''Gái nhảy'' - giá trị tiền bạc hay... ?
15:08' 28/03/2003 (GMT+7)

(VietNamnet) - Từ lúc được công chiếu cho đến thời điểm này, bộ phim Gái nhảy của đạo diễn Lê Hoàng nhận được rất nhiều lời khen trên báo chí, nhưng khó hiểu thay, những lời khen đấy chủ yếu khen về... tiền. Quả thật, với doanh thu gần 5 tỷ đồng, bộ phim đã có số tiền bán vé kỷ lục đối với một bộ phim Việt Nam hiện đại. Nhưng nếu chỉ là "tiền" thì có nhiều cách kiếm tiền nhiều không kém mà lại không phải mang cái danh mà chúng ta thật khó xứng đáng: Đó là "làm nghệ thuật"!

Gái nhảy là một bộ phim có nhiều điều hấp dẫn công chúng và khiến cho công chúng có thể "truyền tai" nhau vào mua vé. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ ràng rằng những điều hấp dẫn không phải bao giờ cũng có chất nghệ thuật, ví như trò đánh bạc chẳng hạn, mặc dù luật pháp ngăn cấm nhưng nó hết sức hấp dẫn một số người. Gái nhảy đề cập đến một thế giới mà chỉ có giới trẻ "con nhà giàu" ham chơi mới hiểu nổi. Đạo diễn đã "hợp lý" hoá được tất cả những cảnh hở hang, những cảnh vuốt ve trai gái...

Nhưng nếu chỉ dùng bối cảnh ấy để "hợp lý" hoá các cảnh hở hang, dung tục trong phim thì chưa đủ. Hội đồng duyệt phim sẽ "tỉnh táo" nhận ra ngay. Và dù đạo diễn có giỏi phù phép thế nào thì những cảnh như vậy khó sống qua nổi những lưỡi kéo "thẩm mỹ". Để "lách" tiếp qua lưỡi kéo, mặc dù là một đạo diễn lão luyện trong nghề, có đủ kinh nghiệm và độ nhậy cảm không để bộ phim mắc những lỗi kỹ thuật sơ đẳng, Lê Hoàng đã kết phim bằng cách để Hạnh lên diễn thuyết dài dòng về căn bệnh AIDS. Một cảnh phim vụng về ngay cả đạo diễn mới vào nghề cũng... lắc

Nhưng có lẽ điều này đã khiến cho chủ đề và ý tưởng bộ phim được đánh "lận" và các nhà duyệt phim hiểu rằng đây là phim cổ động cho chương trình phòng chống bệnh AIDS. Đạo diễn quả có thành công. Nhưng chính ở cảnh  Lê Hoàng "đắc thắng" này ý tưởng nghệ thuật của bộ phim (vốn đã rất yểu) bị tiêu diệt hoàn toàn. Công chúng xem xong và tâm hồn nếu không bị khuấy đục thì cũng không biết giải quyết những vấn đề mới phát sinh như thế nào.

Bộ phim kéo dài với những cảnh hở hang, đau đớn, cực nhọc, mệt mỏi... của những cô gái nhẩy - những con người bị số phận đẩy đưa đến những công việc mà nhân phẩm của họ không được trân trọng. Tâm hồn người xem, xét theo tâm lý thông thường nhất, cũng gợi lên những sự phản đối, thương cảm và thậm chí đôi khi còn khinh bỉ nữa. Nhưng bộ phim không giúp công chúng "out" ra khỏi những cảm giác đấy. Nếu xét công dụng giải trí thì công chúng phải được gột sạch cảm giác ấy khi ra khỏi rạp. Nếu "bày đặt" xúc cảm nghệ thuật, thì từ những cảm giác trên, bộ phim phải "đưa" công chúng đến một "lối thoát" nào đó dù thanh cao hay tăm tối tuỳ theo ý định của bộ phim! Như vậy rõ ràng về mặt tâm lý nghệ thuật, bộ phim đã hoàn toàn thất bại. Cảnh cuối cùng của bộ phim không những không ăn nhập với toàn thể bộ phim mà còn "lửng lơ", không có bất kỳ một tác động nào với cả những xúc cảm dang dở của công chúng.

Do âm nhạc ngột ngạt, những cảnh hở hang tái diễn liên tục, và câu chuyện về những người phụ nữ bất hạnh nên công chúng cũng không bình phẩm gì về cách diễn xuất của các diễn viên, đặc biệt là Minh Thư trong vai Hạnh. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận rõ rằng, đây là một đề tài còn lạ với công chúng Việt Nam. Hầu hết mọi người thấy nhân vật ăn mặc hở hang, hành dộng lả lơi thì cho rằng đó là tâm lý, là lối sống của "gái nhảy" chứ họ không hiểu rằng có nhiều đối tượng xã hội cũng có tâm lý, hành động tương tự.

Vậy thì Gái nhảy đang ồn ào bởi gì vậy. Tiền mà.

Nhưng nếu Gái nhảy còn tạo ra được những xúc cảm nghệ thuật đích thực thì có lẽ tâm hồn của công chúng hiện đại sẽ có được những hứng khởi thật say mê, thật nồng nhiệt.

  • Nguyễn Quỳnh

LTS: Sau bài viết của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, toà soạn VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều ý kiến, bài viết của những người quan tâm đến điện ảnh Việt Nam. Chúng tôi giới thiệu bài viết trên như một trong các ý kiến của độc giả, đồng thời mong tiếp tục nhận được những ý kiến khác

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Về sự ăn khách của bộ phim "Gái nhảy" (26/03/2003)
Bài 5: Đạo diễn không chỉ cầm và chia tiền? (19/03/2003)
Pierce Brosnan làm mới mình (19/03/2003)
'Lưới trời' và 'Của rơi' tìm cách thu hút công chúng (19/03/2003)
Bài 4: Lý luận điện ảnh - Xin ảnh và nhả... tơ (15/03/2003)
Bài 3: Trăm sự tại nỗi "trường quay" (13/03/2003)
Lần đầu tiên, phim dài tập Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ (12/03/2003)
Bài 2: Kịch bản - Khi nức nở! Khi chũm choẹ! (12/03/2003)
Quang Hải và những dự định mới (23/02/2003)
''Phim hay không chỉ phụ thuộc vào kinh phí'' (21/02/2003)
''Phim tài liệu đã bám chắc vào hiện thực hơn'' (20/02/2003)
"Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" đã hoàn thành phần quay tại Việt Nam (19/02/2003)
Chủ bút Hello! xin lỗi gia đình gia đình Michael Douglas (18/02/2003)
Phim mới: ''Chuyện dưới tán lá rợp'' (18/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang