221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
915638
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Làm ngay từng đoạn?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Làm ngay từng đoạn?
,

(VietNamNet) - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Xuân Hồng cho rằng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam không nên chờ nghiên cứu hết các đoạn từ Hà Nội đến TP.HCM rồi mới triển khai xây dựng mà cần tiến hành làm từng đoạn ngay...

Ông Vũ Xuân Hồng - Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam (Ảnh: H.H)
Ông Vũ Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Ảnh: H.H)

Trao đổi với VietNamNet trưa 30/3/2007, ông Vũ Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GT-VT) cho biết, vừa ’’thừa uỷ nhiệm’’ của Bộ này tiếp nhận Báo cáo cuối cùng Nghiên cứu khả thi xây dựng mới đường sắt đôi điện khí hoá khổ 1.435mm khu đoạn Nha Trang - Sài Gòn thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Theo nhận định của Cục trưởng Hồng, Hàn Quốc là nước đi sau nhưng đã tổng hợp được kinh nghiệm xây dựng đường sắt cao tốc của nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật Bản... và kế thừa, phát huy tại nghiên cứu khả thi.

Theo tính toán của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), nếu xây dựng đường sắt cao tốc, đường đôi, điện khí hóa, khổ 1.435mm, với vận tốc 200km/h thì hành trình chạy tàu đoạn Nha Trang - Sài Gòn chỉ còn 2 tiếng đồng hồ, nếu chạy 300km/h thì mất 1 giờ 30 phút và mất 1 giờ 23 phút nếu chạy với tốc độ 350km/h.

Đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang - Sài Gòn này theo Báo cáo cuối cùng cũng rút ngắn được 46km so với tuyến hiện hữu (tuyến thiết kế mới 366km, tuyến cũ 412km). Dự toán tổng mức đầu tư cho mỗi phương án tuyến khác nhau song dao động trong khoảng 8,5 - 10 tỉ USD (kể cả giải phóng mặt bằng, dự phòng...).

Một tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng từ những năm 90 trên thế giới (Ảnh: autobah
Một tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng từ những năm 90 trên thế giới 
(Ảnh: autobahn-online.de)

Cục trưởng Hồng cũng cho biết, đoàn nghiên cứu gồm KOICA, Cục Đường sắt Việt Nam, Chungsuk Engineering CO. LTD, Korea Railroad Research Institute đã mất 18 tháng để hoàn tất dự án này. Phần hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Sau khi tiếp nhận dự án này vào hôm qua (30/3/2007), phía Hàn Quốc sẽ tiếp tục chuyển giao nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh kết thúc tại Hà Tĩnh (hợp phần 2) vào tháng 3/2008.

Theo Cục trưởng, không cần thiết phải chờ nghiên cứu hết các đoạn tuyến từ Hà Nội đến TP.HCM rồi mới bắt đầu tiến hành xây dựng đường sắt cao tốc này mà nên làm từng phần trước, vừa làm vừa học tập, rút kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ. Tất nhiên,  tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho toàn tuyến phải được thống nhất, như: nguồn điện, khổ đường...

Hiện, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản rất quan tâm và bày tỏ mong muốn góp vốn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam này, nhất là đoạn Nha Trang - Sài Gòn (kể trên) vì theo đánh giá chung - đây là đoạn khá bằng phẳng và... đông khách!

Đường sắt cao tốc là đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa, dành riêng cho các đoàn tàu khách chạy với tốc độ 200-350km/h, không tránh bất kỳ đoàn tàu nào, không có bất kỳ giao cắt đồng mức nào.

Mới đây Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GT-VT) đã đưa ra lộ trình thực hiện đường sắt cao tốc: Năm 2010 sẽ hoàn thành báo cáo khả thi; từ năm 2011- 2015 sẽ xây dựng khu đoạn Hà Nội - Vinh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang; năm 2020 sẽ hoàn thành toàn tuyến.

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,