221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
814511
Đường sắt cao tốc ở Việt Nam sẽ trở thành hiện thực
1
Article
null
Đường sắt cao tốc ở Việt Nam sẽ trở thành hiện thực
,

Theo tiến độ đề ra trong quy hoạch, muốn có mạng ĐSCT vào năm 2020, ngay bây giờ đã phải bắt tay xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM. Đây là dự án của quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng, môi trường và phát triển xã hội, cần phải được Quốc hội thông qua và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo

Soạn: AM 823299 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã nêu rõ: Ngoài tuyến đường sắt Thống nhất hiện có cần xây dựng thêm 1 tuyến đường đôi riêng biệt chạy tàu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435mm để giảm thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và có khả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế...

Trong báo cáo để Bộ GTVT trả lời cử tri, mới đây ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN cũng đã khẳng định điều này.

 Nếu như 5 năm trước, người ta còn hoài nghi rằng VN có nên xây dựng ĐSCT hay không thì đến thời điểm này, câu hỏi lớn nhất là vốn đầu tư. Xây dựng đường sắt cao tốc (ĐSCT) ở Việt Nam, một yêu cầu lớn Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đi lại tăng nhanh của người dân, đặc biệt giữa các khu đô thị lớn và vùng trọng điểm kinh tế. Mặt khác, mạng đường sắt xuyên Á sẽ nối thông đường sắt Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc làm gia tăng luồng khách liên vận đường sắt quốc tế. Điều đó là động lực để phát triển ĐSCT ở Việt Nam.

 Việc chuẩn bị cho ĐSCT của Việt Nam cần được tiến hành ngay từ bây giờ dưới sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Các chuyên gia đường sắt Việt Nam đang tiến hành các nghiên cứu đánh giá để chuẩn bị cho việc này.

 Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, công nghệ và trình độ quản lý của ngành Đường sắt cũng đạt được những tiến bộ đáng kể theo hướng: tăng độ an toàn, tin cậy của chuyển động, rút ngắn thời gian chạy tàu và nâng cao chất lượng phục vụ...

Một thành tựu nổi bật trong số đó là các tuyến và đoàn tàu ĐSCT. Thế giới phân loại ĐSCT như sau: dưới 120 km/gọi là đường sắt tốc độ thường. Từ 120 đến 160 km/h được gọi là đường sắt tốc độ vừa. Từ 160-200km/h gọi là đường sắt tốc độ cao, từ 200-350km/h được gọi là ĐSCT. Trên 350km/h gọi là đường sắt siêu tốc.

Căn cứ vào khái niệm trên, nghiên cứu thực tế ở VN, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường sắt (VRICCC) đã đưa ra kiến nghị: Mạng đường sắt cao tốc VN bao gồm tuyến ĐSCT và các tuyến đường sắt tốc độ cao. Trong đó:

Đường sắt Cao tốc  ĐSCT là đường đôi khổ 1435mm, điện khí hóa, dành riêng cho các đoàn tàu khách chạy với tốc độ 200-350km/h, không tránh bất kỳ đoàn tàu nào, không có bất kỳ giao cắt đồng mức nào.

Đường sắt tốc độ cao là đường đôi khổ 1435mm, điện khí hóa, có thể chạy tàu khách và tàu hàng, trong đó tàu khách chạy tốc độ 160-200km/h và tàu hàng từ 80-120km/h.

 Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, VRICCC đã đưa ra phương án xây dựng một tuyến ĐSCT duy nhất ở VN đó là tuyến Hà Nội- TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, tuyến cao tốc này sẽ xuất phát từ Hà Nội đi về phía Tây đường sắt hiện tại và Quốc lộ 1A, tới Phủ Lý tuyến đi tách khỏi tuyến đường sắt cũ qua khu vực Phố Cà thuộc địa phận Hà Nam, sau đó tuyến chạy song song với ranh giới tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định cho tới khi gặp tuyến đường sắt Thống nhất thì chuyển hướng tiếp tục chạy song song với tuyến đường sắt cũ và Quốc lộ 1A vào tới Thanh Hóa và TP Vinh.

