221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
941862
Khi tàu đánh cá chuyển sang "đánh… cáp"
1
Article
null
Khi tàu đánh cá chuyển sang 'đánh… cáp'
,

(VietNamNet) - Gần đây, chuyện một số tàu đánh bắt hải sản ở Kiên Giang trang bị dụng cụ đi "cắt" cáp viễn thông biển về bán phế liệu đã trở thành đề tài được bàn tán râm ran trong giới đi biển. Bỏ quên công việc của một ngư dân, nhiều tàu cá "rầm rộ" ra khơi và "im lìm" mang về một tàu... cáp biển...

>> 1kg cáp quang giá chỉ… 2.000 đồng!
>> Cáp quang vẫn còn nguy cơ bị cắt trộm có tổ chức
>> Đã tìm thấy cáp quang TVH bị cắt trộm
>>
Ngư dân miền Trung thiếu thông tin về cáp quang biển
>> "Quan trọng nhất là tuyên truyền ý thức tới người dân"
>> Thủ tướng gửi công điện khẩn ngăn chặn trộm cáp quang biển
>> Bộ BCVT lập tổ công tác khẩn giải quyết nạn trộm cáp
>> "Cần nghiêm trị thủ phạm cắt trộm và tiêu thụ cáp quang!"
>> Cáp quang TVH: Mất trộm... 98km, khắc phục mất 3 tháng!
>> Không thể cho phép khai thác cáp biển làm phế liệu!"
>>
Bảo vệ cáp quang biển: Cần sự phối hợp từ nhiều phía
>> Bắt giữ 6 vụ "khai thác" cáp quang biển tại Kiên Giang
>> An toàn cáp quang biển: Chỉ trông chờ ý thức công dân
>> Việt Nam chỉ còn một đường cáp quang trên biển
>> Sự cố đứt cáp quang ở Cà Mau: Liên Bộ vào cuộc!
>> Cà Mau: cáp quang lại gặp sự cố
>> Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"
 

Cáp lời hơn cá!

Kiên Giang là một trong những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất nhì cả nước. Khi vụ việc ăn trộm cáp quang biển bị phanh phui, nhiều chủ tàu đánh cá ở Kiên Giang thừa nhận, chuyện khai thác cáp viễn thông chẳng phải là việc mới xảy ra gần đây, mà đã bắt đầu từ lâu.

u
Mẫu cáp quang biển bị thu giữ tại Kiên Giang - Ảnh: Hồng Thanh

Ông Huỳnh Văn Gành - Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang cũng xác nhận thông tin này. Ông Gành cho rằng việc tàu cá ra khơi không đánh cá mà cắt trộm cáp quang biển đã có từ trước năm 2000.

Trong thời gian trước, việc khai thác chỉ diễn ra với số lượng nhỏ và chỉ có rất ít tàu đánh bắt tham gia. Từ giữa năm 2006 đến nay, tình hình khai thác cáp viễn thông bỗng trở nên nhộn nhịp hẳn lên với thông tin hành lang từ Bà Rịa - Vũng Tàu rằng tỉnh này đã "bật đèn xanh" cho việc khai thác.

Vụ cắt trộm cáp quang TVH gây thiệt hại 5,8 triệu USD
13:22’ 06/06/2007 (GMT+7)
(VietNamNet)
– Bộ Bưu chính Viễn thông vừa báo cáo lên Chính phủ tình hình triển khai phòng, chống xâm hại cáp viễn thông ngầm trên biển và đảm bảo thông tin liên lạc.

Từ thông tin của các tàu cá Vũng Tàu, việc ra biển cắt cáp về bán bắt đầu bùng lên ở Kiên Giang với số lượng tàu tham gia mỗi ngày một nhiều.

"Làm lời quá trời, sao mà không đi được!" - ông T.V.S, ngụ ở thành phố Rạch Giá không giấu giếm. Ông S bảo, thông thường, nếu ai có một cặp cào đôi thì hai chiếc tàu đi biển đánh cá 1 tháng lời nhiều lắm cũng chỉ từ 150-200 triệu.

Ngư phủ mang bao hy vọng ra đại dương mênh mông để rồi phải tính toán, lo toan với muôn vàn rủi ro, hiểm ngủy luôn rình rập. Nghề đánh bắt xa bờ đâu chỉ có đi dăm ba bữa. Hàng tháng trời lặn ngụp ngoài biển khơi. Rồi liên miên bão tố, sóng to, mất mùa, cạnh tranh...

Những thông tin về cắt cáp quang biển từ các tàu cá Vũng Tàu làm thay đổi nhiều chủ tàu ở Kiên Giang. Họ tính toán giản đơn, "nhìn" thấy ngay cái lợi trước mắt là đồng tiền. "Khai thác" cáp chi phí giảm rõ rệt, lại dễ ăn hơn. Thế rồi nhiều ngư dân nhanh chóng bỏ con cá, chuyên đi bắt "con cáp" viễn thông.

"Một cặp cào đôi đi 30 ngày hết khoảng 30.000 lít dầu, trong khi đi "ăn" cáp thì mất chừng 5.000 lít cho một thuyền nên mỗi chuyến khai thác trót lọt, mang về bán cũng lời từ 250-300 triệu" - ông S nói.

Trước món lợi dễ ăn như vậy, một số chủ tàu đánh cá của Kiên Giang đã cùng "nhập hội" với nhiều tàu đánh bắt ở Bà Rịa - Vũng Tàu để chuyên đi cắt cáp. Số ngư phủ theo tàu nhanh chóng được giảm xuống, chỉ để lại một số rất ít những người thân quen, đáng tin cậy và một số dụng cụ như máy cắt là ra khơi tìm cáp.

Nếu không quen biết ai, chưa có đầu mối để làm thì tìm cách "mua tọa độ" cáp với giá từ 15-30 triệu đồng.

Nhưng không phải ai cũng phải mua. Anh T, chủ một tàu cá ở phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Giá cười: "Nhưng ít người phải mua lắm, vì nếu có mua thì cũng đợi khai thác xong rồi neo đó, rủ rê bạn bè đến làm và giữ hoài "mối". Anh T. bảo, trên thực tế, ít khi phải mua vì những người đi làm đều "biết" nhau nên chủ yếu là thông tin cho nhau đi khai thác.

Một ngư phủ ở Kiên Giang còn cho biết, cáp bình thường bán không nhiều bằng việc đi cắt các "đầu khớp". Một đầu đem tới Vũng Tàu thì có thể bán khoảng 80-100 triệu đồng. Theo lời ngư phủ này, đây là chỗ khớp nối của một đoạn cáp viễn thông. Cứ cách khoảng 500 mét là có một "đầu khớp" như vậy.

Mối được giữ kín, nhưng thông tin cắt cáp quang biển vẫn lan truyền từ tàu này truyền sang tàu kia. Và số lượng tàu không đi đánh cá mà đi khai thác cáp viễn thông biển ngày một nhiều.

Không ngạc nhiên khi theo một thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng của Kiên Giang, chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh đã phát hiện và thu giữ trên dưới 200 tấn cáp các loại.

Đi vào "hoạt động bí mật"!

y
Công trình quốc gia bị khai thác vô tội vạ ở Kiên Giang - Ảnh: Hồng Thanh

Cắt là một chuyện còn bán như thế nào? Theo thu thập của chúng tôi từ một số ngư phủ và tàu đánh cá ở Kiên Giang, đa số họ đều khẳng định cáp cắt dễ nhưng đem bán không dễ dàng chút nào.

Tại Kiên Giang, không có chỗ mua phế liệu nào đủ khả năng mua một lần bốn năm chục tấn đồng. Đa số tàu đi khai thác cáp quang biển đều có mối liên kết lẫn nhau.

Anh Trần V.Q, ngụ tại Cần Thơ, từng là ngư phủ trên một tàu đánh bắt xa bờ ở Hòn Tre (huyện Kiên Hải), kể: "Tụi tui đi đánh ở biển đông thấy hoài chứ gì. Có tàu chở cả chuyến hàng trăm tấn cáp. Như hồi tháng 2 vừa rồi, tui thấy một tàu ở Hòn Tre chở về Vũng Tàu khoảng 120 tấn’’.

Anh M.Đ.C, một chủ tàu ở Hòn Đất cho biết, anh đã từng được vài người bạn rủ rê đi làm nhưng anh từ chối.

Trước tình hình nhiều tàu cá tiến hành "khai thác" cáp kiếm lời, Sở Thủy sản Kiên Giang đã có những điều tra bước đầu về việc này. Số tàu đánh bắt có "hộ khẩu" ở Kiên Giang tham gia "cắt cáp" biển là 12 tàu, trong đó tập trung đông nhất là ở hai huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc rồi đến TP. Rạch Giá, Hòn Đất, An Biên.

Phần đông, tàu cá Kiên Giang tham gia "cắt" cáp viễn thông biển đều có mối liên hệ mật thiết với các "mối" ở Vũng Tàu.

Nhưng từ đầu năm đến nay, khi cơ quan chức năng bắt, tịch thu một số vụ thì việc "khai thác", vận chuyển, thu mua đi vào hoạt động bí mật.

Từ khi chuyện cắt cáp quang biển bị phanh phui, bị báo chí lên tiếng, cơ quan chức năng khép vào tội phá hoại an ninh quốc gia, thông tin về những chuyến tàu, những mối mua bán cáp quang biển bị bịt kín như bưng. Để thực hiện thông tin cho bài viết, những dò của chúng tôi hỏi về các nơi tiêu thụ cáp quang biển đều bị ngư phủ, hay chủ tàu cá từ chối, phủ nhận.  

Trong tình hình "căng" như lúc này, nhiều đầu nậu đã "im hơi lặng tiếng". Sau khi ở Vũng Tàu có nhiều vụ tịch thu cáp khai thác ngoài biển, một số "mối" đã chuyển về Kiên Giang, tiến hành thu mua tại một cảng nhỏ ở biển Tây. Nhưng cũng không bao lâu, có người vận chuyển đã bị cơ quan chức năng phát hiện…

i
Cáp quang biển thu giữ từ tàu đánh cá - Ảnh: Hồng Thanh

Họ chỉ tiết lộ, giá cáp viễn thông (loại trục bằng đồng) đang dao động từ 16-18 nghìn đồng/kg. Cũng có người cho biết, giá này hiện chỉ còn 6.000 đồng, thậm chí 4.000 hay 2.000 nghìn đồng/kg.

Một ngư phủ nhiều năm làm nghề biển tên Hồ Q.V thông tin, số phương tiện tham gia cắt cáp biển ở Kiên Giang không thể dừng lại ở con số 12, mà còn nhiều hơn số đó mấy lần.

Anh V bảo, có lúc khai thác cáp viễn thông trên biển cũng nhộn nhịp như... khai thác cá!

  • Hồng Thanh
     

    Ý kiến của bạn?


     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,