Bầu Quốc hội phải như thi hoa hậu

Cập nhật lúc 20:53, 25/10/2010 (GMT+7)

- "Dân chủ là quá trình hình chóp, phải giới thiệu nhiều ứng viên rồi chốt lại dần để chọn lựa công khai, giống như thi hoa hậu vậy" - ĐB Lê Văn Cuông.

>> Lời nói thật của một đại biểu sắp mãn nhiệm
>> Dân không bầu đại biểu vào QH để vỗ tay

Chiều nay (25/10), phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật bầu cử ĐBQH và Luật bầu cử ĐB HĐND, chuyện cơ cấu với ĐBQH tương lai trở thành chủ đề được nhiều ĐB đương nhiệm trăn trở nhất.

"Được cơ cấu, mất chất lượng"

Phát biểu ý kiến đầu tiên tại cụm tổ Quảng Nam - Hưng Yên - Đắk Lắk - Trà Vinh, Chủ tịch Hội người cao tuổi Nguyễn Tấn Trịnh không tiếc lời khen thường vụ QH "gia công" dự thảo quá kỹ, những người trình bày thuyết trình quá hay, "còn lại chỉ là tổ chức thực hiện thế nào. Ta bàn ít thôi để chuyển sang nội dung thứ hai", ông Trịnh "hài hước".

’ĐB
ĐB Lê Văn Cuông: Phải tránh chuyện chưa bầu đã biết "ông" nào thắng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tuy nhiên, không nhiều ĐB lạc quan như ông Trịnh.

ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cho rằng "nếu cứ Đảng cử trước, dân bầu sau như bây giờ thì sự lãnh đạo của mình rõ quá, quyền dân chủ của dân có lúc bị vi phạm, kể cả ở vòng hiệp thương".

Ở tổ Thanh Hóa, ĐB Lê Văn Cuông e "được cơ cấu thì mất chất lượng", "tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng thì giảm tính dân chủ". Theo ông, phải tránh tình trạng chưa bầu đã biết "ông" nào thắng vì có "quân xanh, quân đỏ".

Ông Cuông đề xuất "cứ đưa ra các ứng cử viên ngang sức ngang tài để cử tri chọn, như vậy cũng vẫn đảm bảo được cơ cấu, đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng. Dân chủ là quá trình hình chóp, phải giới thiệu nhiều ứng viên rồi chốt lại dần để chọn ứng cử viên tốt một cách công khai, giống như thi hoa hậu vậy".

ĐB trẻ quá, cử tri không bầu đâu

Theo ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk), ta chọn chỉ 500 ĐBQH trong cả 87 triệu dân thì dù cơ cấu vẫn phải chọn người tiêu biểu nhất, đừng kết hợp theo kiểu một người "kiêm" tới 4 "vai" khác nhau.

ĐB Nguyễn Lân Dũng: Đã ngoài Đảng thì phải ngoài Đảng từ đầu chí cuối. Ảnh: LAD
ĐB Nguyễn Lân Dũng: Đã ngoài Đảng thì phải ngoài Đảng từ đầu chí cuối. Ảnh: Hoàng Long

"Dân số ta hơn 50% là nữ, nhất định nhiều người tài, phải chọn những người tài nhất. Trẻ cũng phải tiêu biểu trẻ, dân tộc thì phải là người xuất sắc của dân tộc đó. Đã ngoài Đảng thì ngoài Đảng từ đầu chí cuối, đừng có vừa thành ĐBQH lại vào Đảng", ý kiến của ông Dũng nhận được cái gật đầu tán thưởng của nhiều ĐB.

Nhiều đề xuất rất cụ thể xung quanh chuyện cơ cấu được cái đại biểu đưa ra. ĐB Đinh Mươk đề nghị Trung ương không quy định cụ thể tỉnh này phải bầu dân tộc này, "vì trong một tỉnh có 5, 6 dân tộc mà cứ giới thiệu mãi một dân tộc ra ứng cử ĐBQH thì cũng khó xử, chưa kể nhiều khi tìm không được người xứng đáng. Hãy để tỉnh tự quyết sẽ đưa người dân tộc nào ra ứng cử".

ĐB H’Luộc Ntơr thì đề nghị nên chọn ĐB dân tộc đã có kinh nghiệm 10, 15 năm trong hai ngành y tế và giáo dục, vì "họ đã được rèn luyện qua công việc nên sẽ thuận hơn vì họ biết nói, dám nói ý kiến cử tri. Chứ thấy ĐB trẻ quá, nhiều khi cử tri không bầu đâu".

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng

Riêng về số lượng ĐB ứng cử, có sự phân hóa rõ nét giữa các ý kiến thảo luận. Trong khi dự thảo trình ra Quốc hội đề nghị "để bầu 3 ĐB thì phải có số dư ít nhất 2 người", thì ĐB Vũ Quang Hải lại lo ngại sự không khách quan giữa hai tỷ lệ: 4 bầu 2 và 5 bầu 3, và đề nghị phải có sự khách quan, công bằng trong tỷ lệ.

Riêng ĐB Đinh Mươk và Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị số dư phải ít hơn số bầu, thậm chí ông Vinh còn đề nghị chỉ nên dư 30% (ví dụ bầu 3 người thì có 4 ứng cử viên để "tập trung phiếu cho những người được bầu, đồng thời không làm mất uy tín người không được bầu".

Một doanh nhân ứng cử ĐBQH đang bị tổ dân phố bị phê bình là đi đâu mà không bao giờ dân thấy mặt, chỉ cần phát biểu "Hội trường này xập xệ quá, phải xây hội trường mới" và sẵn sàng bỏ tiền ra làm là cả hội trường vỗ tay, bảo đây là nhân tố ứng cử được, bầu được.

Một bộ trưởng đi vận động bầu cử thì cả bộ, sở, ngành đều vào cuộc ngay. Nào đi gặp cử tri, quà cáp, hứa giúp làm cầu, làm đường, xây này kia. Nhiều địa phương đã nói, nếu có lãnh đạo các bộ lớn về ứng cử ở địa phương thì quý quá. Tóm lại ở đây vẫn cơ chế xin - cho.

Đề nghị phải quy định cụ thể những việc được làm và không được làm khi đi vận động tranh cử, "thậm chí quá trình vận động tranh cử được chi bao nhiêu tiền, bao nhiêu là quá tay?".

ĐB Bùi Đặng Dũng

  • K.Linh - T.Chung - L.Nhung - C.Nhật

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác