221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1278726
Nghiến răng chịu "chỉ mặt", "ăn tát" để có quyền đào quặng?
1
Article
null
Bài 7:
Nghiến răng chịu 'chỉ mặt', 'ăn tát' để có quyền đào quặng?
,

- Thâm nhập vào thế giới của dân khai thác khoáng sản tại Cao Bằng, chúng tôi được nghe những câu chuyện về mánh khóe, thủ đoạn của dân làm “mỏ sạch” (mỏ có giấy phép khai khoáng do UBND tỉnh cấp) trong việc “ăn cướp” của nhau.

Bài 1: Nín thở theo chân ngựa thồ quặng lậu vượt biên
Bài 2: Xâm nhập chợ quặng lậu vùng biên
Bài 3: Những vùng đất chết khi chưa kịp... "sống"
Bài 4: "Tùng xẻo" cả đất nông nghiệp để đào vàng
Bài 5: Tiết lộ động trời chuyện "chạy" dự án ở Cao Bằng
Bài 6: Quyết tâm "xẻ thịt" cả "Đà Lạt của vùng Đông Bắc"

Clip 1: Trắng đêm theo ngựa thồ quặng lậu vượt biên
Clip 2: Chợ quặng lậu "hiên ngang" họp giữa ban ngày
Clip 3: Đi qua những "vùng đất chết" miệt biên viễn

Bất ngờ hơn, từ chính những người làm “mỏ sạch” này cho biết, để có giấy phép khai khoáng, phải mất cho những người có chức quyền “một ngón tay” (100 triệu đồng) hoặc “một cái tát” (500 triệu) tùy theo trữ lượng và giá trị của khoáng sản xin khai thác (?). Đây là những câu chuyện chúng tôi nghe được từ người trong cuộc, để chứng minh cần có các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

“Ăn cướp” giữa ban ngày

Trong thời gian theo chân một chủ mỏ vào Nguyên Bình thực tế, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện từ chính những người trong cuộc. Theo đó, để có một giấy phép khai thác khoáng sản, chủ đầu tư phải “bôi trơn” theo những khung giá đã được quy ước ngầm.

Theo ngôn ngữ của dân làm quặng, để “chạy” một giấy phép khai thác mỏ, họ phải chung chi vài trăm triệu tới một tỷ đồng để bôi trơn các “cửa”. Đối với những mỏ muốn gia hạn thêm thời gian khai thác phải mất “vài ba ngón tay” (vài ba trăm triệu). Những mỏ xin cấp mới phải chung chi “một cái tát”, “một bàn tay” (tương đương 500 triệu đồng) hoặc nhiều hơn thế (?).

Cha con Nguyễn Văn Minh, một chủ khai thác quặng (tên nhân vật đã thay đổi) có thâm niên khai thác quặng tại Nguyên Bình hơn chục năm nay. Thời gian trước, công ty của cha con Minh “đánh” mỏ quặng lớn nhất ở giữa thị trấn T.T, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá quy mô tại khai trường này.

Tuy nhiên, sau 2 năm khai thác hết thời hạn, cha con Minh phải trả lại mỏ để một doanh nghiệp (DN) khác vào thế chân.

Trong vài năm trở lại đây, Cao Bằng chủ trương “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế và lấy công nghiệp khai khoáng – chế biến khoáng sản làm… mũi nhọn. Điều này đã mở cửa để nhiều DN khai thác khoáng sản “nhảy” vào Cao Bằng, sau đó “đánh thẳng” vào Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Hòa An, Thạch An – những huyện giàu tài nguyên khoáng sản.

Chính vì thế, mảnh đất màu mỡ ngày càng trở nên chật hẹp. Để rồi, những quyết định phê duyệt giấy phép cho các dự án khai khoáng được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng phê duyệt một cách “ào ào” đã khiến chính họ phải đau đầu trong việc giải quyết những hậu quả do những quyết định cấp phép ấy gây ra.

Theo thông tin của giới làm quặng, vì “miếng bánh” Nguyên Bình có quá nhiều DN “nhòm ngó”, những phần “ngon” nhất lại bị các “đại gia” tranh đoạt nên những đơn vị nhỏ lẻ hơn bị “bật bãi”, phải “ngoi” sang “ăn tạp” khai thác cả đá trắng, cao lanh… dù trước đấy, những mỏ này không mấy ai nhòm ngó vì lợi nhuận không nhiều.

Mô tả ảnh.

