,
221
7021
Blog Việt
blogviet
/blogviet/
1059719
Tháng 3, có một chợ tình…
1
Article
null
,

Tháng 3, có một chợ tình…

Cập nhật lúc 00:00, Thứ Sáu, 02/05/2008 (GMT+7)
,

(Blog Việt) - Khau Vai phiên chợ ai bán?Ai mua?Những mối tình trắc trở...

 

Mỗi năm, vào ngày 27/3 âm lịch, Chợ tình Khau Vai (hay còn gọi là chợ Phong Lưu)chỉ họp một lần. Đây là một hiện tượng văn hoá đặc sắc, hiếm có ở Việt Nam. Cũng chẳng biết từ khi nào, Khau Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái đi tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau và cả của những người đã từng yêu mà không lấy được nhau.

Gặp nhau ở Khau Vai

Người đàn bà Mông

Xoè ô

Đợi chồng

Men rượu nồng

Chuyếnh choáng

Em say

Người say

Đá núi ngả nghiêng say...

Khau Vai trong sương sớm - Hình ảnh: L.Đ - Người viễn xứ
Khau Vai trong sương sớm - Hình ảnh: L.Đ - Người viễn xứ
Mình đã viết như thế. Đã thấy như thế. Đã say như thế. Say trong bát rượu Ngô tràn đầy tình của miền Sơn cước, say cái hồn của đá, của núi, của từng gốc cây, bờrào, những bờ rào được xếp bằng đá cầu kỳ và thẳng đều tăm tắp. Đá nơi đây nhiều, nhiều lắm. Một anh bạn của mình đã từng thốt lên: "Trong nỗi nhớ không đâu nhiều đá thế". Phải, có lẽ trên khắp đất nước Việt Nam này, không đâu nhiều đá như Cao nguyên Đồng Văn, Mèo Vạc. Tầng tầng lớp lớp, những dãy đá tai mèo. Nhấp nhô, nhấp nhô. Cả một rừng đá. Người dân nơi đây đã rất khó khăn khi một năm có đến 9 tháng không có nước. Họ phải vật lộn với khí hậu khắc nghiệt để sinh tồn. Những đứa trẻ cứ lớn lên từ đá, từ đói khát và những nắm Ngô xay. Lương thực chủ yếu của 4 huyện vùng cao núi đá là Ngô vì vùng cao không thể trồg lúa, không có đất trồng lúa. Ngay cả việc trồng Ngô cũng rất khó khăn. Họ phải gùi từng gùi đất từ vùng thấp lên, bỏ đất vào các hốc đá rồi gieo Ngô. Vất vả là thế, cực nhọc là thế nhưng ở bất cứ nơi nào trên đường đi Hà Giang, ai cũng có thể gặp những ánh mắt cười lúng liếng, những đôi má ửng hồng của các cô thiếu nữ người dân tộc. Ở họ toát lên một sức sống. Mãnh liệt. Như chính núi rừng nơi họ đã sinh ra...

Mình thích nhất là hình ảnh người phụ nữ Mông đợi chồng trong mỗi phiên chợ. Mình thấy trong họ có cả tình yêu và sự cam chịu, sự cam chịu mà có lẽ những phụ nữ người Kinh không bao giờ có được. Đến chợ, người chồng cứ uống, cứ say, những bát rượu cứ vơi rồi lại đầy. Uống. Uống và uống. Họ đến chợ sau một tuần làm việc vất vả cự nhọc. Đi chợ không chỉ đơn thuần mua bán trao đổi hàng hoá mà còn là giao lưu văn hoá, gặp gỡ bạn bè, người thân và đương nhiên trong câu chuyện của họ luôn có những bát rượu tràn đầy như tình ngưòi miền núi chân chất thật thà. Mộc mạc lắm, gần gũi, thân thương lắm... Những người vợ có thể đợi chồng một tiếng, hai tiếng, một buổi...thậm chí đợi cả ngày đến khi chồng tỉnh rượu rồi cả hai dắt ngựa ra về. Chiếc ô luôn xoè ra che cho chồng bất kể mưa hay nắng...

Đó là hình ảnh thường thấy nhất trong mỗi buổi chợ phiên hàng tuần.

Hình ảnh: Deviantart
Hình ảnh: Deviantart - Mời bạn click vào đây để đọc truyện ngắn "Men say chợ tình"


Còn chợ tình?

Nhiều người tìm đến chợ tình để tìm lại chút thanh thản, bình yên trong tâm hồn. Sau một đêm ở Khau Vai, một ngày ở chợ tình, có thể du khách sẽ chẳng mua bán được gì nhưng chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về giá trị tình yêu và cuộc sống để thấy yêu thương nhiều hơn, thấy nâng niu, trân trọng, giữ gìn Hạnh phúc nhiều hơn...

Hôm qua, một độc giả của Blog Việt nói rằng muốn xin lời bài hát "Chợ tình" trong phần đầu truyện ngắn "Men say chợ tình" của mình.

"Em ở đâu?

Em có nghe tiếng Anh gọi Em da diết

Dù kiếp này chúng mình khôg thành chồng thành vợ

Rồi những mùa rẫy sẽ qua

Chúng mình sẽ thành ông, thành bà

Hãy đến đây để hát cùng Anh, để uống cùng Anh bát rượu đầy

Để trời đất thấy rằng ta vẫn có nhau..."

Mình cũng không biết phải trả lời thế nào nữa. Bởi đó là cảm xúc, mình đã viết khi cùng chị Minh Huệ PV chương trình văn hóa đài tiếng nói VIệt Nam đi suốt đêm trong phiên chợ tình 27/3 năm ngoái để nghe, để ghi lại những lời hát, những giai điệu của những bài hát đối bằng tiếng dân tộc của những chàng trai, cô gái bản địa. Đó cũng là cái còn lại của chợ tình Khau Vai này khi đã có quá nhiều sự phá vỡ nét văn hoá và bản sắc dân tộc của phiên chợ huyền thoại từ khách du lich thập phương.

Hình ảnh: Deviantart
Hình ảnh: Deviantart - Mời bạn click vào đây để đọc truyện ngắn "Men say chợ tình"

Bố mình cũng là một người "say " chợ tình lắm lắm. Năm nào ông cụ cũng đến chợ, dù bận mấy. Năm ngoái bố và anh Nghiêm Nhan Đài THVN đã làm một bộ phim thật xúc động về chợ tình. Bộ phim đã ghi được những hình ảnh thực của một mối tình trắc trở. Mình đã khóc khi xem cảnh hai ông bà cụ gặp lại nhau trong phiên chợ sau bao năm dài xa cách. Hình ảnh đó ghi năm 2006. Đến phiên chợ Năm 2007, cụ ông đến sớm, đợi. Đợi. Đợi mãi... đợi mãi...đợi mãi vẫn không thấy cụ bà đâu. Chiều khuất dần sau rặng núi, cụ ông bước những bước khó nhọc, nặng trĩu trên con đường gập ghềnh đá tai mèo...Cụ bà đã ra đi, mãi mãi không bao giờ còn đến chợ được như lời hẹn ước...

Ôi, chợ tình

Khau Vai

Chợ Phong Lưu

Có biết bao mối tình đợi chờ nhau trong nỗi nhớ...

Mình sẽ lại đi chợ tình...

Khau Vai

Khau Vai

Em đợi ai?

Ai đợi Ai...?

Ai đợi Ai...?

Ai đợi...?

Gửi từ email của Hà Linh Ngọc

 Cảm nhận và những điều muốn sẻ chia mời bạn gửi theo mẫu sau hoặc email về địa chỉ blogviet@vasc.com.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,