Về những chiếc xe chở… 'xác chết'
-…Một cảm giác bất ổn chạy qua người tôi. Nhưng thú thực, chỉ đến ngày, tôi chứng kiến một đứa trẻ ngồi trên xe mẹ nó chở tới trường kêu lên thất thanh: “Mẹ ơi, sợ quá” và lấy hai bàn tay nhỏ xíu bưng lấy mặt thì cảm giác về sự bất ổn đó mới hiện ra rõ ràng trong tôi…
Những chiếc xe máy chở "xác chết".Nguồn ảnh: VNN |
Đúng là một sự bất ổn. Có thể chúng ta chưa hề nhận thấy và thừa nhận hậu quả của những việc mà ngày ngày chúng ta vẫn thản nhiên làm trước mắt các công dân tương lai của mình. Việc những con lợn mổ phanh bụng và những con chó bị thui nhe răng phơi phới xuất hiện trên đường phố Thủ đô mà tôi nói đến có phải là một câu chuyện phù phiếm trong một xã hội đang có biết bao vấn đề lớn và những biến động mà chính quyền và nhân dân phải quan tâm không ?
Tại sao chỉ đến khi một đứa trẻ kêu lên sợ hãi tôi mới thực sự nói ra điều này? Bởi tôi thấy quanh mình mọi người đều nhìn thấy những hình ảnh đó với một cảm giác bất ổn mà không có ai nói ra. Và thế là, sự hình dung về tiếng nói cô độc của mình khi cất lên sẽ bị bao vây bởi những cái nhìn ngờ vực và mỉa mai đã làm tôi lưỡng lự và câm lặng.
Dù tôi, và tôi tin còn rất nhiều người như tôi, có câm lặng và biện minh thế nào thì vẫn bị cảm giác bất ổn này bám theo không rời bỏ. Khi tôi đã cất lên tiếng nói về sự bất ổn này thì bỗng nhiên quanh tôi hiện ra biết bao sự bất ổn khác sinh ra từ những hình ảnh trong đời sống tưởng như chẳng có nguy hại gì. Và cho dù bị những ai đó chế nhạo thì chúng ta vẫn phải cất tiếng.
Nguồn ảnh: Gettyimages |
Vấn đề này tôi đã nói đến nhưng không phải không có người phản đối. Họ cho rằng nếu vậy thì đừng ăn thịt nữa. Cách biện luận đó nghe thoảng qua có vẻ có lý phải không ? Nhưng họ mắc sai lầm ở chỗ đã đồng nhất bản chất và sự ảnh hưởng của hai hình ảnh. Hình ảnh thứ nhất là chọc tiết, đập đầu và vặt trụi lông. Hình ảnh thứ hai là những món ăn ngon của một bữa tối chẳng hạn.
Không chỉ ở nước ta mới có những vấn đề lớn và những biến động mà chính quyền và nhân dân phải quan tâm, mà ngay cả nước Mỹ, một quốc gia giàu có, cũng luôn luôn phải đau đầu với những vấn đề và những biến động ở quốc gia họ. Nhưng việc giáo dục thẩm mỹ và đạo đức cho những đứa trẻ thì người Mỹ có thể nói là một trong những quốc gia làm tốt nhất.
Mùa hè năm 2007, tôi đến
Đấy là màn hai con trâu chọi nhau và màn ông lão đánh cá hút thuốc lào khói phun mù mịt. Vì theo họ, hai màn diễn đó dễ gieo vào tâm hồn thơ ngây của những đứa trẻ những cảm xúc bất ổn. Đó là một trong những tư tưởng giáo dục của người Mỹ.
