Người khuyết tật và “Giấc mơ Mỹ”
- Người khuyết tật ở bất cứ quốc gia nào, văn minh hay đang phát triển, đều cần được chia sẻ, tôn trọng, được hỗ trợ, tạo điều kiện để sống hòa nhập với cộng đồng và tìm kiếm hạnh phúc của mình. Lá thư của một người khuyết tật ở Mỹ gửi cho Thư TL- HN chúng tôi vào dịp ngày 3-12, ngày Quốc tế những người tàn tật, mang một ý nghĩa chia sẻ sâu sắc, với mong ước, những người khuyết tật tại quê hương cũng sẽ có một “thân phận” tốt, một đời sống bình an và thư thái trong tâm hồn.
Thư Thăng Long- Hà Nội thân mến,
Tôi là một người Việt Nam, hiện sống tại Mỹ. Thời gian qua, theo dõi trên các báo mạng ở Việt Nam và sau khi đọc toàn văn tiêu chuẩn “Sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” của Bộ Y tế, tôi muốn viết cho Thư TL- HN kể về trường hợp của tôi, một người khuyết tật được tự mình lái xe, tham gia giao thông, được hòa nhập vào cộng đồng xã hội bao nhiêu năm nay một cách tốt đẹp.
Biển số xe của người khuyết tật (trái), và người khuyết tật đi mua sắm (phải). Ảnh: Thanh Nguyễn
Mắt nhìn của cộng đồng
Ở Mỹ, có nhiều chính sách xã hội dành cho người khuyết tật, mà chương trình SSI (Supplemental Security Income) là một ví dụ sinh động. Trong chương trình này, Chính phủ Mỹ cung cấp một số tiền căn bản cho những người nghèo hoặc những người không đủ khả năng làm việc, trong đó có những người khuyết tật như chúng tôi, do bẩm sinh hay có thể do bệnh tật gây ra (khoảng 800USD/tháng).
Ngoài việc trợ cấp hàng tháng, người khuyết tật cũng được tạo nhiều điều kiện có việc làm để kiếm thêm thu nhập và giúp họ gia nhập xã hội một cách bình thường. Các cơ quan Chính phủ, ngoài việc thuê người khuyết tật làm những công việc mà họ có thể làm trong khả năng, còn khuyến khích các công ty tư nhân thuê người khuyết tật bằng cách Chính phủ sẽ tài trợ một khoản tiền nào đó cho các công ty dưới hình thức giảm thuế (Tax credit). Nói cách khác, lương mà các công ty đó trả cho người khuyết tật sẽ có một phần “bù lỗ” của Chính phủ.
Có rất nhiều công ty thuê mướn người khuyết tật, vì họ vẫn có thể làm được những công việc không thua gì người bình thường. Ví dụ như dịch vụ trả lời điện thoại, dịch vụ quảng cáo sản phẩm qua điện thoại, hoặc làm nhân viên tiếp thị trong các cửa hàng lớn.
TIN LIÊN QUAN
Các hệ thống tập đoàn bán hàng lớn như Wal Mart, Target, Home Depot đều có thuê mướn một số nhân viên là người khuyết tật. Đối với những tập đoàn lớn này, có thể chưa chắc họ đã cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ, nhưng có lẽ, họ muốn có sự góp phần trợ giúp người khuyết tật của xã hội, hướng về cộng đồng. Bước vào những cửa tiệm này, có thể thấy vài nhân viên là người khuyết tật, tuy ngồi trên xe lăn nhưng họ vẫn có thể làm những công việc như chào đón khách hàng ngay tại cửa ra vào, với nụ cười niềm nở: “Good Morning, welcome to our store” (Chào bạn , mời bạn vào cửa tiệm chúng tôi ), hoặc nói lời cám ơn khi khách hàng bước ra: “Thank you for shopping with us”.
Người khuyết tật ở đây cũng có thể làm hướng dẫn viên, chỉ cho khách hàng những hàng hóa cần tìm. Thoăn thoắt dùng tay lăn chiếc xe lăn, họ hướng dẫn khách hàng đi tới các quầy hàng và còn có thể hướng dẫn khách cách sử dụng hàng hóa hay tư vấn tiêu dùng một cách thành thạo.
Lái xe trên xa lộ... Ảnh: Hiệu Minh
Công việc làm trao đổi qua mạng Internet cũng rất thích hợp cho người khuyết tật. Khi bạn mua bán hàng trên mạng, có thể là bạn đang nói chuyện với một người khuyết tật nào đó không còn đôi chân đang ngồi trên xe lăn ghi nhận đơn đặt hàng của bạn hoặc tư vấn những món hàng mà bạn đang cần.
Việc thuê nhân viên là người khuyết tật không chỉ là nhận được sự trợ giúp tài chính của Chính phủ mà điều này còn khiến khách hàng nhìn các công ty một cách hài lòng hơn, với con mắt thiện chí, thiện cảm hơn. Ngoài việc đánh giá cao tiêu chí hướng về cộng đồng của các công ty, khách hàng còn nhận thấy rằng chính họ đã đóng góp vào công ích xã hội của các công ty này nói riêng và cho cộng đồng xã hội nói chung.
Và dĩ nhiên, khi người khuyết tật được đi làm, được hòa nhập vào xã hội tức là, nói một cách khác, họ được tham gia giao thông bằng nhiều cách, nhiều phương tiện.
Chuyện của tôi và của bác Tư
Qua Mỹ năm 1995, tôi chưa kịp quyết định rằng mình sẽ phải bắt đầu từ đâu, như thế nào, bằng cách nào...thì phát hiện mình bị tiểu đường và hư thận. Cơn bệnh biến chứng nhanh trở tay không kịp khiến tôi cuối cùng phải cưa mất hai chân. Tuy có được cặp chân giả, nhưng dĩ nhiên việc đi lại rất khó khăn. Khi ấy, tôi bi quan lắm, tưởng là cuộc đời sẽ chấm dứt, không còn có thể tự mình đi đây đi đó. Tôi đã rất thất vọng cho chính mình...
Thế nhưng, sau đó, được bạn bè, mọi người hướng dẫn, mách bảo, tôi được Chính phủ hỗ trợ một phần tiền để đặc chế chiếc xe hơi. Một trung tâm chuyên sửa chữa xe hơi đã chế tạo lại hai chân ga và thắng (phanh) đưa lên nơi tay lái, tức là tôi vẫn có thể lái xe hơi bằng hai tay.
Các bãi đậu xe ở Mỹ rất rộng lớn, nhưng người bình thường tìm được một chỗ đậu xe để vào chợ trong các ngày cuối tuần không phải là chuyện đơn giản. Thường thì mọi người phải đậu xe rất xa và đi bộ vào trong chợ, nhưng ở các bãi đậu xe đó, bao giờ cũng có những “ô” dành riêng cho người khuyết tật ở vị trí gần nhất, những nơi mà họ muốn tới như sát cửa ra vào các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cơ quan...
Tay lái đặc chế dành cho người khuyết tật (trái), và nơi dấu xe dành cho người khuyết tật (phải). Ảnh: Thanh Nguyễn
Tình trạng khuyết tật mất cả hai chân của tôi tức là vĩnh viễn, cho nên Nha lộ vận ngoài việc cấp cho tôi giấy phép đậu xe ở bãi xe riêng, còn cấp một chứng nhận đã được in sẵn luôn trên bảng số xe.
Từ Handicap trong tiếng Anh, có thể hiểu chung là người khuyết tật, nhưng không có nghĩa là phải mất một phần cơ thể, mà có thể hiểu rộng hơn là người không có khả năng về thể chất hay tinh thần một cách hoàn hảo ở bất kỳ phương diện nào, ví dụ như trường hợp bác Tư, một người bạn của tôi.
Năm 2004, bác phải qua một cuộc giải phẫu cột xương sống vì chứng "thoái hoá đệm cột sống". Bác sĩ cấp cho bác Tư một giấy chứng nhận là người khuyết tật trong vòng một năm, để bác có thể đến Nha lộ vận xin tấm bảng đậu xe ưu tiên trong thời gian đi lại khó khăn.
Để xin được giấy phép ưu tiên đậu xe của người khuyết tật không quá khó khăn, chỉ cần xin giấy xác nhận của bác sĩ. Bác sĩ sau khi căn cứ theo hồ sơ bệnh lý và sự chẩn đoán của mình, sẽ cấp giấy chứng nhận cho người khuyết tật được sử dụng quyền ưu tiên trong một thời gian nào đó (như trường hợp bác Tư) hay vĩnh viễn (như trường hợp của tôi). Nha lộ vận hoàn toàn tin tưởng vào kết luận của các bác sĩ và họ sẽ cấp cho người khuyết tật bảng số xe có in biểu tượng và giấy chứng nhận đậu xe ở nơi dành riêng cho họ. Tất cả được hoàn toàn miễn phí.
Người khuyết tật có quyền xin một trong hai loại chứng nhận: Bảng Handicap vĩnh viễn được in luôn trên bảng số xe cá nhân của họ. Bảng Handicap có thể gỡ ra (Placard), chỉ lấy ra treo trên kính chiếu hậu khi họ cần chứng minh quyền đậu xe của mình.
Ở các vị trí đậu xe dành riêng cho người khuyết tật, luôn có gắn bảng ưu tiên rõ rệt và chỉ dành cho những xe nào có giấy chứng minh đó, nếu không sẽ bị gắn một giấy phạt. Trong nhiều trường hợp khác, người khuyết tật không thể tự lái xe, họ vẫn có thể xin được thẻ chứng nhận người khuyết tật, để khi nhờ người khác chở đi đâu, họ có thể treo chứng nhận đó trong xe, dành quyền ưu tiên khi đậu xe để khỏi phải đi bộ quá xa từ những bãi đậu xe rộng lớn vào nơi họ muốn đến.
Sông Pôtômac chảy qua DC. Ảnh: Hiệu Minh
Cũng có vài trung tâm thương mại, thương xá, siêu thị...cố gắng tạo sự dễ dàng cho người khuyết tật di chuyển trong phạm vi không gian siêu thị của họ, bằng cách cung cấp các xe lăn điện. Sau khi được quyền đậu xe nơi gần nhất trong bãi đậu xe rộng lớn, người khuyết tật, bằng nạng hoặc chân giả, hoặc đi một cách khó khăn tới cửa chợ, sau đó họ có thể dùng chiếc xe lăn chạy bằng điện được để sẵn nơi cửa ra vào. Ngồi thoải mái trên xe lăn họ có thể di chuyển mua hàng, khi ra về, họ có thể nhờ nhân viên tiễn ra tận xe và nhân viên sẽ mang chiếc xe lăn trả về vị trí cũ.
Do những tiện nghi đó, tôi cũng như bác Tư hay nhiều người khuyết tật khác ở Mỹ rất dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội do được cộng đồng giành nhiều ưu tiên, hoặc tạo điều kiện cho mình.
Tôi được biết, ở Mỹ có tới hơn 24 triệu người khuyết tật, trong đó, một nửa số người khuyết tật vẫn có khả năng đi làm tại các công sở, cơ quan, cửa hàng…Nhà nước Mỹ có khá nhiều điều luật nhằm giúp người khuyết tật sống vui vẻ và có đời sống tốt.
Cũng theo một số thống kê về xã hội, những tai nạn giao thông xảy ra nhiều, không phải do người khuyết tật, mà phần lớn rơi vào các thanh niên mạnh khỏe, ở những người tuổi trẻ thường luôn quá tự tin vào tài lái xe của mình, hay những người tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn.
Luật lệ ở Mỹ không giới hạn quyền lái xe của người khuyết tật, miễn là người khuyết tật đó có thể chứng minh khả năng lái xe của họ một cách an toàn như người bình thường. Ngay cả những người bị tê liệt, hoặc mất cả hai chân như tôi. Hồ sơ bệnh lý cá nhân là một vấn đề hoàn toàn riêng tư, người ta có quyền giữ kín không cho ai biết. Nha lộ vận và sở y tế là hai cơ quan độc lập, bất kỳ ai đến Nha lộ vận xin thi lấy bằng lái xe, đều được đối xử như nhau, không phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ và người giám khảo của Nha lộ vận chỉ xem xét khả năng lái xe của người đi thi mà thôi.
Có những người tuy không phải là khuyết tật nhưng mặc chứng bệnh nào đó gây khó khăn cho việc đi bộ của họ thì xã hội cũng có những quan tâm đặc biệt hơn. Nói chung, Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng xã hội từ công việc làm đến những tiện nghi của đời sống như tham gia giao thông, để họ có thể tự xoay sở được, hạn chế việc phải nhờ vả đến sự giúp đỡ của người khác mà ngược lại mặt nào đó họ còn có thể giúp đỡ người khác trong điều kiện khả năng của họ.
Phải nói rằng, nhờ đó, mặc cảm tật nguyền của những người khuyết tật vợi bớt đi rất nhiều, và họ có thêm cơ hội đóng góp cho xã hội, cũng như có thể tìm kiếm hạnh phúc riêng tư. Mỗi lần lái xe đi trên xa lộ, khi nhớ về quê hương, tôi vẫn thầm mong cho đất nước Việt Nam mình phát triển, đến lúc nào đó, những người khuyết tật không may mắn cũng sẽ như tôi, có một “thân phận” tốt, được hưởng một đời sống bình an và thư thái trong tâm hồn.
Thư tôi viết đã dài. Xin được dừng bút ở đây. Kính chúc Thư TL- HN có thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn.
Thanh Nguyễn
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:
Ho ten: Trần Tiến
Tieu de: Bài viết hay quá , mong chúng ta học hỏi .
Noi dung: Là một du học sinh ở Mỹ đã 3 năm, tôi thấy bài viết của Thanh Nguyễn hoàn toàn chính xác về cách đối xử rất tử tế đối với người khuyết tật của Chính phủ và cộng đồng người Mỹ. Tôi đã đi thi lái xe bên Mỹ, họ chỉ làm kiểm tra mắt xem mình có thấy được trong phạm vi nhất định nào đó, mà không cần giấy xác nhận tình trạng sức khỏe, hoặc đo vòng ngực của mình gì hết. Cám ơn người viết và VietNamnet đã cho đăng một bài rất hay để chúng ta mở rộng thêm tầm nhìn.
Email: ictech87@...Noi dung: Đúng là một đất nước văn minh dân chủ. Mọi người không phân biệt đẳng cấp, thân phận sang hèn. Tất cả đều có cơ hội thăng tiến ngang nhau.
Ho va ten: Hiệu Minh (Washington DC)
Noi dung: Thông điệp
Kính gửi Thư Thăng Long- Hà Nội.
Tôi đã từng viết về "Giấc mơ và giá trị Mỹ" nhưng không thể nào tưởng tượng được người khuyết tật như tác giả bài báo trên lại có chính giấc mơ đó. Đọc lên thật cảm động. Cuộc sống Việt Nam đang đi lên và ước mong cho những người không may mắn bên ta được bình đẳng và tôn trọng như thế.
Công tác tại DC được vài năm, mỗi lần đỗ xe hơi và nhìn bảng hiệu "dành riêng cho người khuyết tật" tôi thầm cảm phục đất nước nhìn xa trông rộng, công bằng trong từng chi tiết nhỏ với pháp luật hỗ trợ rất công minh. Đó là giấc mơ và một giá trị Mỹ rất riêng. Nếu được viết lại bài báo của mình, có lẽ tôi sẽ chọn giấc mơ của tác giả Thanh Nguyễn làm thông điệp chính.
Xin cảm ơn tác giả.
Email: xoxi86@gmail.com
Tieu de: Cảm ơn tác giả
Ho ten: Nguyễn Hà
Dia chi: Hải Phòng
Noi dung: Từ khi còn ngồi học trên ghế nhà trường rồi đến giảng đường đại học chúng tôi chỉ được nghe về đất nước tư bản là chỉ có bóc lột, không hề có an sinh xã hội. Tôi không muốn nói ở đây về cái tôt hay cái xấu của mỗi chế độ nhưng chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập, cái gì hay của thế giới thì mình nên học. Trong gia đình tôi cũng có người khuyết tật, chỉ ươc sao trong xã hội ta cũng có những phúc lợi xã hội dành cho người khuyết tật thì thật tốt biết bao. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN tác giả cũng như VNN đã đăng bài viết này để chúng tôi được mở rộng tầm mắt và hy vọng về cuộc sông văn minh hơn trong tương lai.
Ho ten: Trần Quang Ngọc
Dia chi: Allston, MA
E-mail: tranquangoc@...
Tieu de: Rất đúng
Noi dung: Cảm ơn Thanh Nguyễn. Khi mới sang Mỹ tôi cũng rất ấn tượng với cách mà xã hội và chính phủ Mỹ đối xử với người khuyết tật. Ở Mỹ người khuyết tật luôn được quan tâm đặc biệt, được tạo điều kiện để có thể hòa nhập với xã hội một cách tốt nhất. Thành phố Boston nơi tôi ở, một người bại liệt với một chiếc xe lăn có thể đi bất cứ nơi đâu trong thành phố vì vỉa hè đường ở đây rộng và thông thoáng. Tại những điểm qua đường vỉa hè được hạ thấp dần xuống ngang mặt đường để xe lăn có thể đi qua dễ dàng. Xe buýt được thiết kế có thể hạ thấp trọng tâm khi cần để người già lên xuống dễ dàng, có thể hạ cầu nối với vỉa hè để xe lăn đi lên. Trên tàu điện, xe buýt, đều thiết kế chỗ dành riêng cho người khuyết tật. Tất cả trường học, công sở đều lối lên xuống cho xe lăn. Mỗi sáng các thầy cô giáo phải ra cổng trường để đỡ các em khuyết tật từ xe buýt xuống và đẩy xe các em vào trường.
Ho ten: Linh Ho ten: Vũ Hoàng Ho ten: Trương Hùng Ho ten: Kim Dan Ho ten: Huyền
Ho ten: Nguyễn Thị Thu Thủy Ho ten: Ngô Văn Email: vanngo@...
Ho ten: liumingmt Ý kiến bạn đọc :
Dia chi: Hà Nội
Email: khanhlinh_mit@...
Noi dung: Tôi mới chỉ được sống tại Mỹ 7 tuần qua vài bang nhưng một trong những ấn tượng của tôi về nước Mỹ đó là cơ hội cho những ngươi tàn tật được tham gia vào đời sống xã hội không khác gì những người bình thường. Đúng như các bạn đã nói ở trên, đường xá, phương tiện giao thông, các dịch vụ công công cộng đều tạo điều kiện cho người khuyết tầt. Tôi thực sự cảm động và ấn tượng khi thây các lái xe buýt tại thành phố tôi ở ( Santa Babara thuộc tiểu bang Cali) sau khi hạ đường lên xuống cho người khuyết tật còn xuống xe giúp họ lên xe buýt an toàn, đưa họ vào chỗ ngồi, giúp xếp xe đẩy và một quy trình ngược lại khi họ xuống xe. Điều quan trọng nhất mà tôi cảm nhận là trong xã hội Mỹ những người khuyết tật được thực sự bình đẳng và luôn được xã hội tạo điều kiện để họ được tham gia vào các hoạt động xã hội.
Dia chi: Pháp
Noi dung: Giống như bạn Nguyễn Hà, trong hình dung của tôi (vì được dạy thế) những nước tư bản chỉ có bóc lột, không có tình người. Nhưng, khi sang châu Âu, chỉ liên quan đến người khuyết tật, tôi thấy gần như tất cả mọi địa điểm, dịch vụ đều ưu tiên cho họ. Đơn cử một lần đi xe buýt, bộ phận ván tự động giúp người khuyết tật lên xe buýt bị hỏng, người lái xe buýt phải xuống để bê xe và người hành khách ngồi trên xe lăn đó lên. Ngay bên cạnh nhà tôi có hai người bị khuyết tật, nhưng họ sống một cách rất tự tin và hoà đồng với mọi người.
Dia chi: T/p HCM
Email: truonghung@...
Tieu de: Việc nên làm ngay
Noi dung: Khi đến cửa khẩu Lạng Sơn để xuất cảnh đi Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy tòa nhà làm thủ tục xuất cảnh cho khách không có đường dẫn để các cụ già và người đi xe lăn có thể sử dụng được, trái ngược hoàn toàn với cửa khẩu phía Truing Quốc. Ngay cả đối với khách khỏe mạnh cũng phải khiêng vác va li vì không có đường kéo. Không rõ đơn vị nào đã thiết kế tòa nhà này, khi đưa vào sử dụng thấy bất cập mà không sửa đi. Trong khi chờ chính sách từ cấp trên, cửa khẩu của Việt Nam nên xem lại và chỉnh sửa để giúp cho khách xuất, nhập cảnh đỡ vất vả hơn.
