôn. Chỉ như thế mới có những cán bộ có tinh thần trách nhiệm và năng lực, chuyên môn tốt. Việc đánh giá cán bộ công chức cũng cần phải làm thế nào cho sát thực hơn. Với kiểu “con hát, mẹ khen hay” như nhiều cơ quan hiện nay thì chắc không có ai là không hoàn thành tốt nhiệm vụ, trừ khi ai đó không được lòng lãnh đạo thì mới "dính đòn”. Phạm Công Hoan, Lào Cai.

Tôi nghĩ công chức 2 năm không làm được việc mới buộc thôi việc là quá lâu. Với thời gian đó thì những công chức này cũng đã làm thiệt hại khá nhiều đến tiền của nhân dân rồi. Vậy tôi đề nghị Nhà nước rút ngắn thêm thời gian đánh giá công việc. Nguyễn Thành, Hà Nội.

Cho nghỉ việc luôn, không thuyên chuyển

Đất nước ta sẽ phát triển rất mạnh nếu như chúng ta làm tốt công việc này. Tôi nghĩ rằng người không có năng lực thì cho nghỉ việc luôn chứ không nên chuyển công tác. L­ương Ngọc Nhật Linh, Ban QLDA Phù Cát.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,