"Nhái" quá 80% mới là đạo nhạc?
11:34' 24/03/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Nếu những phát biểu của các nhà quản lý chỉ là hăm doạ suông thì đạo nhạc vẫn tiếp tục.

Soạn: AM 324709 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nghệ sĩ Ray Charles đâu biết rằng ở VN có bài Xích Lô?

Một ngày chưa xa lắm, giữa cơn địa chấn nhạc nhái đang đi đến hồi quyết liệt, ông Lê Nam - Trưởng phòng Trưởng phòng quản lý ca nhạc và sản xuất băng đĩa thuộc Cục NTBD đề nghị các nhạc sĩ bị nghi ngờ là đạo nhạc nên thành khẩn khai báo thì sẽ được khoan hồng. Lời kêu gọi của ông Lê Nam, nghe rất chí tình nhưng trên thực tế chẳng có nhạc sĩ nào tự nhiên nhảy ra nhận mình ăn cắp cả. Thế là cơ quan chức năng phải âm thầm vào cuộc.

Sau nhiều lần hẹn hò, Sở VHTT TP.HCM vẫn chưa phối hợp được gì với Hội Âm Nhạc TP.HCM và Hội cũng chỉ được nhắc nên quan tâm hơn nữa vấn đề này. Vấn đề chính của chuyện đạo nhạc vẫn ở thì hiện tại tiếp diễn. Theo ông Lê Nam, Cục NTBD đang rất thận trọng trong từng bước đi. Đầu tiên là truy tìm bài hát nước ngoài từ đĩa gốc, lập hội đồng giám định, có kết luận rồi mới liên lạc với tác giả ở nước ngoài...

Trong khi giới nhạc sĩ cho rằng chỉ cần giống từ 30% đã có thể gọi là copy thì phía Cục NTBD lại... rộng mở hơn. Chính xác là kết luận giống phải từ 80% trở lên thì mới có thể gọi là copy. Còn dưới 80% thì... thoát. Như vậy, những bài hát có mức độ giống trên 80% như Tình thôi xót xa, Dường như, Tuổi 16, Ánh trăng, Để anh cháy cùng em... là những trường hợp quá cá biệt. Còn lại, việc cắt xén, băm nát, lắp ráp và giống dưới 60% thì rất nhiều.

Nghe bài Hit the road Jack

Nghe bài Xích lô

Nhân dịp nghệ sĩ Ray Charles đoạt 7 giải thưởng của Grammy 47, chúng tôi đã tìm nghe lại những ca khúc của ông và bất ngờ so sánh giữa bài Hit the road jack với bài Xích lô. Có thể nói, những bài nhạc Việt giống giai điệu và lấy chút chút như Xích lô của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, đang rất phổ biến. Chấp nhận những sáng tạo như Ước gìXích Lô của Võ Thiện Thanh, không lẽ, Việt Nam sẽ có "lệ làng" cho phép giống dưới 80% chăng?

  • Thanh Chung

Theo bạn, tại sao lại quy định "giống 80% trở lên" mới bị gọi là đạo nhạc? Quy định này có cản trở việc thực hiện Luật bản quyền không? Có phù hợp với công ước Berne không? Nếu nghe những ca khúc "giống 80% trở xuống" thì cảm giác của bạn như thế nào? Quy định này có phải là biểu hiện bất lực của các nhà quản lý hoặc xu thế bất kảh kháng của các nhạc sĩ không? Hãy bày tỏ chính kiến của bạn theo cách sau:

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhóm The Bells trình diễn Hip Hop Việt Nam (24/03/2005)
Quà tặng âm nhạc tại gia (22/03/2005)
VTV Bài hát tôi yêu và chuyện rắc rối tiền thưởng (22/03/2005)
Bầu chọn Diva có xứng tầm? (21/03/2005)
Tuấn Hưng - Lê Kiều Như: Không nên phô những scandal! (21/03/2005)
Diva Việt Nam... nàng là ai ? (18/03/2005)
Khởi động cuộc thi Tìm kiếm DJ số 1 VN (15/03/2005)
Quản lý "sao": Ăn cơm nhà vác tù và... cho ca sĩ! (15/03/2005)
Trần Hạo Dân: Chuyên nghiệp + chăm chỉ = thành công (14/03/2005)
Joey Yung thành công với show diễn đầu tiên tại Malaysia (12/03/2005)
NS An Hiếu: Làm việc nhiều hơn để kiếm tiền nuôi vợ (11/03/2005)
Diễn viên Hongkong Trần Hạo Dân song ca với Đan Trường (08/03/2005)
Nghe ca khúc ca ngợi Phụ nữ Việt Nam qua VietNamNet (07/03/2005)
Trao giải VTV- Bài hát tôi yêu lần 3 (07/03/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang