,
221
926
Thời sự
tintuc
/giaoduc/tintuc/
499698
TP.HCM: Nâng cao chất lượng giáo dục ngoài công lập
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

TP.HCM: Nâng cao chất lượng giáo dục ngoài công lập

Cập nhật lúc 19:58, Thứ Bảy, 14/08/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Bên cạnh vấn đề chất lượng các trường ngoài công lập, trường ở vùng ven, ngoại thành, TP.HCM vẫn thiếu giáo viên môn năng khiếu. Các bất cập này đã được nêu lên trong hội nghị tổng kết năm học 2003-2004 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005 của ngành giáo dục Thành phố diễn ra trong hôm nay 14/8. 

Chất lượng giáo dục chưa đồng đều 

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Trương Song Đức cho rằng chất lượng đào tạo toàn diện vẫn chưa phát triển đồng đều ở các nhà trường, hiệu suất đào tạo và tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp của một số trường còn thấp, số học sinh lười chán học còn nhiều, phương pháp dạy học nhồi nhét, áp đặt vẫn còn trong một số bộ phận giáo viên, sự liên thông kết quả giáo dục giữa các bậc học, ngành học chưa được phát huy đúng mức.

 

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài: Ngành GD-ĐT TP.HCM phải nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận một số mặt còn tồn tại yếu kém trong năm học qua, như chất lượng chuyên môn tuy có tiến bộ nhưng chưa thật đồng đều; vẫn còn không ít trường thực hiện nhiệm vụ đổi mới khá chậm,...

Có nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng, nhất là ở khu vực các trường ngoài công lập và những trường vùng ven, ngoại thành. Nội dung các ý kiến phân tích những mâu thuẫn mang tính cơ bản hiện nay của nhà trường là chất lượng đầu vào không đồng đều, thậm chí quá thấp, không nhận vào học thì thương, nhưng càng nhận vào trường nhiều đối tượng này thì sẽ tạo thành gánh nặng khó giải quyết.

 

Nhiều ý kiến từ đại diện các trường THPT khẳng định biện pháp kiểm tra tập trung là hữu hiệu nhất hiện nay, vừa giữ mức chuẩn chung cho các trường làm căn cứ để phấn đấu, vừa thúc đẩy giáo viên nâng cao tay nghề, vừa rèn luyện học sinh học tập. Trường THPT Trưng Vương còn phân tích rõ hơn về kinh nghiệm kiểm tra chung đã giúp nâng cao chất lượng rất rõ, rất vững chắc của  trường mình, kiểm tra rất nghiêm từ việc xếp loại học sinh theo A, B, C lần thứ nhất, sau đó xếp theo điểm. 

 

Thiếu đội ngũ giáo viên môn năng khiếu

 

Ông Trương Song Đức cũng cho biết: TP.HCM vẫn còn thiếu giáo viên một số bộ môn năng khiếu như nhạc, hoạ… Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên diễn ra nhiều năm nhưng chưa có hướng khắc phục có hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đổi mới, có một ít trong bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên tỏ ra không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

 

Vấn đề bồi dưỡng giáo viên yếu kém cũng được các đại biểu đề cập một cách tâm đắc: Chất lượng năm nay có được nâng lên 4%, một phần do tác động khá quan trọng từ việc Sở GD-ĐT tập trung bồi dưỡng trực tiếp đến từng giáo viên ở các trường có khó khăn, so với trước đây chỉ bồi dưỡng đến tổ trưởng, khối trưởng…

 

Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục TP.HCM đặt ra trong năm học tới, vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục sẽ quyết định chất lượng đào tạo và đổi mới của nhà trường. Theo tinh thần Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần triển khai theo tinh thần: chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm nghề giáo. 

 

Chưa thể xoá dạy thêm, học thêm!

 
Giờ học của thây trò vùng ven.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cho rằng tuy đã có những biện pháp chấn chỉnh song việc dạy thêm học thêm vẫn chưa được khắc phục triệt để, khiến cho đây vẫn là mối quan tâm đầy bức xúc của dư luận xã hội. Bên cạnh đó, cần quan tâm chấn chỉnh kịp thời tình trạng tăng giờ dạy không đúng quy định (và "cá biệt") ở một số trường THCS, THPT, khiến cho cả giáo viên lẫn học sinh đều căng thẳng, còn dư luận xã hội thì không đồng tình.

 

Giải quyết vấn đề dạy thêm, học thêm, theo ông Tài, không thể chỉ bằng biện pháp hành chính đơn thuần mà cần phải đầu tư nghiên cứu để có những giải  pháp đồng bộ, toàn diện cả về nhận thức tư tưởng và chương trình đổi mới công tác dạy, học.  

 

Nhiều ý kiến cho rằng không thể bỏ dạy thêm, học thêm nếu không tổ chức tốt được nhà trường học 2 buổi/ngày. Vấn đề ở đây là phải quản lý day thêm như thế nào? Khảo sát 2384 học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 tại 14 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, có 85,9% học sinh có đi học thêm ít nhất một môn và 14,1% học sinh không đi học thêm. Trong số các môn học mà học sinh học thêm, Toán là môn dẫn đầu (83,4%), kế đến là Ngoại ngữ 55,6%; Vật lý 54,5%... 

 

  • Bài, ảnh: Cam Lu
,
,