Lý Vân Địch, nghệ sĩ piano 18 tuổi tài năng
18:44' 09/04/2005 (GMT+7)

Trẻ trung, gương mặt điển trai, 18 tuổi, Lý Vân Địch - người chiến thắng trong cuộc thi âm nhạc Chopin danh giá nhất thế giới đã được khán giả toàn cầu biết tới.

 
 
 
Soạn: AM 346486 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đó là vào một ngày tháng 10, hai tuần khi Vân Địch tròn 18 tuổi, anh đã giành vinh quang tại Cuộc thi piano Frederic Chopin lần thứ 14 tổ chức tại Warsaw - một trong những cuộc thi âm nhạc lớn nhất thế giới diễn ra năm năm một lần.

Thể hiện cái mà giới chuyên môn gọi là kỹ thuật bậc thầy và phong cách đậm chất thơ, Lý đã đánh bật 97 đối thủ khác, để ẵm chiếc huy chương vàng đầu tiên tại cuộc thi từ năm 1985. Vân Địch cũng là người Trung Quốc đầu tiên, một trong những ứng viên trẻ nhất nhận vinh danh trong lịch sử 73 năm của cuộc thi tài.

Chiến thắng của anh đã giúp cho Lý Vân Địch mở lối vào thênh thang đến những Đại sảnh hoà nhạc lớn nhất toàn cầu hay các phòng thu danh tiếng. Thành công bất ngờ của Lý dường như không làm anh lúng túng. ''Tôi hầu như không thay đổi, ngoại trừ bây giờ thì biểu diễn nhiều hơn thôi'', anh nói ngắn gọn sau khi từ Thâm Quyến đến Bắc Kinh tham gia một chương trình hoà nhạc.

Lý Vân Địch, chàng thanh niên với mái tóc gợn bồng bềnh, người thích chơi bóng bàn vào thời gian rảnh rỗi, luôn nhắc tới quê hương Tứ Xuyên của mình trong những khi có thể. Mẹ hay huấn luyện viên của anh Đan Triệu Nghi ít khi vắng mặt trong các chuyến đi của con. Người ta thấy ở anh sức cuốn hút ngay từ dáng điệu mảnh dẻ trong bộ trang phục diễn màu đen. Vân Địch hoà đồng và cởi mở, và sôi nổi trả lời những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh khá thuần thục.

Chỉ trong 48 tiếng đồng hồ, tất cả các chương trình của Trung Quốc đều phát đi tin tức anh chiến thắng tại Warsaw. Ban giám khảo gồm 23 người, trong đó có Martha Argerich - từng là người thắng cuộc 35 năm trước - rất ca ngợi tài năng âm nhạc của Vân Địch. "Cách anh chơi nhạc tỏ ra rất cân bằng'', Edward Auer - thành viên ban giám khảo - nhận xét. "Anh ấy không phải là mẫu người chơi nhạc được một bộ phận khán giả thừa nhận, số còn lại thì không thích thú gì''. Trên thực tế, toàn bộ thính phòng tại Warsaw đã vang lên tiếng vỗ tay như sấm dậy khi Vân Địch kết thúc bản Concerto No. 1, thậm chí trước đó đã có bốn trong năm người lọt vào chung kết thể hiện tác phẩm này. "Họ chơi theo cách của họ, tôi có cảm nhận của riêng tôi'', Vân Địch nói. "Tôi chơi nhạc cho mọi người, chứ không cho ban giám khảo''.

 
Soạn: AM 346488 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Khi biểu diễn, tâm hồn của Lý bị cuốn hút hết vào âm nhạc. Những tình cảm nhẹ nhàng, hay dâng lên mãnh liệt đều hiện lên khuôn mặt anh. Anh nhướn người cao hơn để dồn sức vào phím đàn. Trong một bản mazurkas, anh lại nhấc cao cánh tay trái, dường như muốn để cho tay phải độc diễn.

Đó là thứ âm nhạc giống như của Chopin vào giai đoạn cổ điển lãng mạn hồi thế kỷ 19 - mãnh liệt như bão tố, thanh bình như đồng quê, trầm ngâm như nhà triết học và da diết như nỗi nhớ. Lý Vân Địch giải thích: ''Ở tuổi tôi, có nhiều việc phải làm, thanh niên luôn muốn bộc lộ rất nhiều cảm xúc, các tác phẩm của Chopin như thấm sâu vào ngõ ngách tâm hồn tôi''. Chắc chắn là như vậy, nhưng mới chỉ 18 tuổi, trải nghiệm cuộc đời có đủ để anh thể hiện toàn bộ cảm xúc trong một tác phẩm phức tạp như vậy không?.

"Dĩ nhiên, tôi không thể chơi thuần thục như những nghệ sĩ piano vĩ đại'', Vân Địch khiêm nhường nói. "Nhưng Chopin viết tác phẩm này khi còn trẻ, ông ấy soạn các bản concerto vào năm 19 tuổi. Khi bạn còn trẻ, bạn có mơ ước, khát khao trong cuộc sống và mong mỏi khám phá điều mới mẻ. Có nhiều nghệ sĩ thành danh đều nhìn Chopin từ nhiều góc cạnh, quan điểm khác nhau''.

Có lẽ, kinh nghiệm sống của Vân Địch rất khác so với nhiều ngôi sao piano trẻ tuổi,  nhiều người trong số ấy thường có cha mẹ làm nghệ sĩ, hay là fan hâm mộ nhạc cổ điển nhiệt tình... Nhưng cha mẹ Lý Vân Địch không ai theo âm nhạc. Cha anh làm trong công ty thép ở Tứ Xuyên, mẹ làm trong phòng thí nghiệm trước khi bỏ nghề theo chăm sóc con trai từ năm 1994.

Nhạc cụ đầu tiên của Lý không phải cây piano. Anh có một chiếc accordion vào năm bốn tuổi và chơi nó suốt ba năm tiếp theo trước khi đến với dương cầm. Gia đình Lý hầu như đã dồn hết tiền tiết kiệm mua piano cho con. Mặc dù con trai sớm thể hiện tài năng âm nhạc, nhưng cha mẹ Vân Địch luôn khuyên con rằng, việc học ở trường mới quan trọng hơn cả. ''Nó luôn là đứa trẻ ngoan ngoãn, học rất giỏi ở trường cơ sở'', cha anh, Lý Xuyên, nói.

 
 
Soạn: AM 346492 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chỉ sau khi Vân Địch theo học trường âm nhạc đặc biệt thì cha mẹ anh mới cho phép anh tập trung vào piano. Lý bắt đầu học với thầy Đan từ năm 1991. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi về khả năng của Vân Địch khi tới 12 tuổi, các ngón tay anh khó có thể với tới một quãng tám. "Nhưng tôi biết, cậu ấy thực sự là một tài năng'', Đan Triệu Nghi tin tưởng. Vân Địch tập đàn tám giờ một ngày, đôi khi còn nhiều hơn thế nếu chuẩn bị bước vào một cuộc thi hay một buổi biểu diễn.

Vân Địch tin vào sự thành công của mình và nghĩ rằng, những sinh viên âm nhạc Trung Quốc có đủ sức sánh vai với mọi đối thủ khác trên thế giới. ''Giáo viên của chúng tôi rất trách nhiệm và nhiệt tình'', Lý nói. ''Họ có thể dạy chúng tôi năm sáu tiếng đồng hồ một ngày, khác với những giáo viên nơi khác thường là nhạc trưởng hay giáo sư giỏi nên rất bận rộn''. Tuy nhiên, Vân Địch cũng thừa nhận, có không ít sinh viên hàng đầu Trung Quốc muốn ra nước ngoài học tập nhạc cổ điển phương Tây. Bản thân anh cũng có kế hoạch như vậy, mặc dù chưa dự định trường nào cụ thể. "Tôi sẽ tới nơi có giáo viên tốt, nước nào thì không quan trọng''. Vân Địch tới Mỹ bốn lần, năm trước, anh vừa giành giải trong cuộc thi Nghệ sĩ trẻ piano quốc tế tại Salt Lake City.

Năm 1995, anh tới Mỹ tham dự cuộc thi nghệ sĩ piano trẻ quốc tế Stravinsky. Giải thưởng trị giá 25.000 USD tại cuộc thi Chopin sẽ giúp anh trang trải học phí. ''Vân Địch còn phải học rất nhiều'', thầy Đan nhận xét. Mục tiêu của Vân Địch hiện nay là xây dựng một sự nghiệp thành công, tránh những đồn thổi hay thất bại mà nhiều nghệ sĩ piano trẻ trước anh đã vấp phải. Những gương mặt mà Vân Địch hâm mộ là nghệ sĩ piano Maurizio Pollini của Italy và Krystian Zimmerman của Ba Lan, cả hai người này đều từng thắng lợi trong cuộc thi Chopin và thiết lập sự nghiệp âm nhạc đáng kể. Song, Vân Địch coi họ là tấm gương chứ không hẳn là thần tượng: Tất cả mọi người đều có phong cách riêng biệt. Tôi không muốn trở thành bản sao của Pollini. Tôi muốn chơi nhạc theo những gì tôi hiểu''.

Lý Vân Địch sinh ra tại Trùng Khánh. 11 tuổi, anh đã giành giải nhất một cuộc thi âm nhạc và được vào trường nhạc hàng đầu tỉnh Tứ Xuyên. Một năm sau, gia đình Lý chuyển tới Thâm Quyến để tạo điều kiện cho con học tập tại Trường Nghệ thuật Thâm Quyến.

13 tuổi, Vân Địch giành giải trong cuộc thi Stravinsky tại Mỹ. Sau đó là giải nhất cuộc thi piano quốc tế Gina Bachauer (Mỹ), giải ba cuộc thi piano Franz Liszt (Hà Lan), chiến thắng trong cuộc thi piano quốc tế lần thứ hai tổ chức ở Bắc Kinh.

(Giai điệu xanh)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Rock tê liệt, Hip-hop vào mùa (08/04/2005)
Sự cố mới của The Beatels: Giảm giá vé, gộp đêm diễn? (07/04/2005)
Phương Thanh "đẻ" ra album? (07/04/2005)
Barbra Streisand lại chuẩn bị "yêu"? (06/04/2005)
Nhạc sỹ Quốc Trung mang "Đường xa vạn dặm" tới Nhật (04/04/2005)
Nữ hoàng nhạc kịch ABBA vào danh sách triệu phú nước Anh (03/04/2005)
Nhạc sĩ Đức Trí: Tiền nào của ấy! (03/04/2005)
Đi chợ nhạc...trên mạng (31/03/2005)
Ca sĩ Khánh Ly và chút hoài niệm về Trịnh Công Sơn (31/03/2005)
Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung: Không nên rắc muối vào vết thương (30/03/2005)
Diva thế hệ mới 2005: Hãy tạm hiểu là Triển vọng Diva? (29/03/2005)
Ca khúc 30 tuổi được xếp hạng nhất tại Anh (26/03/2005)
Ca sĩ Thanh Thảo: Em xin rút khỏi Diva! (26/03/2005)
Saxman Trần Mạnh Tuấn: Sứ giả nhạc Jazz (25/03/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang