,
221
781
Ký sự nhân vật
nhanvat
/psks/nhanvat/
939042
Ông Đại tướng là... "tướng con dân"
1
Article
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
,

Ông Đại tướng là... 'tướng con dân'

Cập nhật lúc 08:45, Thứ Ba, 05/06/2007 (GMT+7)
,

Ông là một người công an nhân dân đúng nghĩa, có lẽ là do suốt đời làm người cán bộ được dân che chở, sống trong dân, cho nên gắn với dân là một điều tự nhiên ở ông, không rõ tự bao giờ.

>> Người khơi nguồn giao thương
>> Ông Chủ tịch TP và những lần đối thoại "thẳng thắn"

>> Người lãnh đạo dám "liều" vì dân
>> Tướng Mai Chí Thọ qua lời kể của thiếu tá Hai Liêm
>> Mai Chí Thọ - Vị Tướng nhiều trăn trở
>> Vĩnh biệt Đại tướng Mai Chí Thọ

Gắn với dân là điều tự nhiên

 

Anh Long, thư ký của ông thời kỳ ông làm Bộ trưởng Công an nhớ lại:

 

Ông không như người khác cũng quý trọng dân nhưng lại sợ tiếp dân, phải đối đầu với những yêu cầu cụ thể phức tạp, liên quan nhiều nơi. Còn ông thì khác, ông muốn nghe. Có vụ nào dân kéo lên khiếu nại, cán bộ bảo vệ muốn ngăn, ông bảo mở cổng lớn ra cho dân vào để ông tiếp. Có một vụ liên quan tín dụng dân cũng thắc mắc kéo đến tận nhà. Ông bảo: Cậu Long mở cổng ra, xếp ghế để bà con vào.

 

d
Đại tướng Mai Chí Thọ và đồng chí Nguyễn Thanh Liêm. Ảnh Minh Cường.

 

“Trong công tác cán bộ, có trường hợp đề bạt không đúng nguyên tắc, tôi nói ý kiến không đồng tình, ông bảo: Nếu đúng như thế, cậu kiên quyết, tôi dứt khoát ủng hộ cậu. Mình cần những người giúp việc dám làm như thế.

 

Thời kỳ tiễn ông rời chức vụ, ông hỏi cậu cần gì giúp đỡ không để ông giúp lúc chưa về nghỉ, tôi bảo không. Ông khuyên: Cậu phải làm công tác cán bộ, về làm bảo vệ chính trị nội bộ phải cầm cân chuẩn xác, có những việc kiên quyết, nhưng có việc phải xem xét tình, lý. Thí dụ, anh em có sai phạm, có quy chế cả rồi, phải xem xét kỹ vấn đề lịch sử, bởi chưa có nhiều nơi nào như hoàn cảnh nước ta, một gia đình đấy, mà có khi ở hai chiến tuyến, phải cân nhắc kỹ càng.

Ông còn dặn: Phải đuổi ngay những kẻ thoái hóa biến chất ra khỏi đội ngũ. Ngẫm lại lời khuyên, suy nghĩ và hành động của ông, tôi thấy ông đi trước thời cuộc, rất sáng suốt. Thí dụ như vấn đề cơ sở, an ninh cơ sở, giải quyết vững tổ chức ngay từ công an xã, nếu cần bổ sung người của huyện xuống. Đó là một quyết định mãi sau này nhìn lại thấy rất đúng. Lúc ông nhận trách nhiệm Bộ trưởng Công an, lúc đó không còn Cục Phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc, ông bắt đầu khôi phục lại.

 

Ông ví những kẻ xấu phá hoại an ninh mà gặp phải lực lượng nhân dân thì chẳng khác nào một con chim ác bay muốn đậu xuống chỗ nào cũng có súng thì thế nào nó cũng chết. Đó là kinh nghiệm xương máu thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã không để lọt một toán gián điệp biệt kích nào.

Tôi thường đi theo ông các đợt công tác, khi thì Sông Bé, Bình Dương, lúc Buôn Mê Thuột, đúng là bao giờ ông cũng xuống xã, huyện rồi mới lên tỉnh.

 

Một lần, tôi nhớ chúng tôi về xã Nam Vân, quê hương ông. Ông hỏi bà con kỹ lắm, không phải chỉ là tình hình đời sống bà con thế nào, mà ông hỏi: Con đi học thì tốn bao nhiêu cân thóc, một bộ sách giáo khoa hết bao nhiêu thóc. Các chế độ chính sách ra sao, có bắt dân đóng góp nhiều không, xây dựng trường sở thế nào, vì sao trường học ở Hà Nam Ninh đạt kết quả tốt nhất.

