221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1008396
Tuổi học trò nói tục, chửi thề: Trách nhiệm ai?
1
Article
null
Tuổi học trò nói tục, chửi thề: Trách nhiệm ai?
,

(VietNamNet) - Nói tục, chửi thề và hành xử theo kiểu "giang hồ" một cách "không biết ngượng" đang là hiện tượng phổ biến của một bộ phận học sinh. Liệu đây có phải là một vấn đề rất đáng báo động?

>>Teen Việt: Nói tục, chửi thề, hành xử giang hồ?


 Nhà trường, đoàn thể xã hội, phụ huynh cần phối hợp tổ chức tốt các hình thức giáo dục, có nội quy cụ thể về ngôn ngữ giao tiếp. Ảnh minh họa.
NKT .Hà Nội

Nếu chúng ta quan sát kĩ hơn sẽ thấy quả thực ngôn ngữ một bộ phận giới trẻ đang bị ô tục đi rất nhiều, các bạn nói một cách không ngượng ngùng, nó như những câu thường trực trên cửa miệng và như một thứ "gia vị" cho câu chuyện của các bạn. Những câu chuyện không thấy học hành, chỉ toàn yêu đương, mà độ tuổi các bạn việc học là trên hết. Đây là một vấn đề đáng báo động. Ngôn ngữ tiếng Việt mà cha ông ta bao công bồi đắp, gây dựng vô cùng giàu đẹp và trong sáng là vậy nhưng đã bị các em cố tình làm vấy bẩn và mất đi tính lành mạnh, thẩm mĩ.

 

Việc giáo dục về vấn đề này cần được nhà trường lưu tâm, không dung túng, cần có những buổi tọa đàm thiết thực về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cập đến vấn đề này một cách thẳng thắn, không những thế, việc này còn phải được quan tâm từ phía gia đinh, tức là cha mẹ có trách nhiệm giáo dục lời ăn tiếng nói của các em. Nếu chúng ta không quan tâm thích đáng đến việc này sớm thì hậu quả sẽ khôn lường.
 

Hoàng Văn Vương, Hà Nội, hoangvuong_2010@...
Văn hoá tuổi trẻ
Không chỉ có các bạn tuổi teen nói chuyện với nhau dùng những từ ngữ thô tục mà ngay cả các bạn sinh viên ở các trường ĐH cũng vậy. Họ mở miệng nói ra là nói bậy, những từ rất khó nghe. Tôi nghĩ, thật đáng hổ thẹn cho lớp trẻ chúng ta. Các bạn có thấy vậy không? Chúng ta phải làm gì? Chỉ đơn giản, mỗi người nên nghĩ trước khi nói, xin đừng văng tục, chỉ thế thôi sẽ tạo nên nét đẹp, văn minh trong cuộc sống.


Phạm Minh Sơn, Phan thiết, Bình Thuận, minhson709@...
Nên xem lại cách giáo dục đạo đức của học sinh
Theo tôi nghĩ, cách cư xử của học sinh ngày nay có một phần lớn trách nhiệm của xã hội. Bản thân các em khi ra đời nào biết từ "nói tục". Chính những câu nói của người lớn không chú ý để rồi các em nghe được và bắt chước là điều không tránh khỏi. Vì thế, theo tôi, mỗi người lớn trong xã hội phải có trách nhiệm về lời nói của mình để cho các em làm theo, nhất là cha mẹ, anh chị, những người mà các em tiếp xúc và học cách ứng xử. Ngoài ra, môi trường sống của các em cũng đang bị "ô nhiễm" về ngôn ngữ. Chúng ta hãy nhìn lại thử xem, bản thân mỗi chúng ta trong xã hội, lời ăn tiếng nói đã chú ý chưa? Theo tôi thấy, chính người lớn cũng không chú ý đến lời ăn tiếng nói của chính chúng ta. Các bạn hãy thử chú ý xem xã hội chúng ta bây giờ đi đâu cũng nghe các từ "đệm" đi kèm, vậy thì tại sao các em không "học hỏi, bắt chước" được. Mặc khác, các "nền văn hoá" đặc biệt là phim xã hội đen, bạo lực... những phim đó các em tìm kiếm rất dễ dàng, chỉ cần ra tiệm là có ngay hoặc mua của những nguời bán dạo, ai giúp các em quản lý những điều này? Do đó, theo tôi nghĩ, khi trách các em thì chính bản thân chúng ta nên tự hỏi, những người có trách nhiệm đã làm hết trách nhiệm chưa khi giáo dục cho các em các ngôn từ khi sử dụng và lối sống lành mạnh? 

Võ Chí Công, Nga Sơn, Thanh Hóa, vochicong_ngason@...
Một sự thật đang diễn ra trong một bộ phận học sinh hiện nay, các em nói tục và chửi bậy rất nhiều. Thực tế còn có những lời nói lố lăng hơn thế! Điều đáng quan tâm là giáo dục để học sinh nói năng, xử sự có văn hóa. Tôi nghĩ rằng, nếu các nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội, các bậc cha mẹ học sinh cùng phối hợp tổ chức tốt các hình thức giáo dục, có nội quy cụ thể về ngôn ngữ giao tiếp thì hiện tượng nói tục, chửi thề, hành xử giang hồ trong học sinh sẽ hạn chế đi rất nhiều. 

Lưu Thời Quân, khoinghiep050505@...
Tôi thực sự cảm thấy buồn với thực trạng hiện nay, học sinh nói bậy, chửi thề quá nhiều. Có lẽ hiện nay, nơi nói bậy, chửi thề nhiều hàng đầu là các trường học PTCS, PTTH ở Hà Nội. Có lẽ việc giáo dục đạo đức, lối sống không cần quân tâm để ý đến người khác ở thành thị đã ảnh hưởng đến vấn đề này. Ở các vùng quê, chỉ cần anh ta đối xử không tốt với anh, em hay bố mẹ là bị cả làng ghét và thể hiện rõ qua hành động, cách ứng xử, còn như ở Hà Nội, tôi thấy có lẽ người ta chủ yếu quan tâm đến lợi ích của bản thân, quan hệ với ai không quan trọng, quan trọng là họ đối xử với mình không xấu là được, gia đình hàng xóm chửi nhau cũng kệ họ - có liên quan gì đến mình đâu. Hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức có vẻ như không được coi trọng nhiều, các thầy cô giáo gần như chỉ là truyền đạt kiến thức chứ không chú ý đến giáo dục đạo đức.

 

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,