Màn hai con trâu chọi nhau. Ảnh: bongda1.24h.com.vn |
Bởi trách nhiệm của họ đối với xã hội và đối với những công dân tương lai của dân tộc họ là một trong những thái độ sống mang tính nhân văn cao nhất. Trong khi đó, ở Việt
Và thế là, ngày này qua ngày khác, quá nhiều những cảm xúc bất ổn lặng lẽ thấm vào tâm hồn và trí não của những đứa trẻ. Những cảnh bắn giết trong tin tức thời sự và trong phim hành động, những cảnh đấm bốc hộc máu mồm máu mũi trên võ đài trong chương trình thể thao, những cảnh trai gái hôn nhau, cởi quần áo nhau hay làm tình dù rằng rất kín đáo của nghệ thuật điện ảnh trong phim tâm lý tình cảm vv…
Thế nhưng hầu hết các bậc cha mẹ lại không hề có ý thức trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nhỏ và cách ly chúng với những gì thuộc về một phần của đời sống người lớn. Hơn nữa, những chương trình giành cho trẻ nhỏ trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt
Nếu bạn xem phim hành động Mỹ, bạn sẽ thường xuyên thấy cảnh một người lớn, một cảnh sát hay một nhân viên FBI ôm lấy một đứa trẻ để cho đứa trẻ ấy không nhìn thấy cảnh cha, mẹ hay một người thân nào của chúng bị tai nạn hoặc bị giết. Nhiều đứa trẻ đã bị chấn thương tâm lý sau này đã trở thành những người trầm uất, mắc bệnh tâm thần hay trở thành những kẻ giết người man rợ. Hầu hết những trẻ vị thành niên trở thành những kẻ giết người bệnh hoạn đều có một tuổi thơ bất ổn với những chấn thương tâm lý nặng nề.
Nguồn: Gettyimages. |
Nếu bây giờ chúng ta im lặng để tự tìm xem điều gì đã dẫn chúng ta đến lỗi lầm ấy thì chúng ta sẽ nhận thấy lỗi lầm của chúng ta nhiều lúc xuất phát từ khi chúng ta lên 5 lên 6 tuổi. Lúc đó, có một điều gì đó trong cuộc sống ở ngay gia đình chúng ta, ở ngay trường học chúng ta, ở ngay cái ngõ nhỏ hay một lối phố có ngôi nhà chúng ta đã gieo vào tâm hồn chúng ta sự bất ổn. Nếu không có gì xóa đi hay ngăn chặn sự phát triển của những sự bất ổn như thế thì nó sẽ đẩy chúng ta vào những hành động bất ổn khi trở thành người lớn.
Giờ tôi lại muốn nhắc lại hình ảnh những con lợn mổ phanh bụng và những con chó thui nhe răng trắng nhởn đang ngày ngày diễu qua thành phố chúng ta như chẳng có chuyện gì đáng phải quan tâm. Chúng ta đã có những quy định về việc giết mổ gia súc nhưng cũng chỉ là những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghĩa là việc đó thật cần thiết những mới chỉ bảo vệ cho chúng ta một cơ thể không bệnh tật. Nhưng để bảo vệ một tâm hồn không bệnh tật thì chúng ta phải có những quy định khác. Nó không phải là những bài học đạo đức sáo mòn mà những đưa trẻ vẫn phải nghe ngày ngày mà không có cảm xúc gì hoặc không hiểu gì.
Những điều tôi đang nói có phải là những điều viển vông và khó hiểu không? Điều đó phụ thuộc vào người lớn chúng ta. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng biết bao bi kịch và sự thất bại của con người lại bắt đầu từ những điều mà khi nói ra con người đã cất tiếng cười nhạo báng.
-
Nguyễn Quang Thiều
Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Thăng Long - Hà Nội xin liên hệ với địa chỉ:
kyduyen@vietnamnet.vn
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT:
Ho ten: DKTive
Dia chi: Hà Nội
Email: sweetdudevn@...
Tieu de: Cảm ơn anh Nguyễn Quang Thiều!
Noi dung: Văn hóa người Việt thiếu tính cộng đồng, cha chung không ai khóc? Khi đọc xong những lời nhận xét về văn hóa Hà Nội như trong bài viết của anh Nguyễn Quang Thiều, tôi thấy nó thể hiện cả một lối sống văn hóa thiếu ý thức cộng đồng không chỉ người dân Hà Nội mà còn ở khắp nơi tại Việt
Ho ten: Thắng Trương
Dia chi: Đà Nẵng
Email: Truongducthang1963@...
Tieu de: Tâm hồn trẻ thơ đang bị đầu độc !
Noi dung: Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Thiều đã viết lên nỗi lòng bao người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn. Chúng tôi cũng vậy, hàng ngày và thậm chí cả sáng sớm khi mà mọi người đang tản bộ, tập thể dục và hít thở không khí trong lành bỗng bị sốc nặng khi những chiếc xe máy không nguỵ trang, che chắn, không thùng chứa chở cá, mắm chạy rầm rầm, xả nước tanh tưởi trên khắp các tuyến đuờng thành phố. Khi mà hàng ngày xe chở gia súc đã giết mổ phơi bụi và "doạ nạt" trẻ em và làm ô nhiễm môi trường mà chẳng có quy định, điều luật hay chế tài nào để kiểm soát, xử lý. Các ngành chức năng coi đó là bình thường và đó chính là vấn nạn cho xã hội, cho môi trường kiểu như cú sốc VEDAN vừa qua và bây giờ đang "thổi bùng lên ngọn lửa" phát hiện, điều tra nguyên nhân ô nhiễm... Tại sao thế giới làm được, làm rồi còn chúng ta cứ "mải miết theo sau" dấu chân mờ của họ, vậy làm sao phát triển KT và XH.
Ho ten: Nguyễn Văn Tuấn
Dia chi: Mê Linh - Hà Nội
Email: nguyentuan16111973@...
Tieu de: Gửi bác Thiều
Noi dung: Cháu rất tâm đắc với nội dung bài viết của bác. Theo cháu chúng ta nên có một quy định cụ thể trong việc di chuyển thực phấm sống. Xin cảm ơn bác!
Ho ten: Sand
Email: sand0902@...
Tieu de: Tương lai?
Noi dung: Tôi đồng ý với quan điểm của Nguyễn Quang Thiều. Nhưng, làm thế nào với xã hội của chúng ta hiện nay thực vô cùng khó. Đưa ra quy định, rồi thanh tra, kiểm tra, rồi đút lót, hối lộ. Đâu lại vào đấy, chỉ khác chăng là tinh vinh hơn. Còn giáo dục thì sao? Thầy còn chưa ra thầy, làm sao dạy được cho trò. Còn xã hội? Dân trí quá thấp, số lượng người hiểu được vấn đề đã ít, số lượng người thấy lo lắng cho tương lai lại càng ít. gười VN chúng ta hay có tư tưởng nếu nó không trực tiếp tác động đến ta thì không quan tâm (điếc không sợ súng). Xem những chuyện như: Vedan, Miwon, ... nhìn những dòng nước của Hồ Gươm, Tô Lịch mà thấy rợn người, chưa kể hàng núi tiền vay vốn FDI, IMF, WorldBank ... Không biết rồi đây thế hệ con cháu chúng ta sống ra sao?
Ho ten: Không nêu tên
Noi dung: Để có một tâm hồn khoẻ mạnh thì chúng ta đã có phong trào kể chuyện tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi rồi mà. Loa truyền thanh phường cũng thường kể những câu chuyện đạo đức hay ho, giáo dục nhân cách công dân nữa, lo chi anh Thiều ơi!
Ho ten: lE TRUC
Dia chi: Khu tt Truong noi tru Gia Lai
Email: letruc@...
Tieu de: Về những chiếc xe chở " xác chết"
Noi dung: Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Quang Thiều. Không phải mình ca ngợi nước Mỹ, mà mỗi lần xem phim hành động của Mỹ cũng thấy rất rõ điều đó, chính vì vậy trẻ em của họ rất yêu thương con vật. Việt
Ho ten: Lê Cao Cường
Dia chi: Hà Nội
Email: cuong_lc08@...
Noi dung: Điều mà tác giả viết đáng lẽ cần phải được viết ra và thực hiện từ rất rất lâu rồi. Tôi năm nay 21 tuổi, vẫn còn nhớ rất nhiều điều từ khi 4,5 tuổi. Và trong suốt quá trình thơ ấu đã không biết bao lần bị sốc,bị tổn thương sâu sắc với những hình ảnh hàng xóm giết gà giết chó. Khi còn rất nhỏ, bố tôi đã bắt tôi cầm chặt chân con gà để ông cắt tiết. Mặc dù tôi rất sợ khi lưỡi dao khía vào cổ con gà. Nhưng ông vẫn cứ bắt tôi làm như vậy. Hay có một lần, trên đường đi hoc về, thấy một con chim gãy chân, tôi liền đem về nhà với mong muốn được chăm sóc nó.Tôi hỏi bố tôi con chim này cần ăn gì hả bố. Bố tôi liền thẳng thừng ném con chim từ ban công tầng 3 xuống mà không hề thương tiếc, lại còn nói : "Chim sa cá lặn". Những hình đó chắc chắn sẽ không bao giờ phai mờ trong tôi. Xin được chia sẻ vài dòng cùng tác giả và các bạn.
Ho ten: Vũ Hồng Khiêm
Dia chi: Hà Nội
Noi dung: Thật là phản cảm khi phải thấy những hình ảnh kiểu như hai vợ chồng cưỡi trên chiếc xe máy nhuộm màu tiết lợn và khói bụi, phía sau là những con lợn đã phanh bụng trắng hếu, còn phía trước là những cái làn, bao tải đựng nội tạng. Những hình ảnh như vậy thường xuyên xuất hiện giữa phố phường HN. Chúng ta thường chỉ biết tự cho mình là văn mình, hào hoa gì đó, nhưng chỉ sau khi ra những nước phát triển rồi nhìn lại mới thấy mình thật sự còn phải làm rất nhiềuđiều, học rất nhiều điều. Hãy bắt đầu từ những thứ được coi là nhỏ như vậy để tạo nên văn hóa thanh lịch đích thực.
Ho ten: Lê
Dia chi: Hà Nội
Email: leecoong@...
Tieu de: Tán đồng
Noi dung: Một bài viết rất có ý nghĩa, chúng ta bây giờ sống cẩu thả quá. Hi vọng nhiều người đọc được bài này và giành một chút thời gian suy ngẫm
Ho ten: Ngọc
Email: rubberandsugar@...
Noi dung: Bài viết hay quá! Tôi rất tâm đắc với cách đặt vấn đề và cách lập luận này. Cảm ơn tác giả rất nhiều.
Ho ten: Trang
Dia chi:
Email: trang@...
Tieu de: Cần những bài viết như thế này
Noi dung: Khi tôi còn nhỏ, đầu ngõ có một hàng bán thit chó. Sáng sáng đi học vẫn phải chứng kiến cảnh làm thịt những con chó đáng thương. Điều đó vẫn ám ảnh tôi đến tận bây giờ, và mong muốn hơn bao giờ hết các con mình không phải nhìn thấy như vậy. Ngoài ra, việc vận chuyển gia súc đã giết mổ cần thiết có các cơ quan chức năng quan tâm vì an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ quan đô thị. Hy vọng rằng để từng người dân và khách du lịch không có cảm nhận sự man rợ dù ít dù nhiều về việc vận chuyển gia súc giết mổ này.
Ho ten: Không tên
Noi dung: Ôi xin cảm ơn tác giả rất nhiều. Đã lâu lắm rồi mới được nghe những lời thổn thức bộc bạch chân thành như thế. Chúng ta đang thiếu rất nhiều điều về những việc tưởng như rất nhỏ ấy.
Ho ten: Pham Luc Ha
Dia chi: Hà Nội
Email: luchavnn@...
Tieu de: Về những chiếc xe chở… "xác chết"
Noi dung: Tôi thấy những con vật sau khi bị giết thịt, vận chuyển ngang nhiên trên thành phố, không biết những người nội trợ nghĩ gì. Những miếng xương sườn, nội tạng, nhìn rõ mồn một. Không hiểu lương tâm của người bán, người vận chuyển và cả chuyện người tiêu thụ nữa nghĩ thế nào nhỉ. ......
Ho ten: Nguyễn Hải Yến
Dia chi:
Email: yen@...
Tieu de: Sự bất ổn
Noi dung: Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của bạn Nguyễn Quang Thiều. Khi sống ở VN, nhiều lần tôi có cảm giác bất an như vậy. Sách giáo khoa thì viết toàn những điều tốt đẹp, nhưng người ta không ứng dụng nó vào môi trường sống. Trách chi tại sao bây giờ trong xã hội chúng ta phải nghe và đọc quá nhiều vụ án khủng khiếp đến như vậy.
Ho ten: Lê Thanh Sơn
Email: sonlt@...
Tieu de: Cảm ơn bài viết
Noi dung: Mình thấy bài viết rất hay, rất thực và mang tính giáo dục hệ thống. Cần nhiều bài viết như thế này. Cảm ơn Nguyễn Quang Thiều
Ho ten: Kiu`
Email: pis_peekaboo@...
Noi dung: Tôi rất ủng hộ bài viết này. Có lẽ do cảm nhận của người viết có phần chen lấn nhau, theo như tôi thấy ...Nhưng thực sự có rất nhiều điều để chúng ta phải suy nghĩ. Cần phải nhìn lại rằng, nhiều khi chúng ta làm hay không làm một việc nào đó vì tâm lý đám đông. Nếu bạn đang đi cùng một nhóm người trên đường, và thấy một cụ bà ăn xin, tất cả đều có ý định bỏ qua, nhưng bạn thì không. Liệu bạn có đủ kiên nhẫn và thậm chí là dũng cảm dừng lại làm điều mình muốn, cho dù sau đó sẽ bị nói là dở hơi hay lkhông? Rất nhiều những ông bố bà mẹ chỉ biết chăm lo tới vât chất của những đứa con mình mà vấn đề hình thành nhân cách lại quá bỏ bê. Và liệu rằng, với tâm lý đám đông trong số những phụ huynh đó, có một ông bố hay bà mẹ nào, dám đưa ra một phương pháp giáo dục khoa học, mặc cho dư luận có thể nói họ là những kẻ " sính ngoại" hay gì đó tương tự không?
