221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1279499
Nông dân mất đất khốn đốn là do… cơ chế?
1
Photo
null
Bài cuối:
Nông dân mất đất khốn đốn là do… cơ chế?
,

- Ông Phan Văn Bình, Phó Ban GPMB huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho rằng: Lỗi chậm chưa có đất dịch vụ cho người dân ở xã Sài Sơn của Dự án Tuần Châu Hà Tây một phần do cơ chế, phần khác là do người dân không chấp nhận giá?

Ông Bình cũng khẳng định: Khi triển khai Dự án khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây, chủ đầu tư dự án có thực hiện được việc đào tạo nghề tạo công ăn viêc làm cho dân hay không thì đang là… vấn đề phải bàn.

Văn bản của Phó Chủ tịch huyện không còn giá trị?

- Người dân ở xã Sài Sơn đang rất bức xúc việc trước đây UBND huyện Quốc Oai có thông báo về mức giá thu tiền đất dịch vụ chỉ là 200 nghìn đồng/ m2 và sau này mức giá sẽ không tăng nếu các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng tăng. Tuy nhiên, mới đây khi họp với dân họ lại đưa ra mức giá 1,2 triệu rồi xuống còn 600 nghìn đồng/ m2. Ông có thể lý giải về điều này?

Mô tả ảnh.
Ông Phan Văn Bình, Phó ban GPMB huyện Quốc Oai.

Văn bản đó là văn bản có thật! Văn bản này do ông Đỗ Lai Bình ra thông báo với những người dân bị thu hồi đất phục vụ cho dự án Tuần Châu: Nếu thu hồi đất dịch vụ chỉ thu 200 nghìn đồng/ m2. Và công văn số 07 có nói để đẩy nhanh tiến độ sau này giá có tăng thêm thì không thu hồi nữa.

Nhưng trong quá trình thực hiện người dân xã Sài Sơn nói chung và người dân thôn Đa Phúc nói riêng lúc bấy giờ chưa nộp số tiền đất 200 nghìn đồng/ m2 mà chỉ có một số hộ nộp được khoảng 145 triệu đồng.

Trong số những hộ nộp này thì UBND huyên Quốc Oai đã tiến hành thu tiền hợp pháp.

Trong cuộc họp vừa rồi dân rất bức xúc cái này và dân cho rằng "lừa" dân, nhưng thực tế không phải mà do cơ chế của nhà nước khi tỉnh Hà Tây sát nhập về Hà Nội mở rộng.

Cụ thể: Ngày 29/9/2008 UBND thành phố Hà Nôi ban hành Quyết định số 18 bãi bỏ gần như các quyết định khác, trong đó chỉ xác định những dự án, những hạng mục đã được phê duyệt phương án bồi thường thì không điều chỉnh lại.

Như vậy cái Quyết định 301 của Hà Tây đã bị bãi bỏ và cái thông báo số 06, 07 (văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Đỗ Lai Bình ký, thông báo giá đất dịch vụ 200.000/m2 - PV) như tôi hiểu không có giá trị pháp lý nữa.

- Vậy huyện Quốc Oai sẽ giải quyết vấn đề này với những hộ dân đã giao đất cho dự án Tuần Châu như thế nào?

Trước bãi bỏ này, ông Đỗ Lai Bình đã ghi nhận cái này và xin hứa với dân có một văn bản để trình UBND thành phố đề nghị xem xét giải quyết hỗ trợ. Nhưng cho đến nay chúng tôi chưa nhận được văn bản trả lời.

- Từ khi dự án Tuần Châu Hà Tây bắt đầu khởi công cho đến khi bị đình chỉ là 2 năm, tại sao dự án chỉ làm được mỗi một việc khởi công xong rồi để “treo” ở đấy?

Ngày 1/8/2008 thu hồi toàn bộ con dấu và Hà Tây sáp nhập Hà Nội mở rộng. Trong quá trình sáp nhập thì công tác giải phóng mặt bằng các dự án khi sát nhập chưa có chủ trương.

Chúng tôi phải chờ suốt từ ngày 01/08/2008 cho đến 29/9/2008 thì thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 18 và có hiệu lực từ ngày 9/10/2008.

Khi quyết định này có hiệu lực thì giá đất của thành phố chưa có. Ngày 31/12/2008 thì UBND thành phố mới trình hội đồng nhân dân thành phố, hội đồng nhân dân họp và mới quyết định ấn định giá đất và mới ban hành được cái số 62 về giá đất cho các quận, huyện. Trong đó ở Quốc Oai là một trong những huyện được ban hành giá đất Hà Tây cũ là 54 nghìn/ m2 thành phố mới là 135 nghìn/ m2.

Như vậy 31/12 mới ban hành nhưng trong văn bản chúng tôi nhận được theo con đường chính thống ban hành từ thành phố về đến huyện 15/02/2009. Sau tết chúng tôi tiến hành chỉ đạo tiến hành triển khai…

Mô tả ảnh.

