Danh hài Đức Hải: ''Vỡ nợ''... cười
09:40' 06/10/2003 (GMT+7)
Nghệ sĩ hài Đức Hải.

''Tiếng cười phải luôn cộng hưởng giữa khán giả và người diễn. Tôi từng đi một số nước châu Âu và thấy rằng khi người ta có trình độ dân trí cao, tiếng cười cũng chất lượng hơn. Dân trí thấp, tiếng cười thấp'' - Danh hài Đức Hải tâm sự.

-
Truyền hình cuối tuần thời gian qua thường xuyên có mặt Đức Hải, diễn tung toé cả lên. Mảng miếng đầy chất đàn bà?

- Phải nói là những vai đàn bà lăng loàn. 

- Phải chăng Đức Hải... làm vợ tốt hơn làm chồng?

- Nói thật là khả năng trở thành đàn bà thực sự tôi không thể có nổi. Đẻ thì chẳng đẻ được, mồi chài đàn ông cũng chẳng xong, những đường cong cơ bản thì chịu. Nhưng mà vẫn bị đau bụng vì nói... bậy đấy. Nói những điều mình không suy nghĩ là nhói lòng. Đời phải đâu mỗi lần thất bại cứ ré lên là vui được.

- Có người nói anh thường ''tròn'' khi là giảng viên ở trường, ''méo'' trên tivi, phản ứng của anh ra sao?

- Nếu mình thủ thế, chẳng làm gì được đâu, cũng chẳng làm ai để ý đến mình nổi. Bản chất nghệ sĩ là để nổi tiếng, nhưng phải nổi tiếng hợp lý. Nhiều vai trên tivi hơi quá đà, tôi cũng biết, nhưng còn do hoàn cảnh, đâu chỉ do mình quyết định? Gây cười mà có khi chuốc lấy bất hạnh. Nhiều khi nghĩ tại sao làm người đời vui mà khổ thế? Có những lúc mình sơ suất, lại thiếu sự vị tha từ khán giả... 

- Theo anh, kỹ năng điều chỉnh của nghệ sĩ hài đích thực là gì?

- Hạn chế bớt mình. Kể cả xuất hiện. Tính thận trọng cao lên. Đồng thời nghĩ đến những công trình quy mô hơn. Ví dụ, tôi đang ôm ấp ý tưởng làm về trẻ em đường phố, những người kém may mắn, các cụ phụ lão, cựu chiến binh. Xin giữ bí mật kẻo ai đó chiếm dụng vốn.

- Anh nghĩ sao khi cười giễu về những khuyết tật trong tâm hồn của người đời?

- Khuyết tật của con người là xoi mói vào cái ác, thích và có cảm hứng từ cái xấu thì đó cũng chính là cái ác của con người. Xung quanh mình tốt xấu lẫn lộn. Báo chí khi quá tải những tin xấu, tin giật gân tạo một thói quen sa đà vào cái ác cho độc giả, mở báo là đọc ngay mục "cướp, giết, hiếp". Nghệ sĩ cũng vậy, phải biết pha chế thuốc giễu đúng độ.

- Thế còn việc người đời ngày càng khó cười hơn?

- À, thì mình đưa ra những tình huống để nghiệm lại mình, song khán giả khi xem xong lại giật mình, hoá ra họ... cười nhạo họ.

- Anh nghĩ sao khi người ta làm hài túi bụi?

- Ai trong chúng ta không muốn đi tìm niềm vui? Việc những NSND, NSƯT lao vào làm hài, rồi sẽ đến lúc họ dừng guồng quay để đúc kết một điều gì đó.

- Còn nguyên tắc của anh?

- Phải biết yêu mình thì mới yêu nổi người khác. Bản thân mình chưa hiểu mình, thì làm sao hiểu người xung quanh? Vậy tại sao cứ dằn vặt mình?

(Theo Lao Động) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khuynh hướng thích mua đĩa ''xịn'' đang quay lại (06/10/2003)
Dido đột phá với "Life For Rent" (04/10/2003)
Liên hoan ảnh nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc (04/10/2003)
Lễ hội tiếng Nhật tại Hà Nội (04/10/2003)
Ngày hội VH - TT các dân tộc Tây Bắc lần thứ VIII (03/10/2003)
NS Trần Thị Thu Hương sẽ tham dự thi Accordeon Quốc tế (03/10/2003)
Mekong Festival 2003: "Đất phương Nam" vẫy gọi (03/10/2003)
Cơ hội khám phá văn hoá ẩm thực Nhật Bản (03/10/2003)
Đề nghị công nhận múa rối dân gian là di sản văn hoá thế giới (03/11/2003)
Ranh giới giữa nói dối và giả dối (03/10/2003)
Tìm lại hình ảnh người Hà Nội trong văn học nghệ thuật (02/10/2003)
Sôi động ''Tháng Đức tại Việt Nam'' (02/10/2003)
Khai mạc Mekong Festival 2003 (02/10/2003)
Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên đường đi sân bay Nội Bài (02/10/2003)
Câu chuyện 'chết non' của ca khúc (02/10/2003)
Tro ve dau trang