Ho ten: Nguyễn Minh Hiền
Dia chi: Đà Lạt - Lâm Đồng
Email: red_alex49@...
Tieu de: Hãy gieo lòng nhân vào trẻ nhỏ
Noi dung: Người xưa có câu: Nhân sơ chi tính bản thiện. Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, chúng ta dạy trẻ nhỏ phải biết yêu thương loài vật. Những hình ảnh ngộ nghĩnh của những chú chó đáng yêu trong phim hoạt hình hay trong những cuốn sách tập đọc, thật không hay khi trên đường chúng thấy những chú chó chết nhăn răng được người ta chất đầy trên xe hay những chú heo bị mổ bụng trắng hếu, tệ hại hơn nếu chúng chứng kiến người ta làm thịt nó.Vẫn biết đời sống dân ta còn nhiều khó khăn, cuộc sống lam lũ đôi khi người ta quên đi những điều đơn giản nhất, như việc tránh trẻ em tiếp xúc với phim ảnh bạo lực...Chúng ta có gieo lòng nhân vào trẻ nhỏ thì một ngày nào đó chúng ta mới nhận được quả ngọt từ thế hệ con em chúng ta.
Ho ten: Lê Hữu Đức Tài
Dia chi: HN
Email: ductai.dhxd.pro@...
Noi dung: Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Thiều và các bạn đọc rất nhiều. Những ý kiến đó đã nói lên tất cả về một sự thật khách quan không thể phủ nhận được. Mọi người chỉ được cái nói đúng thôi, làm cho tôi chẳng còn gì để mà nói thêm nữa. Với tôi, Hà Nội đang có nguy cơ trở thành MỘT TRONG NHỮNG THÀNH PHỐ XẤU XÍ, ỒN ÀO, HỖN LOẠN, THIẾU VĂN HOÁ NHẤT THÊ GIỚI. Liệu điều đó có là cực đoan không?
Ho ten: Phạm Văn Nhân
Dia chi: Tp. HCM
Email: vannhan122003@...
Tieu de: Quan điểm
Noi dung: Tôi đồng cảm với những suy nghĩ của tác giả. Tuy nhiên để thay đổi được nhận thức của cả một bộ phận trong xã hội là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự lên tiếng của những người lãnh đạo và tất cả phải được thành luật lệ. Để tìm ra những người lãnh đạo ý thức được vấn đề này cũng là điều không hề đơn giản. Khi không giáo dục được, hãy dùng biện pháp cứng rắn để ngăn cấm.
Ho ten: Nguyễn Thị Mận
Email: thanhmanpl@...
Noi dung: Rất đồng cảm với tác giả bài viết. Tôi cũng có lần đề cập về vấn đề này rồi nhưng ít người quan tâm. Tôi nhớ hình như ở Ba Lan có một tổ chức bảo vệ súc vật. Họ còn có cả một đạo luật quy định khi bị chết, con vật phải được chết trong phẩm giá. Đó không phải là chuyện nghe để cười, nó rất nhân bản. Chính những điều tưởng chừng viễn vông này lại là một trong những cái gốc để hình thành nên những tâm hồn người của một đứa trẻ thơ. Rất tiếc là việc bảo vệ trẻ em ở chúng ta hiện nay còn quá nhiều vấn đề phải bàn. Chỉ riêng việc bảo vệ về thể xác trẻ em cũng còn làm chưa xong, chưa ổn (do nhiều nguyên nhân). Do vậy, việc bảo vệ tâm hồn của các em thì nhìn ở lĩnh vực nào cũng thấy vấn đề, còn lâu người ta mới nhìn ra được. Tốt nhất những người ý thức được chuyện này cứ hãy gieo hy vọng từng tí một vào những nơi người ta có thể gieo. Rồi sẽ nhiều người để ý đến chuyện này và hành động khác đi vì lợi ích của trẻ nhỏ. Tin rằng xã hội sẽ vận động và phát triển theo hướng đi lên.
Ho ten: Nguyễn Khôi Nguyên
Email: ngkhoinguyen@...
Noi dung: Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với bài viết trên. Tôi sống tại TPHCM, và từng chứng kiến những chiếc xe gắn máy kéo theo một chiếc rờ moọc trên đó đầy những con heo vừa mổ xong, một mớhổ lốn lòng, xương mà hoàn toàn không hề che đậy gì cả. Đến như tôi mà còn cảm thấy muốn ói thì đừng nói những đứa trẻ. Những việc này các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn để tránh gieo vào đầu những đứa trẻ non nớt những hình ảnh như thế.
Ho ten: Lại Xuân Trường
Dia chi: Hà Nội
Email: laixuantruong@...
Tieu de: Về những chiếc xe ...
Noi dung: Một bài viết hết sức nhân văn và sâu sắc. Xin chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Thiều!
Ho ten: Viet Nguyen
Dia chi: SIN
Email: vietnguyen@...
Noi dung: Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tác giả Nguyễn Quang Thiều. Chúng tôi lắng nghe và thấy rằng những lo ngại của tác giả là có cơ sở, bởi cách thức gây ra cái chết, hình ảnh xác chết của gia súc theo thời gian sẽ dẫn tới việc bình thường hóa những cảm xúc khi đứng trước những hình ảnh man rợ, vô nhân tính. Chúng ta hãy cùng bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước khỏi bị ám ảnh bởi những xác chết gia súc vẫn hằng ngày hiện ra một cách vô ý thức giữa phố phường.
Ho ten: Nguyễn Văn Dũng
Dia chi: Thành phố Thái Bình
Email: dungmar00@...
Tieu de: Hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ thời ấu thơ
Noi dung: Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả về vấn đề này. Việc hình thành nhân cách, tâm sinh lý của trẻ rất quan trọng và nó được hình thành ngay từ thời thơ ấu. Đôi khi các bậc cha mẹ không biết hoặc là họ không quá coi trọng trong khi cuộc sống còn nhiều vấn đề lo toan hơn. Bản thân tôi cũng có một con nhỏ 4 tuổi. Tôi chưa bao giờ mua cho cháu một khẩu sung đồ chơi hay một thanh kiếm hoặc mua các đĩa phim có nội dung bạo lực... Vấn đề này các nhà quản lý giáo dục có biết hay đây chỉ là vấn đề nhỏ ? Theo tôi trước mắt nên có một diễn đàn để trao đổi thảo luận về vấn đề quan trọng này.
Ho ten: Độc giả Hà Nội
Tieu de: Xe chở xác chết
Noi dung: Tôi rất hoan nghênh ý kiến của ông Nguyễn Quang Thiều và báo VNN nêu việc việc chuyên chở các con vật (lợn, chó, bò, bê ...)để hở - đặc biệt là trong một Thủ đô như Hà Nội. Mong rằng các ý kiến này đến được các cơ quan quản lý để chấn chỉnh lại. Có một lần, tôi đi ngang qua cửa đền Ngọc Sơn, bên hồ Hoàn Kiếm, vào lúc 2h chiều và nhìn thấy một chíếc xe máy chở khoảng 4-5 con lợn đã mổ chất ở khoảng trống giữa tay lái xe Cub và người điều khiển xe. Cảm giác của tôi lúc đó là kinh hãi – vì việc chuyên chở đó rõ ràng là mât vệ sinh, lạc hậu, man rợ và nhếch nhác - đã thế lại còn nghênh ngang đi giữa trung tâm Hà Nội nơi có rất nhiều du khách qua lại. Tôi tự hỏi, có bao nhiêu cơ quan quản lý về thực phẩm, văn hóa...của cả trung ương và địa phương tại Hà Nội mà để một cảnh man rợ như vậy tiếp diễn cho đến tận bây giờ. Thực tế việc vận chuyển thịt từ lò mổ về các chợ này hoàn toàn giải quyết được bằng các taxi tải với giá không chênh lệch nhiều. Chính quyền cứ lo đến việc xây dựng Hà Nội văn minh và hiện đại bằng các lời nói sáo rỗng và dự án lãng phí ở đâu đâu trong khi các vấn đề thiết thực và trực tiếp ngay trước mắt thì lại không nhìn thấy và cũng không giải quyết. Tôi rất mong VNN đưa vấn đề này ra công luận và chuyển tới các cơ quan liên quan để chính quyền thành phố sửa chữa. Xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến bạn đọc: