221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
942350
Bảo vệ cáp quang biển: Cần phối hợp thông tin kịp thời!
1
Article
null
Bảo vệ cáp quang biển: Cần phối hợp thông tin kịp thời!
,

(VietNamNet)Sáng nay (7/6), liên Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng đã họp bàn biện pháp phòng trừ, khắc phục tình trạng xâm hại cáp quang biển quốc gia, gây ảnh hưởng tới thông tin liên lạc của Việt Nam với quốc tế.

Bản đồ toạ độ điểm đứt tuyến cáp TVH (màu tím). Khoảng cách giữa hai mũi tên là 98 km cáp phải thay do bị cắt. (Ảnh: M.T-Trọng Hoàng - ICT News)

Theo đó, liên Bộ thống nhất các giải pháp khẩn cấp bảo vệ cáp quang biển. Thứ nhất, không chỉ bảo vệ hai tuyến TVH và SMW 3, Việt Nam cũng đồng thời phải bảo vệ cả sáu tuyến cáp biển đi qua lãnh hải VN.

Thứ hai, ba Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ quan liên ngành liên quan triển khai nhanh biện pháp khắc phục sự cố đứt cáp với hai  tuyến TVH và APCN (chỉ đi qua nước ta, không có trạm cập bờ).

Tuyến SMW-3 có dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác từ tháng 9-1999 kết nối VN với gần 40 nước Á - Âu và có hệ thống cập bờ tại Đà Nẵng.

Tuyến TVH kết nối VN với Thái Lan, Hong Kong, có dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác từ tháng 11-1995 và có hệ thống cập bờ tại Vũng Tàu.

Cụ thể, liên Bộ đã thống nhất đầu mối liên hệ của mỗi bên, đảm bảo mục đích thường xuyên trao đổi, liên lạc để triển khai đồng bộ. Trước đó, trả lời phỏng vấn ICT News, Thứ trưởng Bộ BCVT Trần Đức Lai đã cho rằng, "khi đi xuống các tỉnh, kiểm tra các Sở (Bưu chính Viễn thông), Bưu điện tỉnh  thì thấy Sở Bưu chính Viễn thông cũng không nắm được hiện tượng chặt cáp. Khi Bộ đội Biên phòng họ xử lý, tịch thu, ngay trong tỉnh bản thân Sở không nắm được, vì bản thân bộ đội Biên phòng không nghĩ đó là cáp thông tin.

Họ coi đó là cáp phế liệu trên biển, họ chỉ tìm nguồn gốc của phế liệu này từ đâu ra và không nguồn gốc thì bị bắt giữ và xử phạt hành chính. Ở đây cho thấy sự phối hợp, cung cấp thông tin lẫn nhau là còn hạn chế. Nếu như thông tin nhanh nhạy hơn thì chắc là giảm được thiệt hại."

Công trình cáp quang quốc gia bị cắt trộm vô tội vạ ở Kiên Giang - Ảnh: Hồng Thanh
Công trình cáp quang quốc gia bị cắt trộm vô tội vạ ở Kiên Giang - Ảnh: Hồng Thanh
Vì vậy, qua sự cố lần này, đây là bài học kinh nghiệm để sau này các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin cho chặt chẽ, kịp thời. Đồng thời, Bộ Công an sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật ngư dân, tàu đánh cá, hoặc tổ chức, doanh nghiệp nào xâm hại đến tuyến cáp quang biển, gây gián đoạn thông tin liên lạc.

Về phía Tập đoàn BCVT Việt Nam, VNPT sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp phối hợp với hai Bộ Công An và Bộ Quốc phòng để bảo vệ tuyến cáp trên biển. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các lực lượng tuần tra, giám sát, bảo vệ cáp quang; cung cấp thông tin cho các đầu mối thực hiện tốt nhiệm vụ.

6 tuyến cáp quang quốc tế đi qua lãnh hải Việt Nam:

APCN: Có chiều dài 12.083 km, dung lượng 10 Gb/s, là tuyến cáp do Singtel quản lý, đi từ Singapore, Malaysia, quần đảo Trường Sa, vùng biển Khánh Hòa, sau đó vòng sang Hồng Kông, Hàn Quốc.

APCN2: Dung lượng 80Gb/s, chạy qua Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc. Đoạn đi qua Việt Nam nằm ở ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.

APC: Dung lượng 560Mb/s, chạy qua các nước Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản… do Singtel quản lý. Đoạn chạy qua lãnh hải Việt Nam ở ngoài khơi Đà Nẵng.

C2C: Dung lượng 160Gb/s chạy qua Singapore, Philippines, Hồng Kông…  do Singtel quản lý. Đoạn chạy qua vùng biển Việt Nam nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, Ninh Thuận.

FLAG: Dung lượng 10Gb/s, do Cty FLAG trực tiếp quản lý. Tuyến cáp nối từ Singapore - Hồng Kông. 

EAC: Chạy ngang dọc theo biển Đông, dài 18.740 km, do Asia Netcom quản lý.

(Theo ICT News)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,