Ông Bình cho biết: Đến giờ phút này ông chưa nhận được văn bản nào về ý kiến chỉ đạo sau khi dự án sân golf Tuần Châu dừng lại thì phần đất này sẽ làm cái gì.

Việc làm cho dân mất đất đang còn… “phải bàn”

- Khi dự án vào đầu tư lấy đất họ có cam kết đào tạo nghề và tuyển dụng lao động với số lượng hàng nghìn người. Bây giờ nội dung dự án không được thực hiện. Vậy những cam kết này sẽ thực hiện như thế nào thưa ông?

Dự án giải trí khu vui chơi Tuần Châu - Sài Sơn, nhà đầu tư cam kết tuyển dụng lao động khi dự án được tiến hành. Nhưng việc tuyển dụng lao động dự án mới được bàn giao một diện tích nhỏ 23/198 ha cho nên dẫn đến việc tuyển dụng lao động chưa làm được.

Thực tế nhà đầu tư đã tổ chức phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện tổ chức cho 2.800 hộ tại Sài Sơn đăng ký tuyển dụng việc làm. Và sau hai ngày đăng ký đã tập hợp được 180 hồ sơ xin đăng ký.

Nhưng khi triển khai dự án người ta có thực hiện được hay không thì đây đang là vấn đề phải bàn.

Theo ông Bình: Sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì thông báo mức giá đất dịch vụ 200 nghìn đồng/ m2 của UBND huyện Quốc Oai không còn giá trị pháp lý.

Theo ông Bình: Sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì thông báo mức giá đất dịch vụ 200 nghìn đồng/ m2 của UBND huyện Quốc Oai không còn giá trị pháp lý.

- Ông có biết tại sao người dân ở Sài Sơn không muốn giao đất cho Dự án Tuần Châu Hà Tây không?

Thôn Thụy Khuê người dân không có nghề phụ, quanh năm bất thuyết chỉ biết bám vào đồng ruộng thôi cho nên một bộ phận nhân dân ở đây không muốn bàn giao đất này cho dự án. Còn một bộ phận người dân người ta không chấp nhận giá.

- Hiện tại người dân phản ánh họ rất hoang mang sau khi đã giao đất cho sân golf nhưng hiện dự án đang bị dừng đầu tư, vậy sau sân golf thì sẽ là cái ồ thưa ông?

Dự án này được thực hiện đến thời điểm nào và đến lúc nào được triển khai thì bản thân chúng tôi đang phải chờ.

Về văn bản chính thống chúng tôi chưa nhận được văn bản nào cả, nhưng văn bản chúng tôi nhận được theo con đường không chính thống (Quyết định 240 của UBND thành phố) thì dự án vui chơi giải trí sân golf này phải dừng lại.

Đến giờ phút này chúng tôi chưa nhận được văn bản nào về ý kiến chỉ đạo sau khi dự án sân golf này sẽ làm cái gì.

Nhưng chúng tôi được huyện chỉ đạo Dự án Khu vui chơi giải trí Tuần Châu có diện tích 198 ha được nhà nước xác định đã bị dừng lại. Chúng tôi nhận được văn bản của UBND thành phố gửi đề nghị có thể xây dựng trường học hay bệnh viện gì thôi.

- Quyết định giao đất bây giờ vẫn có hiệu lực, trong khi dự án bây giờ đã có quyết định dừng lại. Vậy dựa trên cơ sở nào để nhà đầu tư tiến hành giải phóng mặt bằng đất của dân?

Về cá nhân tôi khẳng định Quyết định đó vẫn có hiệu lực pháp lý, còn đất ở thôn Thụy Khuê và Phúc Đắc chúng tôi tạm dừng tiến hành thu hồi đất. Chỉ có thôn Đa Phúc người dân đã nhận tiền bồi thường và đã cam đoan ban giao mặt bằng cho dự án Tuần Châu.

Tại Quyết định số 18 và quyết định số 108 bây giờ của TP Hà Nội đều khẳng định: Những dự án và hạng mục của dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, đã bồi thường, đang bồi thường thì không điều chỉnh theo nghị định nào nữa.

Do đó về mặt pháp lý của 23 ha đất thu hồi của thôn Đa Phúc là một phần của dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường đã bàn giao mặt bằng thì không điều chỉnh lại nữa.

Còn hai thôn Phúc Đức và Thụy Khê chúng tôi đã tiến hành bồi thường nhưng phương án bồi thường chưa được phê duyệt tổng thể cho nên chúng tôi dừng lại.

- Xin cám ơn ông!

Sau sân golf Tuần Châu là gì thì… còn phải chờ!

Không chỉ người nông dân mất đất cho Tuần Châu Hà Tây không biết sau khi dự án sân golf bị thu hồi thì sẽ làm cái gì mà ngay cả ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện này cũng không thể trả lời được vì còn… đang chờ.

  • Nhóm PV Điều tra
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,