221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1138181
Chợ 19-12: Vừa làm đường, vừa xây trung tâm thương mại!?
1
Article
null
Chợ 19-12: Vừa làm đường, vừa xây trung tâm thương mại!?
,

 - Đó là khẳng định của chủ đầu tư dự án xây dựng "Tổ hợp công trình thương mại - dịch vụ 19/12" trên nền chợ 19/12 cũ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với báo giới sáng 12/12. Con đường này sẽ rộng 8,25m nối thông phố Lý Thường Kiệt với Hai Bà Trưng, dành riêng cho người đi bộ...

4 năm, hàng chục thủ tục pháp lý và 11 tỉ đồng đã chi

Ông Nguyễn Anh Cường - Giám đốc Công ty TNHH Thủ Đô II, chủ đầu tư dự án trung tâm thương mại tại chợ 19/12 cho biết, doanh nghiệp của ông đã tiếp cận dự án này từ năm 2004, theo lời kêu gọi của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và chính quyền các cấp. "Suốt 4 năm triển khai dự án, chúng tôi đã hoàn tất hàng chục thủ tục pháp lý, trình lên đến Bộ Xây dựng, qua Hội đồng Kiến trúc - Qui hoạch, được thẩm định bởi nhiều viện, sở... nhưng chưa một cơ quan nào bảo chúng tôi ngừng tiến hành dự án vì đây là một con đường" - ông Cường nói.

Sẽ có một con đường dành riêng cho người đi bộ và xe cứu thương, cứu hỏa nối thông phố Hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt xuyên qua tầng 1 Trung tâm thương mại 19/12 (Phối cảnh đã được phê duyệt).

4 năm qua, vị giám đốc này cho biết doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 2,63 tỉ đồng đền bù, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khu vực chợ cũ 19/12; gần 1 tỉ đồng bồi thường tài sản trên đất thuộc sở hữu nhà nước; 1,8 tỉ đồng để Sở Xây dựng thẩm định thiết kế; 6 tỉ đồng thuê tư vấn thiết kế Pháp phối hợp chuyên gia trong nước; 556 triệu đồng thuê đất và nhiều triệu đồng nữa cho khoan khảo sát, phòng cháy chữa cháy... tổng cộng khoảng 11 tỉ đồng.

UBND TP Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này vào ngày 26/6/2007, sau đó Qui hoạch tổng mặt bằng cũng như phương án kiến trúc đã được Sở Qui hoạch-Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 2/8/2007.

TIN LIÊN QUAN

Theo giấy phép này, Thành phố quyết định xây lại chợ 19/12 thành "trung tâm thương mại + chợ truyền thống" chia làm 2 khối nhà (7 và 17 tầng), giữa có khoảng cách 23m và một lối đi bộ rộng 8,25m xuyên suốt từ phố Hai Bà Trưng sang Lý Thường Kiệt, dọc chiều dài tòa nhà, đủ để xe cứu thương, cứu hỏa qua lại. Nay, con đường này đã được đưa vào thiết kế và đã được phê duyệt để xây dựng.

"Hội đồng Kiến trúc-Qui hoạch Thành phố đã đồng thuận kể cả vấn đề bố trí một công trình tưởng niệm đối với những người đã mất ngày 19/12/1946 được an táng tại khu vực này, đáp ứng nguyện vọng nhân dân về đời sống tâm linh... và vì vậy chúng tôi đã gửi văn bản và chờ xin ý kiến các ngành xem nên đặt tượng đài hay phù điêu và tại vị trí nào, quay mặt ra hướng nào..." - chủ đầu tư cho biết.

Các cơ quan quản lý cũng đã đề nghị doanh nghiệp này cam kết khi dự án hoàn thành sẽ có trách nhiệm đón 287 hộ bán hàng tại chợ 19/12 cũ về kinh doanh trong trung tâm thương mại mới, đồng thời đón thêm 130 hộ hiện đang kinh doanh tại chợ Hàng Bè vì sắp tới chợ Hàng Bè cũng sẽ phải dời đi.

Dự án tưởng chừng đã suôn sẻ nếu như những ngày gần đây không vấp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận...

500 tiểu thương chợ 19/12 "dọa" sẽ kéo về chợ cũ!

Tổ trưởng của 11 ngành hàng và Chi hội trưởng Chợ 19/12 (đại diện 270 hộ kinh doanh tại đây) vừa nhất loạt ký Đơn khiếu nại gửi Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội - khẳng định họ đã chấp hành chủ trương của Quận và Thành phố ra chợ tạm Phùng Hưng mấy năm vì được hứa sẽ quay trở lại nhận quầy, sạp bán hàng trong trung tâm thương mại 19/12 (chứ không phải giải phóng mặt bằng để làm đường).

Đơn khiếu nại của tiểu thương chợ 19/12 cũ đã được gửi đi (Ảnh: H.H).

"Nếu không xây trung tâm thương mại mà để làm con phố thì tất cả 270 hộ kinh doanh chúng tôi sẽ kéo về chợ 19/12 tiếp tục làm lều bán hàng" - đơn do bà Nguyễn Thị Thịnh đứng tên viết.

Các tiểu thương này còn đặt một "dấu hỏi lớn" trong đơn mà theo họ đây là nguồn cơn bỗng dưng có việc xóa chợ làm đường mà vài chục năm qua không đặt ra: "Phải chăng một số người ở khu khuôn viên tòa án (Tòa án Nhân dân Tối cao cạnh đó - PV) có âm mưu chiếm đất, muốn xóa chợ để mở đường thành con phố 19/12 để nghiễm nhiên nhà của mình thành mặt phố và đương nhiên sẽ có giá trị mỗi nhà nhiều tỉ đồng?"(!).

Theo họ, trước đây giữa chợ 19/12 và khu tập thể tòa án có một bức tường ngăn chạy dài từ phố Hai Bà Trưng đến phố Lý Thường Kiệt nhưng đã bị phá đi, và các hộ trong tập thể này nghiễm nhiên mở cửa bán hàng quay ra chợ! Các tiểu thương khẳng định từ rất lâu Nhà nước đã có chủ trương di dời các hộ dân này đi nơi khác để trả lại khuôn viên cho tòa án, do đó đa phần nhà đất của các hộ kia vẫn chưa được hợp thức hóa.

"Nay chợ 19/12 giải phóng rồi, thấy mặt bằng "ngon" quá, bỗng từ đâu lại dấy lên làn sóng đòi biến khu đất này thành đường phố, và như thế hàng loạt nhà dân tập thể tòa án sẽ thành nhà mặt đường! Gần 300 hộ chúng tôi với 130 hộ chợ Hàng Bè gồm 500 gia đình với mấy nghìn con người sẽ bị xô đẩy đi đâu?" - các tiểu thương nói.

Những ngày này, hàng trăm email đã chuyển về toà soạn Báo VietNamNet bày tỏ sự lo lắng trước việc Hà Nội định cho triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại 19/12. Tuy bức xúc vì dự án đã không có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, nhưng người dân Hà Nội vẫn mong mỏi lãnh đạo thành phố sẽ lắng nghe ý kiến của dư luận để đưa ra những quyết định "có ích cho xã hội, cho thành phố”.

  • Thoại Mi

Vũ Đại Việt 
Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
manofhon@...
Theo tôi việc xây thêm một trung tâm thương mại ở đó là không cần thiết vì quanh đó đã có quá nhiều trung tâm thương mại rồi. Địa điểm đó nên xây dựng ở đó một đài tưởng niệm kết hợp vườn hoa để thế hệ trẻ hiểu được cái giá mà ông cha ta đã hy sinh để có được độc lập tự do cho dân tộc ta như ngày hôm nay!

Nguyễn Thu Văn
Hà Nội 
thuvan@...
Những người dân có lòng yêu Hà Nội khi thấy con đường đó trở thành chợ 19/12 đều nghĩ rằng "chắc chỉ làm chợ tạm vậy thôi chứ làm sao mà tồn tại chợ ở đó được". Và mọi người đều chờ đợi đến một ngày nào đó nhà chức trách sẽ nhìn ra việc làm tạm của các người lãnh đạo lập ra chợ tạm 19/12.

Hiếu Phạm 
48 Nicholson Street, Footscray, VIC, Australia
hieuinnz@...
"Tại sao trong gần 30 năm tồn tại chợ 19/12, không ai nghĩ rằng cần dẹp chợ này đi làm đường mà giờ đây khi xuất hiện dự án xây dựng "Tổ hợp công trình trung tâm thương mại - dịch vụ 19/12" lại nảy sinh ý kiến như vậy? Tôi cũng chưa thấy dân cư chính khu vực này đề xuất ý kiến biến chợ thành đường, có lẽ vì điểm này đã có rất nhiều con đường liên thông ngang dọc: Hỏa Lò, Thợ Nhuộm, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Triệu Quốc Đạt, Quán Sứ... 

Còn nếu nói khu vực này cũng không xảy hiện tượng ùn ứ, ách tắc giao thông vì thiếu đường đi thì tôi xin góp ý về vấn đề giao thông hiện tại: Theo như ông Khôi nói thì hiện nhưng con đường gần chợ 19/12 không thiếu, và không xảy ra ách tắc giao thông, nhưng vấn đề ách tắc lại có thể xảy ra khi xây Trung Tâm Thương Mại lên, bởi vì khi đó, nó là nơi để hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đổ về cái trung tâm này. Có thể những phố lân cận không tắc, nhưng những còn đường dẫn đến trung tâm này sẽ xảy ra nguy cơ tắc là vấn đề rất hiển nhiên.

Để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông, nên phân bố các trung tâm thương mại (nói riêng) và các khu công cộng nói chung ra ngoài trung tâm thành phố là 4 quận nội thành Hà Nội, có như vậy mới giảm nhẹ tải giao thông cho 4 quận này.

Hùng
Hà Nội 
moonlight@hn...

Nếu việc đưa ra lấy ý kiến công luận về việc nên làm gì với khu di tích chợ 19/12 thì nên lấy ý kiến của những người tâm huyết với Hà Nội, với Tổ quốc cùng đại đa số nhân dân làm trọng, không nên theo tư duy nhiệm kỳ với mục đích tư lợi cá nhân của một nhóm lợi ích thiểu số! Không hiểu sao có người nói "việc xây trung tâm thương mại ở đó là hợp với ý kiến đại đa số nhân dân", thử hỏi đã có bao nhiêu người dân biết sự việc này? 

Nguyễn Hưng
nguyenhung_tiensinh
@...
Tieu de: lam sao dinh chi duoc du an cho 19-12
Noi dung: Đúng là bây giờ mà đình chỉ lại dự án thì khó cho các vị lãnh đạo lắm. Tất cả các "thủ tục" các bác ấy đã làm xong hết rồi, bây giờ mà lại không cho người ta làm thì cũng phiền. Chỉ khổ cho thế hệ con cháu chúng ta cứ phải chen nhau trên các tầng nhà cao thôi, vì xuống dưới làm gì còn đường mà đi nữa. Tất cả chỗ nào trống là các bác ấy cho xây nhà cao tầng hết.

Hoàng Anh
Thợ Nhuộm - Hà Nội
anhbca71@
Đọc trả lời phỏng vấn VietNamNet của ông Hoàng Công Khôi - Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm xung quanh vấn đề về dự án xây trung tâm thương mại tại chợ 19-12 cũ và bức thư ngỏ của nhà sử học Dương Trung Quốc gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tôi thực sự buồn khi một người giữ trọng trách cao ở Quận mà lại có cái nhìn phiến diện như vậy.

Là một người dân sống gần khu vực đường Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng đồng thời là 1 trong số 300 hộ kinh doanh tại chợ như ông đã nêu, tôi xin mạo muội có 1 số ý kiến: Chính bản đồ thời Pháp về Hà Nội và các bản đồ về Hà Nội từ xưa tới nay đều cho thấy trên nền của Chợ tạm 19/12 là một con đường, vậy xin hãy giữ lại con đường như lịch sử đã từng ghi nhận. Theo ông Khôi, khu vực này chưa được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa hay cách mạng nhưng trong lòng những người Việt Nam ta, nó đã ghi dấu ấn sâu đậm, chính cái tên 19/12 đã nói lên điều này, không lẽ ngày 19/12/1946 không gợi lại ấn tượng gì trong ký ức của ông?

Ông Khôi cho rằng “chưa thấy dân cư chính khu vực này đề xuất ý kiến biến chợ thành đường, có lẽ vì điểm này đã có rất nhiều con đường liên thông ngang dọc: Hỏa Lò, Thợ Nhuộm, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Triệu Quốc Đạt, Quán Sứ... Khu vực này cũng không xảy hiện tượng ùn ứ, ách tắc giao thông vì thiếu đường đi”. Vậy xin thưa với ông, là người dân sống gần khu vực này, ngày nào vào giờ cao điểm tôi cũng phải chứng kiến từng dòng xe từ hướng Cửa Nam đổ về đường Hai Bà Trưng rồi qua Thợ Nhuộm và phố Hỏa Lò làm giao thông tại khu vực này rất hỗn loạn, nếu có thêm con đường 19/12 nối thông hai đường Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt thì có nên chăng?

Về việc những hộ kinh doanh tại Chợ tạm 19/12, theo như tôi được biết Thành phố đã có những việc làm rất hợp lòng dân và trả lại con đường mang tên phố Nguyễn Cao thì với đường 19/12, việc giải quyết vấn đề này chắc là không khó đối với những nhà lãnh đạo thật sự có tâm huyết, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đại đa số người dân chứ không đại diện cho quyền lợi riêng của một số cá nhân nào đó.

Cuối cùng tôi chỉ mong rằng ông Hoàng Công Khôi hãy lắng nghe ý kiến của ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội: “Để làm được một việc gì đó có ích cho xã hội, cho thành phố thì mình sẽ phải làm”.

Nguyễn Thị Ninh
Ninhnguyenthi@
Tôi vô cùng thất vọng vì Lãnh đạo Hà Nội định biến chợ 19/12 thành trung tâm thương mại. Hãy nhìn xem, chỉ vì tiền Hà Nội đã bán bao cảnh quan đẹp. Đường Dào Duy Anh là một ví dụ. Trước đây giữa hai làn đường dự kiến là công viên và các kiok, nay biến tất cả thành nhà cao tầng, tầm nhín hạn hẹp. Các lối rẽ không đủ rộng, thiếu khuôn viên cây xanh.

Những dự án này không mang lại lợi ích cho dân, vậy thì nó mang lại lợi ích cho ai mà lãnh đạo Hà Nội cứ quyết tâm bán đất? Theo tôi, nên trả xây lại chợ 19/12 thành công viên hoặc các con đường 19/12 để ghi nhận công lao của những người đã hy sinh vì Hà Nội và mang lại cảnh quan cây xanh cho thành phố. Đừng bán nó đi vì lợi ích của một số người.

Thu
Hà Nội 
yourname399@y...
Tôi sống ở phố Lý Thường Kiệt và tôi thấy rằng không cần thiết phải có một trung tâm thương mại ở chợ tạm 19-12. Một con đường nhỏ và đài tưởng niệm ở đó sẽ làm cho không gian Hà Nội thêm đẹp và thanh thản hơn nhiều. Hơn thế, chúng ta đã mở rộng Hà Nội thì tốt nhất nên xây trung tâm thương mại ra khu vực Hà Nội mới để giảm bớt sự quá tải về giao thông của khu phố cổ. Mà thật sự thì những năm gần đây phố Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt cũng ngày một đông.

Thêm vào nữa, tôi thấy các phát biểu của quan chức Hà Nội xung quanh vấn đề này vẫn mang ý kiến chủ quan. Nếu nói rằng việc xây trung tâm thương mại là phù hợp với đại đa số người dân thì cần xem xét lại người dân đã được lấy ý kiến về vấn đề này chưa. Tôi dám chắc là quy hoạch trung tâm thương mại này người dân chưa được phổ biến. Hơn nữa, xây một trung tâm thương mại cao tầng bên cạnh khách sạn cao tầng Melia thì chẳng đẹp một tẹo nào, nếu không muốn nói là rất phản kiến trúc. Tôi không nghĩ một kiến trúc sư như Chủ tịch thành phố lại có thể nghĩ đó là một kiến trúc đẹp.

Nguyên Ngọc
Hà Nội
ngoc_nbl@y...
Mấy ngày qua tôi có theo dõi rất nhiều ý kiến xung quanh việc xây Trung tâm thương mại 19 - 12. Hầu hết người dân và những nhà nghiên cứu có tâm huyết với Hà Nội đều cho rằng không nên xây Trung tâm thương mại mà trả lại có là con đường có vườn hoa, tượng đài tưởng niệm. Hiện nay khu vực này đã có rất nhiều Trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng đã và đang xây đến mức tôi thấy thành" hội chứng" vì đi đến phố nào hay ngã tư nào của khu vực phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... đều thấy cao ốc mọc lên.

Vậy thì ý kiến trả lời trên của ông Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm trên tôi thấy chưa hợp lòng dân. Nếu việc dừng lại dự án làm việc kinh doanh của gần 300 hộ bị ảnh hưởng thì việc giải quyết không khó khi các chợ Hàng Da, Cửa Nam, chợ Mơ ... xây xong sẽ còn rất nhiều diện tích để bố trí các hộ vào kinh doanh, buôn bán. Cũng như trước đây khi giải toả chợ Nguyễn Cao, Đặng Trần Côn trả lại làm đường phố thì các hộ buôn bán ở đây đều được sắp xếp đền bù thoả đáng. Bên cạnh Di tích lịch sử Hoả Lò chúng ta nên làm khu phố lịch sủ Ngày toàn quốc kháng chiến 19 -12.

Trần Hồng Anh
261 Trần Quang Khải, Hà Nội
anh__xuanay@...
 Không có cái gì là không giải quyết được, chỉ có điều là các nhà lãnh đạo giải quyết hay không. Chuyện "chợ 19-12" cũng vậy, chúng ta nên ý thức được những gì chúng ta đang có ngày hôm nay, kể cả việc có cái "chợ tạm" ấy cũng là nhờ xương máu của những người đã ngã xuống năm xưa. Nay, nỡ lòng nào quên đi nhanh thế. Chắc trong số chúng ta không ai là không thấm thía câu: "bắn súng lục vào quá khứ thì sẽ bị đại bác nã vào tương lai"?

Đào Thị Thu Hương
Trung Hoà-Nhân Chính, Hà Nội
daothuhuong@
Tôi là cháu của cụ Dương Quảng Hàm. Cả dòng họ nhà tôi đều hiểu và trân trọng ý nghĩa lịch sử của khu vực này. Bản thân tôi cũng làm trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, nhưng tôi không được biết thông tin là chính quyền Hà Nội sẽ xoá sổ con đường này.

Ở đây có hai vấn đề: một là quy hoạch làm ra không có sự tham gia của cộng đồng, nhất là đối với các khu vực lịch sử, các trung tâm quan trọng, thì việc lấy ý kiến của cộng đồng, của các nhà chuyên môn (KTS, nhà QH, lịch sử, văn hoá...) là bắt buộc, tránh sai lầm lịch sử. Nhưng dự án này thì không. Hai là, các nhà quản lý hiện nay không có tâm cũng như không có tầm để quản lý Thủ đô Hà Nội.

Vừa qua, vùng Ile-de-France đang giúp Hà nội nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị khu phố Pháp, trong đó có khu vực này. Hội thảo Giai đoạn 1 của dự án này tháng 12/2008 đã được UBNDTP, Sở QHKT, Vùng Ile-de-France tổ chức. Vậy sao UBNDTP vẫn quyết định cho một dự án như vậy. Tôi rất cám ơn ông Dương Trung Quốc đã có một bức thư ngỏ đấy tâm huyết, nhằm cứu một khu vực lịch sử này. Và tôi cũng tha thiết đề nghị báo chí vào cuộc, ngăn lại quyết định này. Xin rất cám ơn các nhà báo, báo chí đã luôn có tiếng nói kịp thời, có giá trị, nhất là trong thời buổi hiện nay. Một người Hà Nội.

Trần Sơn Lâm
Nguyên Chuyên viên cao cấp - Hàm Vụ trưởng  
Vụ Khoa học- Giáo dục - Văn phòng Chinh phủ

 

Tôi đã theo dõi nhà sử học Dương Trung Quốc tại mọi diễn đàn và luôn thấy ở ông một tư duy lô gíc, biện chứng và khoa học. 

Tôi đã đi qua Thủ đô của nhiều nước và luôn thấy họ gìn giữ rất tốt các công trình, các kỷ niệm của nhiều thế hệ. Nếu ại đã từng đi đến Tokyo, ngay trong trung tâm thành phố còn tồn tại rất nhiều các khu mộ cổ cách đây nhiều thế kỷ.


Tôi đồng ý với ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, lãnh đạo Hà Nội cần cân nhắc lại việc xây dựng toà nhà cao tầng tại khu chợ 19/12 vì nó sẽ làm giảm sự uy nghiêm của Toà án tối cao. Nhưng điều quan trọng hơn nơi đây là nơi yên nghỉ của rất nhiều người đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng chiến của Thủ đô Hà Nội và là một dấu ấn để nhắc nhở các thế hệ kế tiếp về những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Hà Nội. Về tín ngưỡng việc lấy đi nơi yên nghỉ của nhiêù hương hồn đã ngã xuống trong đó có các những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh là điều cần cân nhắc.

Tôi đề nghị nên xây dựng tại khu chợ tạm 19/12 một Tượng đài để kỷ niệm những người đã khuất để cùng với nhà tù Hoả lò thành khu liên hợp nhặc nhở lớp con cháu chúng ta  có được ngày nay các thế hệ cha ông đã phải trả bằng máu của chính bản thân mình.

Trận lụt lịch sử vừa qua đã cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo thành phố Hà Nội  còn có phần hạn chế và bản thân Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã qua Việt Nam nét để xin lỗi người dân.


Tôi hy vọng lãnh đạo Hà Nội và Chủ Tịch Nguyễn Thế Thảo hãy cân nhắc  về những vấn đề của lich sử, về mất độ giao thông đô thị và các điều kiện cụ thể một cách khách quan và khoa học để đưa ra một quyết định đúng đắn.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,