221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
523350
Đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
1
Article
null
Đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
,

(VietNamNet) - "Phương pháp luận đánh giá chất lượng giáo dục" là nội dung buổi toạ đàm do Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức sáng nay với sự tham gia của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.

Soạn: AM 163433 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thêm một buổi góp ý cho báo cáo chất lượng giáo dục của Chính phủ dưới góc độ "tìm tiêu chí đánh giá"

Ông Nghiêm Đình Vỳ, Phó Trưởng ban khoa giáo trung ương cho rằng, lâu nay, đánh giá giáo dục có nhiều cái nhìn khác nhau bởi chưa thống nhất về tiêu chí. Việc đánh giá nên căn cứ vào các yếu tố: mục tiêu giáo dục; quan điểm của Đảng về giáo dục; nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; mức kinh phí đầu tư cho giáo dục; so sánh quá trình trước và sau; so sánh với quốc tế.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhận xét: không nên nhầm lẫn giữa chất lượng giáo dục với điều kiện giáo dục. Các yếu tố như kinh phí, cơ sở vật chất,v.v... là điều kiện chứ không phải chất lượng giáo dục.

Theo ông Dong, Có thể xem xét chất lượng giáo dục ở hai mặt: nhân cách của con người cụ thể (sản phẩm giáo dục) và chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá nhân cách của con người cụ thể có thể xét ở các khía cạnh: ý thức chính trị, năng lực tự học và năng lực hoạt động thực tiễn. Đánh giá chất lượng giáo dục cụ thể là đánh giá nhân cách con người

GS Chu Hảo, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật (LHKHKT) Việt Nam nêu ý kiến: đánh giá chất lượng giáo dục tức là đánh giá sản phẩm cụ thể của nó. Đó là học sinh ở từng cấp học; sinh viên tốt nghiệp. Riêng hội LHKHKT đang xây dựng đề cương thí điểm đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc ĐH theo phương thức "case study" (nghiên cứu trường hợp điển hình). Công trình cũng sẽ đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là biện pháp liên quan đến đổi mới tư duy, biện pháp liên quan đến hành động. "Nhiều người cứ hô hào là đổi mới tư duy nhưng cụ thể là cái gì, như thế nào thì chưa thấy", ông Hảo nói.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Mạnh Hùng cho rằng, trong các loại hình nghiên cứu, đề tài "ngon ăn và dễ nhất" là đánh giá thực trạng tình hình. Vấn đề là từ thực trạng đó có đưa ra được nội dung hữu ích nào để giải quyết vấn đề hay không.

Cuối buổi hội thảo, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu cũng đã phát biểu ý kiến. Ông Đỗ Mười nhấn mạnh, muốn đánh giá chất lượng giáo dục đúng thực chất thì công tác thanh tra, kiểm tra phải được làm tốt. Khi đề cập tới vấn đề "thị trường giáo dục", ông Đỗ Mười cho rằng nên xem xét lại.

Còn ông Lê Khả Phiêu đề nghị: "Nên xem xét lại cơ cấu giáo dục như hiện nay đã hợp lý hay chưa; cách dạy học, cái gì phải thuộc lòng, cái gì không; về nguồn lực, phải phân biệt rõ ràng cái gì là của nhân dân đóng góp, cái gì là của Nhà nước đầu tư". Ông Lê Khả Phiêu cho rằng việc nhiều người bàn về giáo dục như hiện nay là điều đáng mừng. "Đây là vấn đề bức xúc của nhiều kỳ Quốc hội, vì vậy Bộ Chính trị phải trực tiếp đứng ra giải quyết."

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,