Thời gian gần đây, khi mà "miếng bánh" béo bở về quặng đều nằm trong tay các đại gia thì những DN vừa và nhỏ buộc phải tìm đến những mỏ cao lanh như thế này.

Mục tiêu của họ là kiếm tiền từ lòng đất, nên công tác hoàn thổ theo đúng cam kết như trong dự án xin giấy phép khai khoáng đều bị… bỏ trống.

Còn kết quả, người dân sở tại phải hứng chịu những hậu quả của môi sinh bị phá nát. Nếu có thể phục hồi, thời gian có lẽ phải tính bằng vài thập kỷ.

Minh cho biết, giữa những đơn vị cùng có giấy phép “sạch” khai thác liền kề nhau, chuyện “ăn bớt”, “chọc thủng”, “ăn lấn” sang diện tích khai khoáng của “hàng xóm” là chuyện không lạ.

Trong một lần trà dư tửu hậu, Minh chẳng ngại ngần gì mà không kể những chuyện mà anh ta phải thi hành hằng ngằy (bởi anh ta không làm thì người khác sẽ làm với anh ta):

“Mình phải tranh thủ “chén” chứ. Đơn vị mình mạnh hơn, mình đánh nhanh hơn thì mình mới ăn được của nó. Làm quặng, cái khó nhất là mùa mưa, vì đến mùa mưa, những hố đất mình khoét sâu thành những lòng hồ, nước mưa trộn đất thải làm nó loảng như bùn chảy xuống khu vực của mình toe toét, mình phải chuyển nó đi, mất tiền tỷ như chơi, xót tiền như muối ấy. Nhưng lúc ấy thì mình đã ăn sâu rồi.

Thằng nào mạnh hơn thì thằng đó thắng. Đất ở dưới của nó cứng lắm. Đánh có lúc phải dùng mẹo mới được. Có khi máy xúc to múc xuống mà nó còn nảy cả máy lên…”.

“Lúc đó thì mình dùng mẹo như thế nào?”

– “Phải đánh hàm ếch lõm vào trong, đánh thật sâu xuống. Đất của mình thấp hơn nó khoảng 8 mét, mình đánh dài chân ra, thì tự nhiên đất mặt bên trên của nó ụp xuống, thế là mình cứ việc chén thôi. Mỗi một xe đất 2 triệu đấy…”.

“Anh làm quặng lâu chưa?”

- Hơn chục năm rồi. Mình ăn của bọn xí nghiệp thiếc cũng nhiều. Riêng tiền lấy đất của nó mà tính ra tiền đánh đất, cứ tính 200 ngàn/xe, mỗi năm mình cũng ăn được của nó được 4 tỷ tiền đất. Ông bảo cứ 200 ngàn một xe, mình không cần ăn cắp, mà đánh thẳng thừng vào mặt nó luôn. Máy mình máy to, xe thì đông, vác cả công nhân sang… Nhiều lúc đánh nhau đuổi nhau là chuyện… thường tình”.

Mô tả ảnh.

Khu vực thôn Pắc Bó, xã Thể Dục đang là miếng bánh ngon với trữ lượng vàng sa khoáng rất lớn. Tuy nhiên, hiện người dân nơi đây kiên quyết "tử thủ", tự mình khai thác để... ăn dần.

Minh cho biết, hiện tại công ty của gia đình đang muốn mua lại giấy phép khai thác vàng sa khoáng, quặng thiếc của một chủ mỏ có tên là Đ. ở khu vực bản Nùng và thôn Pắc Bó (xã Thể Dục).

Theo thỏa thuận, công ty của Minh sẽ phải mất 10 tỷ đồng tiền mua lại mỏ, và phải thuyết phục người dân trong xã nhận tiền đền bù.

Mục đích của chuyến khảo sát của Minh những ngày giữa tháng 4/2010 vào Nguyên Bình, đấy là đi thăm dò và nhờ người bản địa thuyết phục để người dân địa phương đồng ý bàn giao mặt bằng cho công ty.

Ngoài lý do xâm phạm vào đất nông nghiệp và phá vỡ môi sinh, còn có lý do giá đền bù đất quá rẻ mạt. Có những điểm, chủ đầu tư đền cho người dân 1.500đồng/mét đất thu hồi, chưa bằng một bó rau hay một bìa đậu. Cho nên, người dân kiên quyết giữ đất và tự khai thác chứ không chấp nhận sự thỏa hiệp với chủ mỏ.

Đó cũng là thực trạng mà Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, bà Mã Thị Ình thừa nhận khi trao đổi cùng P.V VietNamNet, rằng ở nhiều xã có đất nằm trong quy hoạch của dự án cấp phép khai khoáng, người dân kiên quyết giữ đất không bàn giao.

Chưa hết, người dân chính thức “bất hợp tác” với chính quyền khi huyện cử đoàn cán bộ xuống để họp dân, phổ biến chủ trương của tỉnh trong việc cấp phép cho DN vào khai khoáng.

“Dựng” nhà máy để lấy giấy phép khai khoáng?

Theo quy định mới về việc cấp phép khai thác khoáng sản, đối với những mỏ có trữ lượng lớn, DN xin khai thác phải hội đủ các yếu tố: chuyên hoạt động và có kinh nghiệm trong khai khoáng, có đủ nhân – vật lực phục vụ sản xuất… và quan trọng nhất phải có nhà máy chế biến khoáng sản.

Quy định này đã “loại bớt” những đơn vị nhỏ muốn “mon men” khai khoáng và vô tình đã “thiên vị” những DN lớn. Tuy nhiên, để “lách” những quy định này, cũng không có gì khó khăn.

Thời điểm chúng tôi có mặt tại thị trấn Tĩnh Túc ngày 15/4 và trực tiếp xuống thăm dò Xí nghiệp luyện thiếc Nguyên Bình (cơ sở chế biến quặng thiếc của HTX Vận tải Chiến Công) đặt ngay trục đường liên huyện. Có lẽ, nếu không có tấm biển ngay cổng vào, khó có thể tin đó là một xí nghiệp luyện thiếc, vì máy móc, nhà xưởng xây dựng lên vẫn “đắp chiếu” trong nhiều năm nay.

Mô tả ảnh.

Để được cấp mỏ, DN buộc phải có nhà máy chế biến quặng. Tuy nhiên, hiệu quả của các nhà máy này hoạt động ra sao thì chẳng ai biết được. Người bảo vệ của nhà máy này đã tuyên bố với PV rằng, từ khi xây dựng đến nay, nhà máy này vẫn "đắp chiếu" ngủ yên.

Một người đàn ông trung tuổi thấy có khách lạ vào liền chạy ra. Khi được hỏi, ông cho biết mình là bảo vệ của Xí nghiệp. Hỏi: “Xí nghiệp đã đi vào hoạt động chưa?”. Đáp: “Làm gì có tiền mà hoạt động!”.

Được biết, Xí nghiệp này được HTX Công nghiệp - Vận tải Chiến Công xây dựng từ năm 2005. Đã 5 năm nay, ngoài đám máy móc được đưa về đặt trong khu xưởng luyện thiếc, nó chỉ có thêm một đống than nhiên liệu và một đống quặng thô xếp ngay lối cổng vào. Chiếc ống khói han rỉ nhô lên trời vì mưa nắng chứ không phải vì… khói công nghiệp.

Việc xây dựng nhà xưởng rồi để đấy chỉ là chiêu thức “qua mắt” đơn vị cấp phép, khi được cấp mỏ rồi thì “đắp chiếu” để đó. Đây không còn là “mánh khóe” mới mẻ gì đối với dân làm quặng. HTX Công nghiệp - Vận tải Chiến Công không chỉ áp dụng chiêu thức này khi xin giấy phép khai khoáng tại Nguyên Bình.

Ở Trùng Khánh cũng tương tự. Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, ông Hoàng Đức Nguyên cho biết: Tại xã Phong Châu nơi đơn vị Chiến Công khai thác mỏ mangan, đơn vị này cũng xây dựng hai nhà máy chế biến mangan silic và mangan điện giải.

Tuy nhiên, nhà máy chế biến mangan điện giải được cắt băng động thổ với sự có mặt của nhiều lãnh đạo từ năm 2007, nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa nhìn thấy hình thù nhà máy ấy nó như thế nào (?!)

Về vấn đề này, khi chúng tôi hỏi một người làm mỏ có tên L. (tự giới thiệu là P.GĐ điều hành sản xuất của một công ty cũng… làm mỏ), ông L. cho biết: “Người ta dựng lên rồi để đấy. Thích thì vận hành lò chơi, còn không thích thì để đấy. Người dân còn biết nữa là lãnh đạo. Lãnh đạo còn biết trước dân. Có mỏ rồi thì tìm cách xuất quặng thô sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch” (?).

  • Nhóm PV Điều tra
    (Còn tiếp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,