221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1070024
Lá bùa "hô biến" than thổ phỉ thành than sạch
1
Article
null
"Vàng đen" vẫn chảy qua biên-Kỳ 3:
Lá bùa 'hô biến' than thổ phỉ thành than sạch
,

 - Tận thu mua than với giá rẻ từ mọi nguồn, hợp pháp hoá bằng "quota ngầm", những hòn than được hô biến thành hợp pháp bằng nhiều thủ thuật khác nhau để ung dung xuống tàu ra khơi.

Ai được lợi phía sau cuộc chiến than lậu?

Cầu B5-12 bắc qua dòng khe cạn ngay đường 18, đoạn tránh thị xã Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) chỉ là một cây cầu rất ngắn, lòng khe đen kịt, được chia thành nhiều đoạn be đắp thành những hố, khúc khác nhau. Dòng khe này chạy từ trên khai trường than về.

Than được khai thác tại điểm cầu B5 đoạn qua TX Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Những ngày giữa tháng 5/2008, khi Quảng Ninh "nóng rực" không khí chống than lậu, than không rõ nguồn gốc, những người dân nghèo khai thác than tận thu dưới lòng khe vẫn miệt mài giật máy nổ, hút nước đẩy ra ngoài bờ be, ngâm mình dưới lòng nước đen ngòm xúc những gàu than bằng tay cho lên băng tải, đẩy lên bờ.

Người dẫn đường của chúng tôi nói rằng loại than đó sẽ đem bán cho những người đóng than tổ ong, hoặc những cai than có nhu cầu thu gom. Còn những người hút than đó vẫn miệt mài dưới cái nắng nóng hầm hập như đổ lửa ban trưa.

Ở Quảng Ninh có hàng trăm ngòi khe như vậy. Ở Quảng Ninh, có hàng chục ngàn người dân sống bằng nghề hút than chảy, trôi theo khe, suối, sông sau mỗi trận mưa như vậy.

Những ngày được đặt những bước chân vào các vỉa mỏ lộ thiên ven các khai trường, chúng tôi cũng bắt gặp những phận người đen nhẻm, quần áo lao động sờn rách, tay xách bì xác rắn, nón sùm sụp lăn lông lốc cùng với những cục than đen thui, như phận đời họ, để nhặt nhạnh từng hòn than sót lại trong các bãi xít.

Than này khi ra đường được gọi là than thổ phỉ. Công đoạn khai thác là... bằng tay.

Tất cả họ cùng có tên chung là than "thổ phỉ". Những sản phẩm họ nhặt được, hút được, không bao giờ có thể có giấy tờ, không bao giờ có được tên "than hợp pháp", không bao giờ có thể đủ điều kiện đưa xuống tàu xuất khẩu hay bán cho các vùng miền khác đang cần, bởi không thể có hoá đơn.

Nhưng đó là cuộc sống của họ, cách kiếm sống của họ, ở một vùng vàng đen của Quảng Ninh.

Và sản phẩm của họ sẽ được mua lại với giá rẻ, thậm chí rất rẻ.

Thượng tá Nguyễn Trịnh Đông (Chánh văn phòng CA Quảng Ninh) thừa nhận rằng ông lớn lên, sống và làm việc ở đất mỏ, nhưng chưa chừng chứng kiến một ai trong đội quân "thổ phỉ" kể trên có thể làm giàu, "nhiều lắm chỉ đủ ăn". Vậy nhưng đất Quảng Ninh không thiếu các đại gia giàu lên nhờ than.

Vậy những hòn than đã được hô biến bằng cách nào để từ "thổ phỉ" trở thành hợp pháp?

Những "lá bùa" quota bí mật

Than này khi hút lên thì không thể có giấy tờ theo quy định, đương nhiên là than... thổ phỉ.

Để có thể xuất khẩu hợp pháp một tàu than, cần một bộ giấy tờ khá phức tạp. Trước hết, phải là một hoá đơn đỏ của công ty hoặc cá nhân bán than. Công ty hoặc cá nhân này phải có chức năng khai thác, khai thác tận thu than, giấy phép chế biến than... nghĩa là có nguồn than hợp pháp. Than hợp pháp đó đã được đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Thêm vậy, công ty mua phải có chức năng xuất khẩu than mới có thể chở ra khỏi đường biên....

Một loạt giấy tờ khá phức tạp cộng lại thành một "bộ quota", như cách giới làm than ở Quảng Ninh vẫn gọi. Nhưng ở Quảng Ninh không có nhiều nguồn có thể cấp quota kiểu này.

Vì vậy mà không phải quá bất ngờ khi ngày 28/2/2008, Cục Hải quan Quảng Ninh đã phải gửi công văn 219/HQQN-NV đề nghị Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam cung cấp danh sách các đơn vị trực tiếp khai thác chế biến than để dễ bề quản lý, đối chiếu khi theo dõi.

Tàu chở than bị giữ đang trùm bạt nằm chờ xác minh, điều tra trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Cũng trong ngày này, Cục Hải quan Quảng Ninh gửi tiếp văn bản số 220/HQQN-NV đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp danh sách các doanh nghiệp được cấp giấp phéo trực tiếp khai thác, chế biến than trên địa bàn tỉnh, cũng nhằm mục đích nêu trên.

Tuy nhiên, động thái này của Hải quan Quảng Ninh chỉ mới đảm bảo được độ an toàn cho chính ngành mình, chứ chưa đủ để chứng minh những ngóc ngách phía sau một bộ quota được coi là hợp pháp.

Bởi theo giải thích của Chi cục phó Chi cục Hải quan Vạn Gia Nguyễn Tiến Hùng, thì  "phía Hải quan căn cứ trên những bộ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ thì cho thông quan. Trong chừng mực nào đó có nghi vấn thì tất cả những hồ sơ hải quan chuyển sau thông quan, vì hải quan áp dụng cái quản lý rủi ro thì trên cơ sở tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, tự khai tự nộp của doanh nghiệp. Nếu trong quá trình thông quan rồi phát hiện sai sót của doanh nghiệp có thể là dừng tất cả hoạt động của doanh nghiệp lại, chuyển qua kiểm tra sau thông quan, từ đó có thể kiến nghị những cơ quan có thẩm quyền xử lý doanh nghiệp đó".

Còn giới kinh doanh than ở Quảng Ninh thì không lạ gì phương cách để "lách" tấm lưới này của phía Hải quan. Than thu gom xong, đổ xuống bến, cảng cho tàu vào bốc và ém sẵn trong túi một cơ số tiền để chuẩn bị giấy tờ.

Chân dung những người làm than thổ phỉ.
Theo thông tin từ Công an Quảng Ninh, trên tuyến bờ biển dài hàng trăm km của tỉnh này, ngoài 11 cụm cảng xuất than còn nhiều cảng cũng được cấp phép kinh doanh hàng hoá, trong đó có mặt hàng than. Những điểm này đều thiếu sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng (giao thông, cảng vụ, chính quyền địa phương) khiến việc quản lý tiêu thụ than trên địa bàn khá lỏng lẻo.

Những người hiểu than mà chúng tôi tìm gặp trong quá trình thực hiện lượt điều tra này cho hay, chỉ riêng tại địa bàn Cẩm Phả, giới kinh doanh có đủ tiền làm cảng không phải là số hiếm. Tuy nhiên, để có thể đứng tên làm cảng thì đòi hỏi phải có "quan hệ cực rộng", bởi "không có ai dám đổ hàng xuống cảng của anh khi mà suốt ngày bị kiểm tra, kiểm soát, phải lo giải trình thì còn làm ăn gì nữa".

Đây cũng là thổ phỉ than. Vấn đề là với khả năng thổ phỉ kiểu này, họ lấy đâu ra nhiều than để cho xuống tàu như vậy?

Vậy nên những "cai than" đã tìm phương cách lách luật khi bắt tay với những công ty có khả năng cấp quota. Ngoại trừ tiền bến bãi, tiền chuyên chở, vận chuyển, neo đậu...., giá mỗi tấn than mà cai than phải trả cho một bộ quota mua lại là 60.000 đồng/ tấn than xuống tàu (giá thời điểm trước khi diễn ra cuộc truy quét than lậu trên diện rộng của tỉnh Quảng Ninh).

"Than thu gom cho xuống tàu, kẹp thêm bộ quota mua lại để chứng minh nguồn gốc than dán lên thân tàu làm bùa, cứ thế mà nổ máy ra khơi", người cấp tin cho VietNamNet cười buồn.

Một cán bộ hải quan Quảng Ninh khá chân thành khi cho VietNamNet hay rằng không ít khi anh cảm thấy khó hiểu vì có những doanh nghiệp không biết lấy nguồn than khai thác từ đâu ra mà có thể xuất khẩu nhiều như vậy.

"Nhưng xét trên giấy tờ thì họ đủ, vậy thì mình cũng chẳng có lý do gì để thắc mắc hết. Không khéo, họ lại nói là mình hành doanh nghiệp", cán bộ này chép miệng.

Sau khi đợt cao điểm chống than lậu do đích thân Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh chỉ huy, lượng than dồn ứ tại các điểm thu gom, bến bãi, cảng ở Quảng Ninh hiện không phải nhỏ. Việc mua bán quota này không phải giới làm than không biết. Chỉ cần công an Quảng Ninh có một giải pháp "bảo vệ nhân chứng" như những chương trình phòng vệ nhân chứng của các nước, thì chắc rằng, không ít chủ than chẳng nề hà gì mà không dám đứng ra chứng minh cho những thủ đoạn mua bán hoá đơn, giấy phép kiểu này.

  • Trường Minh - Quang Cường

Bài 4: UBND tỉnh Quảng Ninh đứng đâu trong vấn nạn than lậu?

Ý kiến độc giả

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;