221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1066637
Xúc tiến 7 chương trình lớn về nhà ở
1
Article
null
Xúc tiến 7 chương trình lớn về nhà ở
,

- Bên cạnh việc hoàn tất các chính sách nhà ở dành cho Việt kiềungười nước ngoài, Bộ Xây dựng vừa cho biết đang xúc tiến 7 chương trình lớn, cấp quốc gia về nhà ở cho người nghèo, dân vùng lũ, vùng sâu và công nhân các khu công nghiệp trong nước...

Đó là các chương trình: đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn vốn Nhà nước để cho thuê hoặc thuê mua (tháng 6 hoặc 7/2008 sẽ trình duyệt); hỗ trợ người nghèo về nhà ở; xây dựng cụm tuyến dân cư cho đồng bào vùng ngập lũ ĐBSCL; nhà ở cho người có công với cách mạng; xây dựng hạ tầng xã hội cho các đơn vị ngoài công lập thuê; chung sống an toàn với lũ miền Trung và phát triển nhà ở quốc gia (từ nay đến hết 2009).

Nhà
Nhiều hộ gia đình sống trên đất lấn chiếm sẽ mất nhà mà miễn "kêu than" khi các chung cư cũ được xây dựng lại, và khi xã hội ngày một qui củ hơn (Ảnh: T.A.N).

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hơn 10 năm nay, Nhà nước đã không còn bao cấp về nhà ở mà để người dân tự lo, vài năm trở lại đây mới có khái niệm các nhà đầu tư xây nhà ở để bán cho dân... Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người dân khó có khả năng mua nhà ở tại các dự án, vì nhiều lý do nhưng một trong những lý do quan trọng là họ không thể có ngay một lúc một món tiền lớn.

"Việc triển khai thí điểm xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương cũng như khuyến khích các tỉnh cùng thực hiện nhằm tạo quỹ nhà nhưng không phải là "bao cấp" như xưa, phân phối rồi cho luôn, tiền nhà chỉ tương đương bao thuốc lá, không đủ sơn vôi lại căn nhà chứ đừng nói gì đến sửa chữa, nâng cấp..." - Thứ trưởng Nam nói.

Cũng theo Thứ trưởng, nhà ở xã hội hiện nay là do Nhà nước bỏ trước tiền ra, và các đối tượng (người nghèo, cán bộ công nhân viên thu nhập thấp...) được thuê, thuê mua trên nguyên tắc bảo toàn vốn trong thời gian dài.

TIN LIÊN QUAN

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng vừa ký trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, để họ có thể tự thoát cảnh sống trong những điều kiện thiếu thốn, chật chội, mất vệ sinh... Song, chương trình này chỉ dành cho cư dân ngoài khu vực đô thị, mỗi hộ nghèo, khó khăn về nhà ở được hỗ trợ tổng cộng khoảng 15 - 16 triệu đồng để tạo dựng cho mình "chốn dung thân" tối thiểu (khoảng 24m2, có mái che, tường...).

Ngoài ra, khoảng 140 ngàn hộ gia đình, 1 triệu dân vùng ngập lũ ĐBSCL được Chính phủ cấp tiền tôn tạo nền đất, nền nhà và xây dựng hạ tầng chung (đường, trường, trạm...), còn "cái nhà" thì được vay tiền xây. "Ở ĐBSCL, quan trọng nhất là cái nền cao, không bị ngập, bền vững. Vì vậy, bà con rất phấn khởi và chương trình cũng từ thành công của giai đoạn I đó đã đề xuất giai đoạn II, tập trung hỗ trợ những vùng bị sạt lở" - Thứ trưởng Nam cho biết.

Song song đó, nắm bắt  được tình hình nhiều cơ quan giáo dục, y tế rất sẵn "bộ khung" (nhân sự, tay nghề...) nhưng chưa quen với việc thuê đất, đầu tư xây dựng - chương trình xây dựng hạ tầng xã hội cho các đơn vị ngoài công lập thuê đã được đề xuất và bước đầu Chính phủ đã cho phép triển khai xây dựng 8 cơ sở dạng này tại Hà Nội, Đồng Nai để thí điểm trước khi nhân rộng.

  • Hoàng Huy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,