Dia chi: US
Email: billconnors01@.
Noi dung: Những điều bạn Thanh Nguyễn viết về người tàn tật ở Mỹ là hoàn toàn chính xác. Tôi có một người bạn sang đây công tác vài năm. Chị có một đứa con trai 12 tuổi và bị bệnh Down bẩm sinh. Tuy không phải là công dân Mỹ nhưng khi sang Mỹ cháu được nhà nước chăm sóc hoàn toàn miễn phí, được đi học (tất nhiên là trong các lớp học đặc biệt dành cho trẻ em thuộc diện này), được vui chơi, được các bác sĩ kiểm tra thường xuyên. Mẹ cháu cũng rất cảm động khi thấy cô giáo chăm sóc cháu lại yêu thương và tận tình đối với trẻ em khuyết tật như vậy. Nói cách khác, cháu được sống trong một môi trường như trong mơ đối với hoàn cảnh của cháu. Tôi đã thấy cháu chơi được đàn organ, vẽ... Có lẽ không cần phải nói nhiều, đó chính là tính ưu việt.
Dia chi: Hà Nội
Email: bacgiang_kt2002@...
Tieu de: Bao giờ có được ở Việt Nam?
Noi dung: Là một người khuyết tật, khi đọc bài báo này tôi cảm thấy rất thèm được sống trong một cộng đồng như vậy. Chính phủ và mỗi cá nhân người Mỹ đều ý thức và hành động vì người khuyết tật. Còn ở nước ta thì sao? Cứ mỗi lần đi xe buýt nhìn hàng chữ: "Ưu tiên nhường ghế cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già và người khuyết tật" tôi lại thấy buồn. Vì tôi chưa được ai nhường ghế cho bao giờ!
Dia chi: Tp HCM
Tieu de: Người cùng cảnh ngộ
Noi dung: Đọc xong bài viết trên em rất cảm động, vì chính bản thân em cũng là người khuyết tật, nên em rất đau lòng và nhớ đến những gì mình đã trải qua bao nhiêu cuộc phẩu thuật thật đau đớn, khi tai nạn giao thông đã cướp mất đi của em một cái chân và hiện giờ em đang đi bằng một cái chân giả. Em ước mơ nước mình sau này dân giàu nước mạnh, cũng ưu tiên hàng đầu cho người khuyết tật như chúng em, tạo điều kiện cho chúng em hòa nhập với cộng đồng một cách bình đẳng, không mặc cảm thân phận. Xin chân thành cảm ơn người đã viết bài báo trên để cho nhiều người được đọc và hiểu nhiều hơn về người khuyết tật trên thế giới. Cảm ơn rất nhiều
Tieu de: Đúng là đầy tình nguời
Noi dung: Trước đây tôi chỉ biết đến nước Mỹ như là một nơi giàu có nhưng lại rất thiếu tình người,ở đó chỉ có sự cạnh tranh khốc liệt để kiếm tiền, nạn cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua...Nhưng nay đọc được bài này tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Quả là một xã hội đầy tình người đấy chứ! Người tàn tật mà còn được đối xử đầy tình người như thế thì xã hội đấy phải đầy lòng nhân ái vị tha phải không các bạn? Rất cám ơn bạn Thanh Nguyễn đã cho một bài viết xúc động
Dia chi: Hà Nội
Email: liumingmt@...
Tieu de: Phải tôn trọng người khuyết tật
Noi dung: Tôi đã đọc kĩ bài viết của bạn Thanh Nguyễn. Một bài báo mang đậm tính nhân văn. Cha me nuôi tôi la người Mỹ và yêu thích văn hoá Việt Nam...khi nghe tôi kể về chuyện "tiêu chuẩn điều khiển xe máy"ở Việt Nam, họ rất sửng sốt....và sau đó buồn cười. Chúng ta đặt ra điều kiện này với điều kiện nọ trong việc sử dụng xe máy, có khác nào chúng ta đang kì thị họ và không cho người khuyết tật hoà nhập cộng đồng. Tôi cũng may mắn là được sống một thời gian ở các nước tư bản. Mọi người rất tôn trọng những người khuyết tật. Bởi không ai muốn sinh ra làm người khuyết tật.