 Mục tiêu xây dựng tuyến ĐSCT Bắc- Nam là tăng năng lực vận chuyển, rút ngắn hành trình chạy tàu Bắc-Nam, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách dẫn tới nâng cao tính cạnh tranh so với các phương tiện giao thông khác.

 Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, VRICCC cũng đưa ra khuyến cáo xây dựng mạng đường sắt tốc độ cao gồm 4 tuyến: Hà Nội- Đồng Đăng; Hà Nội-Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

 Sau năm 2020 có thể thêm một số tuyến như Hà Nội- Yên Bái, Hà Nội- Hạ Long và đường sắt Tây Nguyên được xây dựng mới dài khoảng 400km với quy mô đường đôi.

 Theo đó, việc lựa chọn mô hình xây dựng đường sắt cao tốc ở VN có 3 phương án: Xây dựng mới, cải tạo đường sắt hiện tại thành ĐSCT và xây mới kết hợp với cải tạo đường sắt hiện tại thành đường sắt cao tốc.

 Dự kiến từ năm 2005 đến 2015 xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng và tuyến tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Từ năm 2016 đến 2025 xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn và TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Dự kiến kinh phí đầu tư cho 1km đường sắt cao tốc là 20 triệu USD và 15 triệu USD cho 1 km đường sắt tốc độ cao.

 Căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư cho mạng đường sắt cao tốc là 603. 750 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2005-2015 là 285.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2025 là 318.750 tỷ đồng.

 Việc xây dựng mạng đường sắt cao tốc VN từ nay đến năm 2020 là rất cấp thiết, tạo tiền đề làm động lực phát triển kinh tế văn hóa - xã hội phục vụ kịp thời cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cho tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, chính trị, củng cố quốc phòng.

Soạn: AM 823315 gửi đến 996 để nhận ảnh này

 

Nếu như 5 năm trước, người ta còn hoài nghi rằng VN có nên xây dựng ĐSCT hay không thì đến thời điểm này, câu hỏi lớn nhất là làm như thế nào và lấy đâu ra tiền đầu tư.

 Chỉ riêng tuyến ĐSCT Hà Nội- TP.HCM đã tốn 40 tỉ USD, tương đương GDP của cả nước trong một năm. Đó là chưa kể sai số do khoảng cách từ dự toán đến thực tế. Theo ý kiến của Bộ Tài chính, nhu cầu đầu tư ĐSCT bình quân hằng năm lên đến hơn 30.000 tỉ đồng, bằng 38,2% mức chi đầu tư hằng năm trong khi vận tải đường sắt chỉ chiếm hơn 10% thị phần vận tải là không hợp lý. Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, Bộ GTVT phải lựa chọn một chính sách tạo vốn đầu tư khác thay vì trông chờ vào nguồn ODA. Lý do, một quốc gia khi có khả năng xây dựng ĐSCT thì sẽ bị hạn chế vay vốn ODA, vì nguồn vốn này chỉ ưu tiên cho nước kém phát triển.

Theo tiến độ đề ra trong quy hoạch, muốn có mạng ĐSCT vào năm 2020, ngay bây giờ đã phải bắt tay xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM. Đây là dự án của quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng, môi trường và phát triển xã hội, cần phải được Quốc hội thông qua và Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.

Mới đây Cục Đường sắt Việt Nam đã đưa ra lộ trình thực hiện đường sắt cao tốc: Năm 2010 sẽ hoàn thành báo cáo khả thi. Từ năm 2011- 2015 sẽ xây dựng khu đoạn Hà Nội- Vinh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, đến năm 2020 sẽ hoàn thành toàn tuyến.

 An Thanh
Dia chi: 95 Le Duan - Ha Noi
Email: anthanhvnv@yahoo.com

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,