221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
189717
Đánh giá chất lượng giáo dục: cần tiếng nói chung!
1
Article
null
Đánh giá chất lượng giáo dục: cần tiếng nói chung!
,

(VietNamNet) - VietNamNet xông đất ngành giáo dục TP.HCM. Ông Huỳnh Công Minh, phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM, đã bắt đầu câu chuyện năm mới với những thành công và vướng mắc của ngành giáo dục thành phố: 

 

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh: Chất lượng giáo dục là vấn đề mà cấp vĩ mô của ngành đang tích cực chấn chỉnh.

- Trong năm qua, về phổ cập giáo dục, ngành giáo dục TP.HCM đã phát triển đến bậc trung học mà trước hết là ở quận Gò Vấp và quận 10. Trường lớp đã được xây mới nhiều hơn, đã nâng tỉ lệ học sinh học tập và hoạt động cả ngày trong trường. Riêng ở giáo dục trung học phổ thông, đã nâng số trường 2 buổi/ngày lên 14 trường (so với 2 trường ở 3 năm trước), và giảm dần tỉ lệ lớp bán công trong trường công. Chất lượng đào tạo trong nhà trường được giữ vững, có một số tiêu chí được nâng cao như tỉ lệ học sinh đậu vào đại học đã tăng từ hạng 18/61 tỉnh thành lên hạng thứ 14.   

Vấn đề vướng mắc hiện nay là chuyện thực hiện quy hoạch trường lớp, hay nói đúng hơn là tiến độ xây dựng trường lớp. Bởi vì mặc dù đã phát triển rất tốt so với trước đây, nhưng chúng tôi tự thấy vẫn còn chậm so với yêu cầu mở rộng loại trường 2 buổi/ngày kịp theo tốc độ của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia đến năm 2010. 

Đánh giá của ông về sự kiện ngành giáo dục TP.HCM năm 2003 có số học sinh thi đậu vào đại học xếp thứ 14 so với cả nước, khiến cho dư luận băn khoăn nhiều về chất lượng giáo dục ở đây? 

- Về kết quả đậu vào đại học của học sinh thành phố trong năm qua so với cả nước, ngành giáo dục TP.HCM đã nhiều lần thông tin lại về vấn đề này: Chúng tôi chưa bao giờ hài lòng với kết quả đạt được và phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu. Tuy vậy, chúng tôi cũng không phải lo âu hốt hoảng vì cách tính xếp hạng của GD-ĐT là cách tính thô học sinh trên số đăng ký dự thi, trong khi số đăng ký mà không thi lại chẳng phải là nhỏ. Nếu tính theo số điểm cao, học sinh TP.HCM đứng hàng thứ 2, chỉ sau Hà Nội. 

Nhìn rộng hơn, chất lượng giáo dục là vấn đề mà cấp vĩ mô của ngành đang tích cực chấn chỉnh. Cục Quản lý thi và kiểm định chất lượng, trực thuộc Bộ GD-ĐT, vừa mới được hình thành. Hy vọng với chức năng cụ thể của mình, tổ chức về chất lượng này sẽ xây dựng những tiêu chí thống nhất, từ đó có tiếng nói chung để tạo điều kiện thống nhất đánh giá về chất lượng giáo dục trong cả nước.  

Năm mới và những... băn khoăn, ấp ủ của ông đối với nhiệm vụ của ngành? 

- Tôi luôn ao ước ngành GD-ĐT TP.HCM sẽ phát triển ở tầm cao, để nhà trường thật sự đáp ứng ngang tầm với yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay. 

Tuy vậy, với nhiều trường lớp, đội ngũ sư phạm và quy mô phát triển học sinh ở TP.HCM, chúng tôi chưa kịp mừng về viễn cảnh đẩy lùi và xóa các lớp học ca ba, ca bốn, chấm dứt cảnh phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo ở mỗi mùa tựu trường vì thiếu chỗ học… thì đã phải lao vào một vận hội mới với bao thử thách và yêu cầu cao của xã hội. 

Theo đó, học sinh phải được học tin học, ngoại ngữ, thể chất và các lĩnh vực họat động thực tiễn về thẫm mỹ về xã hội… Ngành không thể chần chờ từng mảng mà phải nhanh chóng phủ kín ở các nhà trường, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục cho mọi trẻ em. Muốn vậy, giáo viên phải thạo tin học, phải giỏi ngoại ngữ và nhanh chóng đổi mới những phương pháp dạy học: chuyển từ áp đặt sang phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh chủ động học tập, giúp các em hình thành sớm bản lĩnh và tự tin ngay từ trên ghế nhà trường… 

Đó không phải là những việc dễ làm, và năm 2004 là giai đoạn 2 tiếp tục thực hiện chất lượng chuyên môn của ngành: đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo, tích cực thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Ngành giáo dục TP.HCM có những điển hình đi đầu, dẫn đầu rất thuyết phục nên chúng tôi tin là nhà trường sẽ đáp ứng được những yêu cầu, ao ước của nhân dân. 

Cam Lu (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,