221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1001220
Bộ Y tế trả viện phí cho bệnh nhân tiêu chảy cấp
1
Article
null
Bộ Y tế trả viện phí cho bệnh nhân tiêu chảy cấp
,

(VietNamNet) - "Từ khi nhập viện đến lúc ra viện, bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm không phải chi một khoản tiền nào. Bộ Y tế sẽ thanh toán trực tiếp các hóa đơn điều trị của bệnh viện", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (4/11).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu: "Dịch tiêu chảy cấp liên quan đến việc dùng thực phẩm không hợp vệ sinh".

Thưa Bộ trưởng, báo chí đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, Thủ tướng Chính phủ cũng không ít lần yêu cầu tăng cường kiểm tra chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng đến nay dịch tiêu chảy cấp đang lan ra khắp 10 tỉnh thành mà Bộ Y tế xác định là lan truyền theo nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh. Ông giải thích như thế nào về điều này? 

- Một trong ba việc trọng tâm khi tôi về làm Bộ trưởng Bộ Y tế đó là chủ động phòng chống các dịch bệnh...  Nhưng về dịch tiêu chảy cấp lần này, nguyên nhân là do các tác động, như ảnh hưởng thời tiết trên toàn cầu, Bắc cực tan băng, tầng ô zôn.v.v.... Ở trong nước thì do sau khi lũ lụt xảy ra ở nhiều địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa phát triền, là môi trường cho dịch bệnh lây lan. Do đó, "ăn chín uống sôi" là biện pháp quan trọng để đảm bảo vệ sinh ăn uống.

Nhưng trong số các địa phương phát hiện có các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn Tả chủ yếu là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng,Thái Bình... P.V) chứ không phải những vùng bị lũ lụt vừa qua?

- Dịch bệnh có nguyên nhân từ thiên tai, mưa lũ. Còn vi khuẩn gây mầm bệnh sống ở nhiều vùng, hễ thời tiết phù hợp là sẽ tạo điều kiện để trỗi dậy. Chúng tôi đang đi tìm khoanh vùng các ổ lớn...

Thưa Bộ trưởng, Thủ tướng đã đồng ý hỗ trợ chữa trị miễn phí cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nguy hiểm. Xin ông cho biết quy trình, thời gian và mức hỗ trợ. Bởi vì nhiều bệnh nhân do tiền viện phí cao, nên hễ dứt bệnh là họ ra viện. Và như thế có thể họ sẽ làm lây lan mầm bệnh ra ngoài cộng đồng?

- Do tính chất của bệnh tiêu chảy cấp, nên nếu bệnh nhân ra sớm khi mới vừa dứt bệnh sẽ có nguy cơ không kiểm soát được và có thể làm lan truyền mầm bệnh ra cộng đồng. Do đó, với những trường hợp các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy khuẩn Tả,  khi có dấu hiệu thuyên giảm, vẫn phải xét nghiệm cho kết quả 3 lần âm tính mới cho xuất viện.

Về việc miễn viện phí chữa trị,  Bộ Y tế đã đề nghị và đã được Thủ tướng đồng ý cho miễn viện phí với những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp. Nghĩa là, từ khi vào viện đến lúc ra viện, bệnh nhân không phải chi một khoản tiền nào. Bộ Y tế sẽ thanh toán trực tiếp các hóa đơn điều trị của bệnh viện.

Ngày 29/10 vừa qua, TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết đã có 11/14 quận huyện của thành phố Hà Nội đang xuất hiện bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Vậy, việc khoanh vùng dịch trên địa bàn HN sẽ được áp dụng như thế nào để ngăn ngừa nguy cơ lây lan?

- Hà Nội là nơi đã làm quyết liệt ngay sau khi phát hiện ra mầm dịch bệnh. Nếu ngày 2/11 phát hiện có 105 bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng thì đến chiều 3/11 chỉ còn 36 người.

Ngay khi phát hiện ra bệnh nhân đầu tiên là một cụ ông 73 tuổi ở xóm Chùa, thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng (Thanh Trì) nhập viện với biểu hiện tiêu chảy cấp, Sở Y tế HN đã tiến hành đưa 7 tạ Cloramin B sát khuẩn ao và nước cống ở khu vực Thanh Trì.

Khác với dịch SARR và H5N1 chưa tìm ra thuốc để chữa, thì bệnh tiêu chảy cấp, do con đường lây lan chủ yếu do ăn uống nên có thể ngăn chặn bằng cách ăn chín uống sôi.

  • Lê Nhung (ghi)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,