221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
1234692
Sốt xuất huyết đang trở nên đáng sợ hơn cúm A/H1N1
0
Article
null
Sốt xuất huyết đang trở nên đáng sợ hơn cúm A/H1N1
,

 – Trong khi cả người dân lẫn các phương tiện thông tin đại chúng đều sôi sục với cúm A/H1N1 thì dịch sốt xuất huyết đã âm thầm bùng phát mạnh mẽ. 

Dịch sốt xuất huyết ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây và bắt đầu chạm đỉnh tại một số địa phương do người dân lơ là. Và trong khi người người, nhà nhà “sợ” cúm A/H1N1 thì họ không biết rằng dịch sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong ở mức độ cao hơn. 

Tử vong do sốt xuất huyết tăng 100%  

Theo thông tin từ Cục y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), TP.HCM là một trong những điểm nóng nhất về sốt xuất huyết (đây cũng là địa phương nóng nhất với dịch cúm A/H1N1. 

Trong vòng 8 tháng đầu năm 2009, số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM đã tăng 39% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng lưu ý là số ca tử vong tăng 100% (8 bệnh nhân). 

Mỗi tuần, trung bình ngành y tế TP.HCM tiếp nhận xấp xỉ 300 ca sốt xuất huyết. Vào khoảng tháng 11, khi dịch đi vào giai đoạn bùng phát mạnh nhất, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ còn tăng cao hơn.

Mô tả ảnh.
Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết tại viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Ảnh minh họa: Cẩm Quyên)

Ngoài TP.HCM, các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao hơn hẳn so với các năm phải kể đến Bình Định (tăng 355%), Phú Yên (tăng 569%), Quảng Ngãi (tăng 131%), Trà Vinh (tăng 241%), Kiên Giang (tăng 148%), … 

Nhất là tại Hà Nội, tình hình sốt xuất huyết diễn biến đặc biệt phức tạp. Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục y tế dự phòng và Môi trường nhận định: “Năm nay, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao bất thường nhất”. 

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm, Hà Nội có trên 3.000 ca mắc sốt xuất huyết, gấp gần 12 lần so với cùng kỳ năm 2008 và là năm có số mắc cao nhất trong 10 năm qua. 

Ông Nguyễn Hồng Hà, phó viện trưởng Viện Các bệnh Nhiệt đới và Truyền nhiễm quốc gia cho hay, hiện một nửa bệnh nhân nằm viện là bệnh nhân sốt xuất huyết. 

Ông Hà cho biết thêm: “Bệnh viện quá tải không phải vì xét nghiệm, điều trị cúm A/H1N1 nữa mà chủ yếu quá tải trầm trọng do bệnh nhân sốt xuất huyết”. 

Theo thống kê của Viện, từ tháng 1/2009 – tháng 8/2009, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện là 1.414. Trong đó, Hà Nội có 1.276 trường hợp, các tỉnh thành khác là 138 trường hợp. Mỗi ngày có trung bình 40 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện, mỗi tuần có từ 200-400 bệnh nhân mới. 

Tính đến tháng 8/2009, cả nước ghi nhận khoảng 54.000 ca sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết tử vong cao hơn cúm A/H1N1

Theo ông Nga, hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn xuất hiện dai dẳng và có dấu hiệu tăng nhẹ. Các địa phương (đặc biệt là trường học) cần chú ý đề phòng, tránh để dịch bùng phát tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo.

Ông Nguyễn Huy Nga cho biết: “Dịch cúm A/H1N1 xuất hiện và lây lan mạnh đúng thời điểm giao mùa. Đây là quãng thời gian có khá nhiều các loại bệnh chuyển mùa xuất hiện, đặc biệt là sốt xuất huyết”. 

Ông Nga cho rằng trong thời gian qua, dịch cúm A/H1N1 nhận được sự quan tâm “đặc biệt” của giới truyền thông, do đó vô hình đã khiến người dân phần nào “quên” đi dịch sốt xuất huyết cùng các bệnh khác cũng đang vào mùa. Và trong khi dịch cúm A/H1N1 “sôi sùng sục” thì dịch sốt xuất huyết đã âm thầm bùng phát. 

“So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết cả nước đã tăng thêm 25%, số tử vong tăng 24%, tỷ lệ tử vong của sốt xuất huyết hiện nay cao gấp nhiều lần cúm A/H1N1”, ông Nga nói. 

Do vậy, ông Nga cho biết Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương không được lơ là với các dịch bệnh khác xuất hiện song song với cúm A/H1N1. “Nếu không, số tử vong vì các bệnh này sẽ tăng cao đột biến”, ông Nga nói. 

Điều đáng lo ngại là những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết cũng khá giống cúm A/H1N1. Do đó, nhiều người dân không nghĩ đến chuyện phải tránh sốt xuất huyết bằng cách mắc màn khi đi ngủ, tăng cường diệt lăng quăng, bọ gậy và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. 

Ngoài ra, do chủ quan, rất nhiều người mắc bệnh đã không đến cơ sở y tế kịp thời và chỉ nhập viện khi đã có dấu hiệu mất máu, trụy mạch. 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));