221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
607978
Người Việt với sự kiện Giáo hoàng sắp qua đời
1
Article
null
Người Việt với sự kiện Giáo hoàng sắp qua đời
,

(VietNamNet) - Đối với người Việt Nam, Giáo hoàng John Paul II không phải là một cái tên quá xa lạ, song cũng không phải là người chiếm quá nhiều sự quan tâm của họ. Việc ông suy giảm sức khoẻ và đang hôn mê chờ chết cũng vậy, mang lại nhiều quan điểm khá trái ngược nhau.

Một nhà thờ Thiên Chúa Giáo tại TP HCM.

Tín đồ Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới đang nguyện cầu cho Giáo hoàng John Paul II, sau khi Vatican tuyên bố Giáo hoàng đang cận kề giây phút về bên Chúa. Giáo dân Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam cũng vậy.

Anh Trần Văn Thành (tên thánh là Phê-rô), nhà tại Tổ 5 - phường Thống Nhất - TP.Pleiku - cho biết: "Đã nhiều Chủ Nhật nay, chúng tôi đến nhà thờ cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng. Tất nhiên là khó thay đổi được quy luật của tự nhiên, song chúng tôi vẫn hy vọng Ngài chóng khoẻ".

Hầu hết đều cảm thấy khá buồn với việc Giáo hoàng đang trong tình trạng hôn mê và sắp qua đời. Khá nhiều người Việt đã biết đến Giáo hoàng và quan tâm khá sâu sắc tới cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Ông Bùi Văn Tuấn, Trung tá một đơn vị quân đội đóng tại TP HCM, cho biết: "Ấn tượng của Giáo hoàng đã in đậm trong tôi từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đối với những thuộc thế hệ chúng tôi, một công dân Đông Âu như Karol Wojtyla vượt qua tất cả những trở ngại để lên làm Giáo hoàng giữa lúc Chiến tranh lạnh đang ở đỉnh cao là cái gì đó vô cùng hãnh diện".

"Thực sự là hãnh diện vì điều đó", ông Tuấn bùi ngùi, "Nay được tin ông đang trong cơ nguy kịch và có thể sẽ qua đời, ký ức của niềm hãnh diện ấy lại trở về cùng với nỗi xót xa đối với một người đã quá quen thuộc".

Rất nhiều người lấy làm nuối tiếc, bởi theo họ, ông là người có nhiều đóng góp cho hoà bình thế giới, đặc biệt là đã có những hành động có thể hàn gắn sự chia rẽ truyền thống giữa các đạo giáo.

Anh Nguyễn Phương Anh, nhà tại 38A Trần Phú - Hà Nội, cho biết: "Tất nhiên tôi cũng thấy buồn. Trước hết, một người đi xa, dù là Đức Thánh Cha hay bất kỳ người nào mình từng biết tới trong đời, đều gây cho tôi nỗi buồn. Thứ hai, tôi sẽ nhớ nhất về ông như một biểu tượng của tình đoàn kết giữa các đạo giáo. Theo tôi biết, điều này những giáo hoàng trước chưa từng làm được".

"Còn nhớ, ông là người duy nhất đã bước chân vào một đền thờ Đạo Hồi, và cũng là người hiếm hoi trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo bỏ nhiều thời gian nghiên cứu đạo Phật", anh nói tiếp, "Nói chung, một người có thể tạo dựng được mối liên hệ giữa các tôn giáo, gợi mở được tình đoàn kết và hoà bình sẽ được cả thế giới nhớ đến với niềm tiếc thương và lòng trân trọng".

Không ít người Việt tỏ ra lo lắng về việc Giáo hoàng qua đời. Liệu người thay thế ông sẽ tiếp tục các sứ mệnh đem lại niềm vui cho nhân loại như quan tâm tới những người bị HIV/AIDS, những giáo dân nghèo khổ, hay lên án những tội phạm chiến tranh và kêu gọi ngăn ngừa nguy cơ diệt chủng? Hay ngược lại?

Anh Vũ Ngọc Toàn, nhà tại số 16b - ngõ 201 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng, cho biết: "Công việc kiếm sống bận quá, không quan tâm mấy. Nếu ông ấy chết thì hy vọng Giáo hoàng mới có thể tác động tốt tới các nhà lãnh đạo trên thế giới, khiến họ quan tâm hơn đối với người dân, coi việc cải thiện đời sống nhân dân là cốt yếu thay vì những cuộc chiến tranh gây khổ đau cho nhân loại".

"Đừng ai hô hào các nguyên thủ phát động các cuộc Thập tự chinh như các giáo hoàng ở các thế kỷ trước nữa", anh nhấn mạnh.

Có những người ngồi trước màn hình TV suốt cả ngày nghỉ hôm nay chỉ để xem truyền hình trực tiếp về tình trạng sức khoẻ của giáo hoàng. Với họ giờ đây, các kênh nước ngoài như CNN, ABC hay Deusth-Welle mới là ưu tiên lựa chọn số 1 thay vì VTV3 như thường lệ.

Chị Nguyễn Thu Thuỷ, một giáo dân Thiên Chúa Giáo hiện sống ở Giáp Bát - Hoàng Mai - Hà Nội hồi hộp nói: "Tôi cứ tưởng Giáo hoàng đã về với Chúa từ đêm qua. Đến hôm nay, tôi giành cả ngày cầu nguyện cho Ngài".

Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt Nam không coi việc Giáo hoàng John Paul II qua đời là điều gì đó quá hệ trọng, ít nhất là đối với đời sống của họ. Nhiều người thậm chí tin rằng một cái chết vào thời điểm này có thể là điều hay với bản thân ông.

Anh Bùi Kim Ngọc Vương, một tín đồ Phật Giáo ở 190 Lò Siêu - TP HCM, cho biết: "Tôi chỉ biết sơ sơ về người đứng đầu Đạo Thiên Chúa. Ở tuổi của ông, tình tạng sức khoẻ suy giảm không có gì là lạ. Được chết già cũng là một cái phước vậy".

Một người khác khi được hỏi về Giáo hoàng đã hỏi lại: "Nhưng mà Giáo hoàng của nước nào?"...

  • Nguyễn Hồng Quý

 

Italia hoãn mọi hoạt động thể thao cuối tuần
 

Ủy ban Olympic Italia quyết định ngừng mọi sự kiện thể thao cuối tuần để tỏ sự kính trọng đối với Giáo hoàng John Paul II, người đang sắp về bên Chúa.

 

 

Chuyển giao quyền lực tại Vatican thời hậu John Paul II
Theo John Paul II, vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ là một Hồng y giáo chủ tuổi từ 62-72, nói được tiếng Italia và tiếng Anh. Người này sẽ phản ánh quan niệm của ông...
 

 

Vatican âm thầm chuẩn bị hậu sự cho Giáo hoàng
Trong lúc hàng triệu tín đồ Thiên chúa giáo đang đợi giờ phút vĩnh biệt Giáo hoàng, tại Rome, công việc chuẩn bị hậu sự cho Ngài đang được âm thầm tiến hành.
 

 

Lo âu đợi tin về Giáo hoàng
Mặt trời lặn dần, màn đêm buông xuống Quảng trường Thánh Peter, nhưng rất nhiều người vẫn đứng đó nguyện cầu và đợi tin về tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng.
 

 

Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II
Sự kiện Karol Wojtyla được phong làm Giáo hoàng năm 1978 là một bước ngoặt đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo.
 

 

Chùm ảnh thế giới nguyện cầu cho Giáo hoàng
Tín đồ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới đang nguyện cầu cho Giáo hoàng John Paul II, sau khi Vatican tuyên bố Giáo hoàng đang cận kề giây phút về bên Chúa.
 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,