221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1039157
5 năm tới, thêm 500.000 nhà cho người thu nhập thấp
1
Article
null
5 năm tới, thêm 500.000 nhà cho người thu nhập thấp
,

 - "Theo đề xuất của Bộ Xây dựng với Chính phủ, từ nay đến 2012, cả nước sẽ xây 500.000 căn nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp" - Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lí nhà- Bộ Xây dựng cho biết bên lề hội thảo "Kinh  nghiệm của Hàn Quốc về mô hình quản lí và phát triển nhà ở xã hội".

- Thưa ông, vấn đề xây nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đã được đặt ra và thí điểm cách nay 2 năm, tình hình thực hiện ra sao?

Đầu năm 2006, chúng ta đã tổ chức thí điểm xây nhà cho người thu nhập thấp ở 3 địa phương: Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Nhưng tiến độ rất chậm. Và đó cũng chỉ là thí điểm. Một số cơ quan góp ý quá chậm. Chính phủ cũng chưa duyệt.

Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng cục Quản lí nhà, Bộ Xây dựng (Ảnh: Chí Hiếu)
Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương báo cáo các nhu cầu và xây dựng các chương trình phát triển để tập hợp lại trình Chính phủ một đề án tổng thể về nhà ở xã hội. Dự kiến tháng 6 này sẽ trình Chính Phủ. Đề án này sẽ áp dụng cho toàn quốc, nhưng sẽ tập trung ở một số địa phương trọng điểm.

Đến nay, chỉ có Hà Nội là làm khá tốt việc này, đó là xây nhà ở xã hội cho công nhân. Tuy nhiên, theo như báo cáo của Hà Nội, cũng có nhiều khó khăn khi thực hiện, như có những công nhân thu nhập quá thấp nên nhiều trường hợp hai người công nhân thuê một giường với lý do người làm ca 1 người làm ca 2. Rồi giá thuê nhà còn quá cao...

- Vậy còn các địa phương khác, khó khăn lớn nhất khi triển khai đề án nhà ở xã hội vẫn chủ yếu là gì? Kinh phí, chính sách, hay???

Cái vướng nhất chính là kinh phí. Kinh phí để xây dựng nhà ở xã hội hiện nay chủ yếu là từ ngân sách, có thể là ngân sách Trung ương, hoặc địa phương. Mà ngân sách thì chả bao giờ...thừa cả. Do vậy các địa phương, ngoài việc bố trí ngân sách cho các công trình khác thì một nội dung quan trọng khác là phải bố trí ngân sách cho nhà ở xã hội. Tất cả trông chờ vào trung ương thì rất là khó.

Vướng, nhưng nếu địa phương quyết tâm thì sẽ làm được!

- Nhưng thưa ông, có chế tài, luật nào quy định về trích ngân sách cho nhà ở xã hội không? Chứ chỉ trông chờ vào "quyết tâm", sợ... khó khả thi?

Chế tài thì có rồi. Trách nhiệm, Luật cũng đã quy định hết đấy chứ. Địa phương nào mà không thực hiện thì rõ ràng là phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý. Có điều bây giờ các địa phương làm đến đâu mà thôi! Chúng tôi cũng muốn báo chí, góp tiếng nói, nêu lên thực trạng như vậy. Tất cả hệ thống chính quyền phải vào cuộc chứ không thể giao hết cho cơ quan quản lý nhà.

Mô tả ảnh.
Dự kiến, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp sẽ được xây xen giữa những khu đô thị như thế này vì quỹ đất ngày một hạn hẹp! (Ảnh minh họa)

- Vì là thí điểm, có nghĩa là dường như "trên" cũng "chưa thông" thì dưới làm sao dám mạnh tay mà làm! Rõ ràng, ở "trên" cũng có cái khó?

Trên cũng khó nhiều! Tôi ví dụ, ở Hàn Quốc, họ có cơ quan chuyên trách về vấn đề này là Tổng Công ty xây dựng nhà ở xã hội thuộc Bộ Xây dựng và Giao thông. Còn ở ta, chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề này.

Rồi kinh phí cũng rất khó khăn. Hàn Quốc "giàu" thế mà họ đâu có trông vào ngân sách. Ngân sách họ chỉ khoảng 20% thôi. Còn lại từ nhiều nguồn lắm: Quỹ hỗ trợ nhà ở xã hội: khoảng 30%. Và ngay người mua nhà cũng phải chịu từ 20-30% bằng tiền đi vay với lãi suất nhẹ...

- Báo cáo kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, phải mất một khoảng thời gian từ 4-6 năm kể từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành một dự án nhà ở xã hội. Vậy trong điều kiện ngặt nghèo về thời gian, nhiều khó khăn như thế, đặt chỉ tiêu từ nay đến 2012 có 500.000 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp liệu có khả thi?

Thì nên mới nói... trông chờ ở quyết tâm của các địa phương mới làm được! Nhưng chỉ tiêu này cũng sẽ được tính toán, phân bổ tùy từng điều kiện cụ thể của một số địa phương, nhất là các trung tâm lớn.

- Trên thực tế các địa phương và các doanh nghiệp rất ngại phải triển khai các đề án này, vì thực tế họ không kiếm được nhiều lợi nhuận, thậm chí phải bù lỗ?

Doanh nghiệp ngại là đúng rồi! Vì các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là phi lợi nhuận. Không có lợi nhuận thì đương nhiên không hấp dẫn các doanh nghiệp. Thế tôi mới nói là phải có quyết tâm rất cao của hệ thống chính quyền địa phương thì mới có thể thực hiện được.

- Vậy trong đề án có những cơ chế gì ưu đãi cho DN, thưa ông?

Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cũng đã được nhà ước có ưu đãi rồi như việc sử dụng một diện tích nhất định để kinh doanh dịch vụ.

Nhưng trong đề án này, vấn đề này, thì trước hết trách nhiệm vẫn thuộc về Nhà nước. Trước tiên phải lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước trên nguyên tắc "bảo toàn vốn". Có nghĩa là rồi Nhà nước sẽ thu lại, có điều, phải chấp nhận một thời gian dài, 20 năm, 30 năm thậm chí 50 năm.

Kinh nghiệm xây nhà ở xã hội của Hàn Quốc:  

Giảm giá nhà thông qua công khai, minh bạch giá gốc; Nhà nước hỗ trợ tài chính bằng cách cho vay với lãi suất thấp dài hạn (với cả nhà đầu tư và người mua nhà); Mở rộng hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người thu nhập thấp thông qua thành lập các quỹ xã hội; Nhà nước giúp người nghèo có được chỉ số tin cậy trước các ngân hàng để họ có thể vay tiền; Kiểm soát các nhà "đầu cơ", người có thu nhập cao vào mua nhà của người thu nhập thấp.

- Xin cám ơn ông!

  • Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;