221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
808882
Công bộc của dân phải hành xử theo luật
1
Article
null
Công bộc của dân phải hành xử theo luật
,

Báo cáo với Đảng là trách nhiệm đương nhiên của bất cứ Đảng viên nào, ở cương vị nào. Nhưng khi người đó còn đang giữ trọng trách của cơ quan Chính phủ thì bên cạnh việc tự giác hay phải báo cáo theo yêu cầu của tổ chức Đảng, quan chức đó còn có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật.

 

Soạn: AM 809979 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hội trường Quốc hội đột nhiên trở nên ồn ào vì những tiếng xì xào của các đại biểu bày tỏ sự không đồng tình khi Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh cho rằng cơ quan điều tra có quyền đề nghị cách xử lý của riêng mình trong vụ án có liên quan tới rất nhiều quan chức cấp cao của ngành dầu khí Việt Nam tại phiên chất vấn chiều ngày 14/6/2006.

 

Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ tiêu cực có liên quan tới nhiều quan chức cấp cao của ngành dầu khí đã phát hiện các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, xét những yếu tố như thái độ hợp tác tốt, tuổi cao, sức yếu, có công… của những quan chức này, cơ quan điều tra đã đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính. Theo Bộ trưởng Lê Hồng Anh, đó là “quyền đề nghị” của cơ quan điều tra, còn “quyền quyết định” là của cơ quan kiểm sát và tòa án.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã không bỏ qua chi tiết này. Ông lưu ý Bộ trưởng Lê Hồng Anh rằng “thái độ hợp tác tốt, tuổi cao, sức yếu, có công…” theo luật chỉ là những tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra đúng là có quyền của mình trong các đề nghị xử lý vụ việc, nhưng “quyền đề nghị” đó phải tuân theo pháp luật.

 

Gần đây, khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, nhiều quan chức chính phủ đã hay viện dẫn các văn bản, các kết luận của cơ quan Đảng để tránh né nói thẳng vào sự thật, tránh né đề cập tới các tình tiết cụ thể. Thậm chí không ít người còn viện dẫn tính chất “bảo mật” của vụ việc để không phải trả lời chi tiết với Quốc hội và thanh minh cho cách ứng xử không thượng tôn pháp luật của mình.

 

Báo cáo với Đảng là trách nhiệm đương nhiên của bất cứ Đảng viên nào, ở cương vị nào. Nhưng khi người đó còn đang giữ trọng trách của cơ quan Chính phủ thì bên cạnh việc tự giác hay phải báo cáo theo yêu cầu của tổ chức Đảng, quan chức đó còn có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật.

 

Cũng theo Bộ trưởng Lê Hồng Anh, quyền xử lý vụ ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người đã bỏ quên một chiếc va ly chứa nhiều phong bì đựng tiền trên một chuyến bay từ miền Trung ra Hà Nội,  thuộc về cơ quan quản lý ông Lâm. Hơn nữa, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận rồi nên cơ quan điều tra không thể tham gia.

 

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, vụ việc của ông Lâm cần phải được xử lý theo pháp luật, cơ quan điều tra cần chủ động tham gia chứ không thể thụ động. Các đại biểu còn dẫn chứng vụ trùm xã hội đen Năm Cam trước đây, nếu cơ quan điều tra không chủ động tham gia vào thì sẽ khó phanh phui đường dây tội ác quy mô lớn này ngay từ đầu.

 

Trong khi đó, đại biểu Lê Văn Cuông đưa ra vụ án 3 công nhân ở Bình Dương ăn cắp loa của công ty, công an thu hồi toàn bộ tài sản ăn cắp ngay trong ngày, lãnh đạo công ty cũng xin bãi nại cho công nhân của mình, nhưng công an vẫn áp dụng biện pháp tố tụng hình sự vì “giá trị tài sản phạm tội vượt quá 500.000 đồng”. Đại biểu này đặt vấn đề: “Phải chăng đối với quan chức thì ta xử nhẹ, còn đối với dân thì ta xử nặng?”.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khẳng định trong phiên họp sáng 15/6/2006: “Tôi phải nói thêm không thì oan cho Đảng. Đảng lãnh đạo, nên có yêu cầu báo cáo trong nội bộ Đảng. Nhưng báo cáo với Đảng không có nghĩa là không báo cáo với Chính phủ, với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Thủ trưởng cơ quan phải làm đúng theo luật pháp, tuân thủ các qui định của nhà nước. Về việc này phải rút kinh nghiệm, để biết thế nào là đúng sai, để lớn lên. Không bao giờ có tư tưởng chuyện của Đảng thì bí mật hơn chuyện của Nhà nước. Đảng không bao giờ dính vào những vụ việc này, đừng kéo Đảng vào. Đảng lãnh đạo chứ không làm thay Nhà nước”.

 

Công chức nhà nước cần phải am hiểu và luôn luôn hành xử công việc của mình theo tinh thần thượng tôn pháp luật một cách nghiêm ngặt trước khi cũng chính những người đó báo cáo cho tổ chức chính trị mà họ đang là thành viên. Một nhà nước pháp quyền, dân chủ  không cho phép họ hành xử theo kiểu ngược lại, chỉ báo cáo với Đảng, nhận chỉ thị, kết luận từ Đảng và chấm hết. Trong khi họ còn đang là công chức, công bộc làm việc cho chính quyền của dân.

 

  • Hữu Nguyên, Tp.Hồ Chí Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,