221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
746730
Phân ban: Cần đặt lại toàn bộ vấn đề
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Phân ban: Cần đặt lại toàn bộ vấn đề
,

"Một khi các câu hỏi này vẫn còn chưa nhận được câu trả lời xác đáng ngay từ khâu biên soạn đến khi đã dạy thí điểm như hiện nay thì tốt hơn cả là không nên tiếp tục chỉnh sửa một cách không cơ bản rồi đưa ra áp dụng đại trà mà cần đặt lại toàn bộ vấn đề". Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thảo (ĐH Sư phạm TP.HCM) bày tỏ ý kiến.

Soạn: AM 656021 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đến nay, chương trình THPT phân ban mới đã thí điểm đến vòng hai đối với lớp 10 tại 37 trường và vòng một đối với lớp 11 tại 48 trường THPT thuộc 11 tỉnh thành trong cả nước (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Trước khi tiến hành xây dựng các chương trình và SGK phân ban cho từng môn học cụ thể, các tiểu ban xây dựng chương trình và biên soạn SGK cần cụ thể hóa từng yêu cầu thành các mục tiêu cụ thể đối với từng ban của từng môn học, nhất là các yêu cầu phân ban. Bởi vì yêu cầu này ảnh hưởng và có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiều yêu cầu khác và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục các môn học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.

Điều đó cũng có nghĩa, nếu mục tiêu phân ban đã không đạt được ở mức độ có thể chấp nhận  thì cần đặt lại toàn bộ vấn đề: Từ việc xác lập mục tiêu  phân ban, cơ sở định hướng cho đến việc xây dựng các chương trình, SGK cụ thể. Mọi cố gắng chỉnh sửa một cách không cơ bản thì rất khó lòng cải thiện một cách cơ bản chất lượng thực hiện các mục tiêu.

Qua kết quả thống kê những đóng góp ý kiến của giáo viên phổ thông, giảng viên ĐH cho thấy: cả chương trình và SGK phân ban không phù hợp với mức độ cần thiết với trình độ các đối tượng HS phân ban. Điều này cho phép dự đoán rằng, các mục tiêu phân ban cụ thể ở nhiều môn học đã không đáp ứng được yêu cầu cầu phân ban ngay từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn SGK.

Hình như đã có những chỉ đạo chung thiếu cân nhắc làm cho các mục tiêu phân ban cụ thể khi xây dựng chương trình phân ban các môn học cụ thể và nhất là khi biên soạn nội dung SGK đi lệch hướng yêu cầu phân ban.

Ví dụ, định hướng không thay đổi đáng kể chương trình so với chương trình cũ, cho rằng chương trình các ban khác nhau thuộc một môn học chỉ khác nhau chủ yếu ở thời lượng. Nghĩa là khác nhau dung lượng kiến thức... Nên ở nhiều môn học, chỉ chú trọng viết sách cho một ban "chính" còn các ban khác thì chỉ xem xét, cắt bớt một số bài, một số nội dung một cách hợp lý là được. Nội dung nhiều bài học của các ban thuộc một môn học biên soạn gần như giống nhau hoàn toàn, ngay cả bài tập. Đây là việc làm không đúng, không khoa học.

Việc phân ban hiện nay chỉ nên tiếp tục nếu từng chương trình, SGK của từng ban trong từng môn học được đánh giá cụ thể, nghiêm túc, có tính thuyết phục và chất lượng được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía là tốt. Được thế mới nên áp dụng đại trà.

Phân ban là hết sức cần thiết và phù hợp xu thế chung của sự phát triển giáo dục. Nhưng quan trọng hơn là phân ban như thế nào? Số ban cần thiết là bao nhiêu? Số ban vào những mục tiêu chung gì? Mỗi ban nhằm những mục tiêu riêng nào? Các mục tiêu phân ban đề ra có phù hợp yêu cầu của HS, với yêu cầu định hướng nghề nghiệp tương lai của nhóm đối tượng HS tương ứng hay không và trong thực tế chương trình, SGK đã biên soạn có đạt được mục tiêu ấy hay không?...

Một khi các câu hỏi này vẫn còn chưa nhận được câu trả lời xác đáng ngay từ khâu biên soạn đến khi đã dạy thí điểm như hiện nay thì tốt hơn cả là không nên tiếp tục chỉnh sửa một cách không cơ bản rồi đưa ra áp dụng đại trà mà cần đặt lại toàn bộ vấn đề. Không nên để những xáo trộn mãi kéo dài trong thực tiễn giáo dục phổ thông làm ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của từng cá nhân HS, của cả thế hệ, cũng là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.

  • Lê Thị Thanh Thảo (ĐH Sư phạm TP.HCM)

Theo dòng sự kiện:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,