 

Về Hải Hậu, ông vào thẳng nhà thờ, xem tình hình dột nát của các nhà thờ, mời tất cả các cha lên tỉnh để gặp mặt, trò chuyện với ông những gì cần. Ông nhắc lại Bác Hồ đối với đạo như thế nào, các cha đạo cần phải ủng hộ ý kiến người dân.

Thời kỳ chiến tranh, bom đánh cả nhà thờ dột nát. Lúc đó cả nước chiến đấu, ít ai nghĩ đến tu sửa nhà thờ. Nhưng ông đã đi trước một chút: Ông đồng ý cho tu sửa nhà thờ Ninh Bình. Nhiều người nói chưa có chủ trương, và những nơi bom Mỹ đánh phá nhà thờ phải giữ làm chứng tích chiến tranh. Ông bảo chỗ nào nó đánh nhà thờ, nên xây bia lưu giữ tội ác ở đó, còn nhà thờ là nơi sinh hoạt thờ phụng tôn giáo cảu bà con, phải có chỗ cho bà con đi lễ, xây sửa lại không vấn đề gì.

 

Những vấn đề ấy bây goờ nói nghe bình thường, lúc đó chưa có chủ trương, và nghe có vẻ không hợp. Nhưng ông bảo hợp lòng dân, nguyện vọng chính đáng cần tôn trọng, giúp đỡ.

 

Một đặc điểm khi đi công tác là ông hay vào kiểm tra tình hình các nhà tù. Sang thăm nước bạn Cuba, ông cũng thăm các cơ quan tình báo, vào nhà tù xem người ta làm ra sao.

Lúc bước vào sân nhà tù, chúng tôi thấy micro vang tiếng nhạc, tù nhân đang tập thể dục. Có những tù nhân tay đeo cả vòng vàng. Ông phấn khởi lắm, nói vui: Đây trại giam chứ cậu? Phòng khám bệnh ở nhà tù to lớn, sạch đẹp hơn cả bệnh viện bình thường của ta. Có cả hội trường, ông được gặp cả tù nhân. Ông bảo: Phải học tập bạn.

 

Về chuyện tình nghĩa, ông có nhiều chuyện cảm động. Một vị Bộ trưởng Lào nhận ông là anh của mình. Xin cho nhận là anh để chỉ bảo cho. Một vị Bộ trưởng Campuchia gia đình 18 người bị Khmer đỏ giết, cũng xin nhận ông là anh.

 

Ông bảo tôi làm sao xin thành phố cấp cho Mười Lù một căn nhà, vì cậu sống khổ quá. Lúc Mười Lù mất rồi, Tết đến ông sang nhà gọi lũ con nít hỏi xem hồi ba nó sống, ba lì xì bao nhiêu. Nay ông thay mặt cha nó, Tết sang lì xì cho từng đứa như hồi cha còn sống. Ông chăm sóc việc chúng học hành, xin công ăn việc làm”.

 

Trong tài liệu do ông viết về Đổi mới toàn diện công tác công an nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 6 vào năm 1990, những quan điểm đổi mới rất sâu sắc.

 

Người công an nhân dân đúng nghĩa

 

“Đường lối của chúng ta là đường lối công an nhân dân”. “Chuyên môn của chúng ta là chuyên môn công an nhân dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân và phục vụ nhân dân vô điều kiện, từ đó mà giác ngộ nhân dân, vận động nhân dân tham gia đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác, giữ gìn an ninh, trật tự. Đó là lý tường và hành động cách mạng của chúng ta.”

 

Ông chỉ ra thực trạng nói mà chưa thật sự hiểu: “Lấy dân làm gốc” nhưng nhiều người không hiểu tâm trạng, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

 

Vì sao còn những sai lầm không thấy rõ âm mưu chia rẽ thâm độc của kẻ thù nên đã qui định đối tượng sưu tra quá rộng, không phù hợp với thực tế Việt Nam? Những sai sót như nặng về trừng trị, nhẹ phòng ngừa xã hội. Vừa ôm đồm, bao biện, vừa đơn độc. Đó là những sai lầm được “nhìn thẳng vào sự thật” khi chưa thật thấm nhuần công an nhân dân.

 

Ông cho rằng phải thật rõ ràng trong quan niệm đổi mới trong công tác công an, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ. Nếu chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổi mới về văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phòng thì sẽ cản trở quá trình đổi mới kinh tế.

