221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1028044
Người tài chỉ muốn đi trên đôi chân của mình!
1
Article
null
Người tài chỉ muốn đi trên đôi chân của mình!
,

 - Vì sao thảm đỏ đã trải mà người tài vẫn ra đi? Đơn giản là vì người tài chỉ muốn đi trên đôi chân của mình! Chẳng mấy ai quan tâm đến việc đi trên một tấm thảm đỏ (dù có là thảm Ba Tư đi nữa), điều người ta mong đợi là nó dẫn người ta đến đâu: Sướng hay khổ. Sướng thì ở, khổ thì đi. Đó là lẽ đời, như nước chảy vào chỗ trũng vậy.

 

Vì sao ra đi? vì sao ở lại?
Vì sao ra đi? vì sao ở lại?   Ảnh :AGNX9A-     R.G .B

 

Gần đây, bất kỳ ai theo dõi báo chí đều “bội thực” về các tin bài bình luận liên quan đến hiện tượng công chức, người tài “vì sao lại ra đi, vì sao không ở lại?”. Tôi cũng có đọc một số các bài viết của nhiều “tầng lớp” khác nhau và nhận thấy, hầu hết lời giải của các tác giả xoay quanh hai vấn đề: Tiền lương và môi trường làm việc. Quá đúng, phàm làm người sống trên đời, xét cho cùng, thì đều phải có “danh” hoặc “lợi”. Chí ít là một trong hai; cả hai đều không có thì luyến tiếc gì nữa!

 

 

Nhiều người đã đưa các kiến giải và giải pháp. Tôi thấy, cách lập luận của họ không sai, nhưng cũng không đúng vì cơ bản chỉ dám nói cái hiện tượng chứ không đi vào bản chất. Chữa bệnh mà chỉ chữa “triệu chứng” không chữa “căn” thì làm sao mà khỏi được!

 

Về cơ bản, người ta ra đi là để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, vật chất và tinh thần. Về vật chất, lương bổng của những người làm việc cho các công ty nước ngoài, hoặc tư nhân cao hơn mức lương trung bình của công chức từ 5 đến 10 lần. Về tinh thần, họ được trọng dụng, được tự do phát biểu, được phát huy cái riêng của mình, những cái mà dường như không có trong các cơ quan nhà nước, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Và một điều tối quan trọng, ra đi để không phải nói dối, dối bạn bè, đồng nghiệp hoặc chí ít là dối mình (đặc biệt là trong các cuộc họp hay kiểm điểm tổng kết cuối năm), điều mà trí thức không bao giờ muốn làm. Nhục lắm. Mà “Sỹ khả sát, bất khả nhục”.

 

Người viết bài này xin đưa ra một giải pháp duy nhất: Pháp quyền. Vâng, chỉ có thực hiện pháp quyền, tức pháp luật phải được thượng tôn, mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật, không ngoại lệ thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Bản chất con người, như Phật dạy là “tham, sân, si”, nên phải có pháp luật làm trung gian để “tham, sân, si” của anh không ảnh hưởng đến “tham, sân, si” của tôi. Khi đó, người ta không phải hô hào nhau làm việc có cái tâm, noi gương  học tập mà đơn giản là anh hãy làm theo pháp luật. Không có cái tâm nào, không có đạo đức nào cao hơn tuân thủ pháp luật!  

 

Sở dĩ, đặt vấn đề pháp quyền ở đây là vì, tôi thấy vấn đề của mọi vấn đề nằm ở đấy. Nếu pháp luật được thượng tôn, pháp quyền được thực hiện thì hiển nhiên người tài là những cầm cân nẩy mực rồi, càng tài càng được hưởng cao, cả vật chất lẫn tinh thần (danh và lợi, tức vừa có địa vị vừa có tiền).

 

Chân lý giản đơn nhất thường là vĩ đại nhất. Những người hiểu biết chắc chắn sẽ không dẫm lên tấm thảm hào nhoáng giả tạo khi biết rằng phía đầu bên kia của dải thảm là mọi chuyện lại bắt đầu lặp lại những trò đời chán ngắt sau những bình phong cao ngất.

 

Người tài ra đi là để tự cứu mình. Họ không đi trên thảm đỏ là vì họ muốn đi trên đôi chân của mình.

 

  • Thanh TrungQuang Trung, Quảng Ngãi, tringmqn@...
     

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
Trang trước Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,