221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
894824
Giáo dục - Bức xúc của người dân gửi lên Thủ tướng
1
Article
null
Giáo dục - Bức xúc của người dân gửi lên Thủ tướng
,

(VietNamNet) -  Cùng với chống tham nhũng và cải cách hành chính, giáo dục là vấn đề bức xúc mà nhiều người dân muốn nói với Thủ tướng qua buổi đối thoại.

 

Phương pháp giáo dục bao giờ thay đổi?

 

Soạn: HA 1024675 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bao giờ chúng cháu mới hết bị thử nghiệm?

Cháu hiện đang là sinh viên năm thứ 2, ĐH Bách khoa Hà Nội. Cháu thấy chương trình đào tạo đại học bây giờ rất thiếu tính thực tiễn, chú trọng quá nhiều vào lý thuyết, còn phần thực hành thì quá ít, do đó, bọn cháu có rất ít kinh nghiệm khi làm việc. Cháu mong các bác lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện để chúng cháu được học tập tốt hơn trong những năm sau. Là một sinh viên ngành kĩ thuật, là người chủ tương lai của đất nước, chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ công ơn cha mẹ thầy cô và sự quan tâm lo lắng của Đảng và Nhà nước. (Nguyễn Vĩnh Dũng, ĐH Bách khoa Hà Nội)

 

Bao giờ chúng cháu mới hết bị thử nghiệm?

 

Chào bác! Năm nay cháu 18 tuổi nên câu hỏi không gì ngoài vấn đề giáo dục. Ngành giáo dục hiện nay đã lấy bọn cháu để tiến hành những thí điểm, thể nghiệm cải tiến chương trình dạy và học. Cứ mỗi năm lại có một thay đổi gọi là "thử nghiệm, cải tiến". Theo cháu, giáo dục là quốc sách thì phải cân nhắc kỹ lưỡng. Giáo dục có ảnh hướng rất lớn tới chúng cháu qua mỗi năm học, chứ đâu phải cứ thử, không được rồi bỏ.

 

Cháu đang học lớp 12. Hơn 11 năm qua, bọn cháu chỉ quen cách làm bài tự luận thì “thoắt cái” chỉ còn vài tháng nữa là thi ĐH thì Bộ GD-ĐT lại chuyển qua thi trắc nghiệm. Cả giáo viên và học sinh đều khó khăn trong việc thay đổi cách thức này. Còn hàng triệu những em nhỏ học sinh đang lúng túng trước những chương trình "cải cách". Mong bác Thủ tướng cho ý kiến ạ. (Lê Quốc Việt, Bình Dương)

Lương cho giáo viên hiện nay có hợp lý?

 

Tôi là một giảng viên đại học tại HN. Tốt nghiệp thủ khoa, tôi được giữ lại trường công tác đã được 8 năm, lương hiện nay là 1,4 triệu/tháng. Tôi chi 100.000 đồng tiền điện thoại cho công việc và gia đình, từ 800.000- 1.000.000 đồng cho thuê nhà, còn lại tôi phải chi cho ăn uống và đi lại. Như vậy, làm thế nào tôi có thể chuyên tâm vào công tác giảng dạy với mức lương hiện nay trong khi chúng ta đang chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục ĐH? Nhìn rộng ra, làm sao đội ngũ giáo viên có thể yên tâm lên lớp? Nếu không dạy thêm, đi làm bên ngoài chắc chắn không thể đảm bảo được đời sống của cá nhân và gia đình chưa nói đến chuyên tâm vào giảng dạy và đặc biệt là nghiên cứu phục vụ giảng dạy. Một phần những tiêu cực diễn ra trong giảng đường hiện nay cũng có thể bắt nguồn từ chính sách lương bổng không hợp lý. Thủ tướng có ý kiến gì về vấn đề này? (Nguyễn Thanh Phương, Hà Nội)

 

Tôi thấy ở địa phương tôi, giáo viên tiểu học dạy đã nhiều năm không được vào biên chế, lương tháng chỉ được 300-400 nghìn đồng. Số tiền này không chỉ đủ tiền xăng xe, đi lại với các giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa. Nếu gia đình có cả vợ chồng đều là giáo viên, có một con nhỏ thì được xếp vào diện hộ nghèo. Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo vấn đề này như thế nào? (Thanh Le, Anh Sơn, Nghệ An)

 

Đào tạo tại chức cần phải được chấn chỉnh

 

Với quan điểm xã hội hoá giáo dục, tôi cho rằng bất kỳ loại hình đào tạo nào cũng tốt. Song với hình thức đào tạo tại chức như hiện nay, tôi nghĩ cần phải chấn chỉnh lại. Chính phủ cần chỉ đạo Bộ GD-ĐT làm chặt chẽ với thi đầu vào và đầu ra của loại hình này.

 

Hơn nữa, những người đi học tại chức thường đã làm ở cơ quan nào đó và sử dụng ngân sách đi học. Bộ Nội vụ cần có những quy định chặt chẽ cho những đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước bố trí cán bộ đi học. (Thang, Huế, T_Q_Thang@yahoo.com)

Sắp tới có tăng học phí?

Cháu là một sinh viên năm đầu. Cháu được biết sẽ tăng học phí trong thời gian gần đây. Theo cháu hiểu, tăng học phí là để bớt gánh nặng cho nhà nước và để tăng chất lượng giáo dục. Nhưng làm như vậy có ngược không khi mà các nước tiên tiến tăng chất lượng giáo dục trước rồi mới tăng học phí?  

 

Việc tăng học phí bây giờ có nên hay chưa trong khi đời sống con em ở nông thôn rất khó khăn. Tăng học phí lên 450.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng coi như cắt đứt con đường học tập của các em. Nên có một cách thức nào đó để tạo cho các em có thể bước chân được đến giảng đường, tạo điều kiện cho các em có một cuộc sống tốt hơn trong những năm học ở đại học. Chính phủ có ý kiến về việc này như thế nào? (Phạm Quang Duy, quangduyktqd@yahoo.com.vn)

 

Mở các trường Đại học mới quá dễ dãi

Trong thời gian qua, tôi thấy việc cho phép mở/nâng cấp các trường đại học mới quá dễ dãi. Hầu như các đề án đưa lên, tìm cách vận động đều được phê duyệt. Dường như khâu thẩm định năng lực, điều kiện thực tế bị bỏ qua mà Bộ GD-ĐT (cơ quan tham mưu cho Chính phủ) chỉ căn cứ trên bản đề án. Thực tế là một số trường ra đời nhưng điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên rất nghèo nàn.

 

Ở một thành phố miền Trung, trong khi đội ngũ giảng viên các trường các trường công lập còn đang chưa đủ mạnh, cũng chính đội ngũ ấy sẽ chia sẻ cho các trường dân lập mới mở, thử hỏi các trường mới mở làm sao bảo đảm chất lượng? (Do Nhat, donhat76@yahoo.com)

Các bạn hãy đặt câu hỏi cho Thủ tướng tại đây:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,