 

Ông cũng nhấn mạnh đường lối công an nhân dân của Đảng: “Chúng ta cần khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát rằng: Công tác chủ yếu của công an là vận động và tổ chức quần chúng hình thành trận địa an ninh, trật tự ở cơ sở…”, đừng đề cao công tác nghiệp vụ công an như là cái gì thần bí đến mức cô lập nó, làm cho nó mất đi sức mạnh của quần chúng.

 

Theo ông, không phải chỉ giàu có mới thể hiện được tính lý tưởng và sự ưu việt của chế độ xã hội, không phải giàu có mới có đạo đức. Khi nói chuyện với lực lượng công an đang làm công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân, ông nêu rõ trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang. Đầu vào là một tội phạm nhưng đầu ra phải là một công dân có ích cho xã hội và coi đó là chứng minh tính ưu việt của xã hội. “Bằng công tác thiết thực của mình các đồng chí đang góp phần vào cuộc đấu tranh sống còn của chủ

Ông mong muốn làm sao cho đời sống vật chất tinh thần của phạm nhân ngày càng được cải thiện, tư tưởng ngày càng được tiến bộ... và quá trình cải tạo phạm nhân cũng chính là quá trình rèn luyện, cải tạo bản thân chúng ta..."

Thời kỳ ông làm Bộ trưởng Công an, người dân còn nhắc một số chính sách được cởi mở, thì dụ việc bỏ các trạm canh gác dọc đường, ngăn sông cấm chợ. Bỏ đi là dỡ được một hàng rào cho nhân dâ. Có thời công an quản lý cả cái xe đạp, xe đạp cũng có biển số, "thắt ngặt người dân quá trời" - như lời ông nói vui.

Dựa vào đường lối của Đảng, Bộ Công an lúc đó đã giải quyết rất nhiều vấn đề như thế. Ông giải thích: "Tôi viết đổi mới ngành công an có trích lời đồng chí Lê Duẩn. Đại ý đồng chí nói với đồng bào theo đạo mà ngày đêm ngay ngáy lo đạo bị dẹp bỏ thì còn gì là hạnh phúc của nhân dân. Đi xuống địa phương, về xã trước, mình vừa làm việc với xã, phường, vừa trực tiếp nhìn thấy trụ sở người ta ăn, ở, tác phong công tác và tình hình.

Khi chúng tôi kéo tỉnh đi xuống làm việc cùng để có cái nhìn toàn diện. Vì sao tôi hay đi chợ? Có nhiều ấn tượng khó quên. Tôi quen sống ở miền Nam nhiều năm, không có cảnh mùa lạnh gió thổi cắt da cắt thịt, trời không u ám màu chì, lúc nào cũng nắng tràn trề nên thấy các chợ của miền Bắc rất ấn tượng. Con người chen chúc, ăn mặc nâu sồng xám xịt, ai cũng âu lo, chẳng hề thấy một nét rạng rỡ. Trời xám, mặt người xám xịt, quần áo xám nâu đen. Chỉ có một gam màu xám.

Tôi thường nói với anh em: Mình phải đi với con mắt người làm chủ, mình là ông chủ, phải quan tâm, nhận xét. Đi xe thì ngó xem vỉa hè ra sao, người đi lại trên đường, nơi ăn chốn ở, buôn bán. Xem làm cái vỉa hè đổ đá cát lênh láng, đi qua lại phải biết nóng ruột. Nếu chỉ có con mắt thờ ơ, không quan tâm, không cảm xúc thì không thể là người lãnh đạo. Khi tôi là ông Chủ tịch đi, thấy cái gì cũng đụng công việc của mình, không phải trên bàn giấy mà ở vỉa hè, ở giao thông và việc quản lý mọi mặt trong xã hội".

Ở trong nước, ông đi hầu hết các trại cải tạo. "Có những mặt tốt. Xây dựng nhà cửa, trang trại khá quy mô. Miền Nam mới giải phóng, hình thành sau, ngân quỹ eo hẹp hơn, có thời kỳ khó khăn, đồng bạc mất giá. Nhưng cũng phải nói nhận xét này: Nhiều người lãnh đạo trại cải tạo như ông lãnh chúa khu vực. Quyền hành khỏi nói rồi. Ăn uống đãi đằng tôi biết họ đâu có bỏ tiền túi. Tiền của lao động tội nhân thôi. Tôi nghĩ vậy khi được đón tiếp. Thực lòng tôi không muốn ăn uống, có ngon gì trong khi mình nghĩ thế mà không nói ra.

Gà, vịt, heo, rượu chè không thiếu thứ gì. Còn về tội nhân thì cũng tuỳ trại. Có trại cải thiện được, sức khỏe tội nhân tương đối tốt, tôi vô trại, thăm nơi ăn chốn ở, cầu tiêu, nơi biệt giam coi cách sống cuả họ.

Một lần tôi nhớ đến một trại giam ở miền Bắc. Xuống tận nơi tù nhân xếp hàng. Tôi thấy có một phụ nữ có tuổi đứng trong hàng, bèn đến hỏi chị bị tội gì. Bà nói gay gắt: Tôi tội gì à? Tôi có tội mới ở đây. Rồi bà la lối như sắp gào khóc: Tôi đã chịu hình phạt, hết hạn án tù rồi, không cho tôi ra. Tôi liền hỏi giám thị trại giam vì sao, thì được trả lời là: bà già này vô gia cư, không có nơi nào để về.

Nghe giải thích thế, bà lại la dữ dội: Cứ phải cho tôi ra. Tôi ra khỏi đây, chết ngay ở ngoài cửa cũng được. Tôi liền nghiêm khắc nhắc nhở cán bộ của trại: bả nói đúng. Tại sao các đồng chí làm việc vi phạm luật pháp như vậy. Có hiểu câu nhất nhật tại tù không? Phải thả bà ra ngay".

Chính từ thực tế mà vị Bộ trưởng sâu sát, có tấm lòng, đã giúp ông viết tác phẩm đổi mới ngành công an. Ông nhớ, thậm chí tham dự các hội nghị Bộ Chính trị mà ông có khi nào thấy vắng được để đi địa phương, ông cũng đi. Có đồng chí lãnh đạo hỏi ông sao bỏ hội nghị, ông bảo "Tôi đâu có bỏ hết. Nhưng vì sống nhiều năm ở miền Nam đến lúc làm Bộ trưởng mới ra, nếu không đi nhiều, không biết rõ tình hình miền Bắc, Trung. Nếu không đi không sát, không thể đóng góp tốt cho công việc. Không đi không hiểu đất nước, tôi sẽ không làm tròn nhiệm vụ Bộ trưởng. Nếu bắt ngồi họp, không hiểu tình hình, thì cũng không đóng góp được gì."

Ông bảo nếu ông có được vốn liếng hiểu biết cuộc sống, con người và có đóng góp là do tất cả quá trình sống đó tích lũy được. Thời kỳ làm Bộ trưởng, ông đi đến tất cả các tỉnh thành, trong cả nước theo  kiểu đó. Chính vì lăn lộn trong kháng chiến hết chống Pháp rồi chống Mỹ, khi giải phóng làm Chủ tịch TP, Giám đốc Công an, rồi Uỷ viên Bộ Chính trị, những hiểu biết của ông rộng ra các lĩnh vực.

Làm việc với các Tỉnh uỷ, ông có thể góp ý về công an tỉnh, công an chung và đóng góp được cả mặt kinh tế. Chính trị chứ không phải chỉ riêng về an ninh xã hội. Các mặt này quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau.

Ông nói: Đối với tôi, chức vụ nào tôi cũng chẳng quan tâm. Ăn thua là ở giá trị, chất lượng công việc, mình có xứng đáng không. Dù làm chức vụ cao mà không xứng đáng thì cũng chẳng có giá trị. Hồi được phong tướng tôi cũng xin không phong. Đã làm Uỷ viên Bộ Chính trị là danh dự lớn rồi, Đại tướng cũng thế thôi. Chức tước mà có chuyện so bì thì chẳng ra gì. Ông làm bài thơ "Phong tướng" để đọc cho bạn bè chơi:

"Tớ nghe phong tướng tớ không ham.

Giá trị đâu do chỉ cấp, hàm.

Tị nạnh so bì sao chán thế.

Phải đâu bán tước với mua quan.

Vận tướng công thành vạn cốt khô.

Núi sông xương máu dựng cơ đồ

Đồng bào chiến sỹ hi sinh thế.

Quan bé quan to nhớ nhớ cho".

Lâu lâu có ai hỏi, đọc chơi! Nghe qua rồi bỏ...

  • Đức Tòan (Theo sách Mai Chí Thọ - tướng con dân)
,

Tin khác

Tin khác của 'Ký sự nhân vật'

,
,