,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
743726
Phân ban Trung học: Sao khó đến vậy?
1
Forum
null
,

Phân ban Trung học: Sao khó đến vậy?

Cập nhật lúc 15:44, Thứ Ba, 13/12/2005 (GMT+7)
,

Có thể nói, ngay từ khi trên đất nước ta có bậc trung học “ Đệ nhị cấp”  thì  đã  có ngay phân ban, cho nên bậc trung học ấy cũng có cái tên gọi là trung học chuyên khoa . Hà Nội , Huế, thành phố Hồ Chí Minh  có những trường Trung học sắp bước vào trăm tuổi chẵn, thì đó cũng là tuổi “phân ban” đã từng có ở Việt Nam

Soạn: AM 649031 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong kháng chiến chống Pháp ở vùng bị tạm chiếm  và cả trong thời kỳ trước năm 1975, các trường học ở miền Nam vẫn học theo chương trình phân ban từ lớp đệ tam đến đệ nhất  trung học chuyên khoa.

Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn đó hàng triệu người đã từng học “ phân ban” . Vậy thì, trung học phân ban đâu có gì là mới lạ!..Thế nhưng, vì sao ...ngành giáo dục lại cứ phải thí điểm đi thí điểm lại hết thời kỳ này đến thời kỳ khác... để rồi cho đến giờ phút này  không thể quyết được;  đành  trình lên hai phương án “nữa vời” để cấp trên xem xét.  ,

Phương án thứ nhất cơ bản vẫn giữ như phương án đang thí điểm, gồm hai ban Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) từ lớp 10, nhưng sẽ bổ sung thêm môn ngoại ngữ theo chương trình nâng cao vào ban KHXH-NV.

Ban KHTN sẽ có bốn môn học nâng cao là: toán, vật lý, hóa học và sinh học, ban KHXH-NV gồm ngữ văn, lịch sử, địa lý  và ngoại ngữ.

Phương án thứ hai chia thành ba ban từ lớp 10 gồm ban KHTN, KHXH-NV (với các môn nâng cao như ở phương án thứ nhất) và ban cơ sở (dạy và học theo chương trình chuẩn đối với tất cả các môn). Bộ SGK cũng sẽ được hoàn chỉnh và sử dụng tương tự như ở phương án thứ nhất, riêng đối với ban cơ sở, trong phạm vi phần dạy học tự chọn, học sinh có thể chọn học từ 1-3 môn trong số 8 môn nâng cao để có thể chuyển ban trong quá trình học tập và có cơ hội dự thi vào ĐH, CĐ..

Là những người đã được học trung học phân ban ngày trước, ai cũng nhớ ngày ấy có 3 ban : Ban A  thường gọi là Ban Vạn vật, học nặng về khoa học tự nhiên, nhưng chủ yếu là lý,hóa,sinh để dành cho học sinh thi vào Trường thuốc ( Y,dược khoa) Canh nông ... Ban B thường gọi là ban Tóan, học nặng về Tóan, Lý ,hóa.. ,để thi vào các trường Công, Kỹ nghệ...và Ban C thường gọi là ban Văn chương, sinh ngữ hay ban Triết chủ yếu học văn, sử,địa,,triết,ngoại ngữ...để thi vào Trường Luật ...và các trường có thể ra làm "thầy thông, thầy ký"...Nhìn cách phân ban  có thể thấy khá rõ định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Học sinh học những môn gì ở trường trung học đều có thể yên tâm là rất cần thiết để học lên ở bậc đại học. Bởi vậy cha mẹ yên tâm, học trò yên tâm, thầy giáo yên tâm....

Còn với cách phân ban hiện nay, Học sinh thi vào khoa cơ khí mà phải học sâu về sinh vật với các môn di truyền, cây cỏ...như những bạn thi vào y ...thì dẫu rằng các bạn học ngồi chung một lớp, nhưng chắc chắn chuyện "đồng sàng dị mộng" là không tránh khỏi ....

Ngày ấy, đúng là  có 3 ban, và mặc dù công nghiệp chưa phát triển, nhưng trong các trường hầu như chỉ có ban A và B còn C rất ít. Do đó,chuyện các trường thí điểm hiện nay gặp khó khăn về ban C là điều có thể lường trước.

Thực tế có, kinh nghiệm có, Vì sao chuyện phân ban tưởng chừng như hết sức đơn giản lại trở nên lúng túng, cập rập ?

Vì sao Bộ không thể tự quyết mà phải trình cả hai phương án phân ban? Theo bạn nên chọn phương án nào? Vì sao?

Với phương án 2 có thêm ban cơ sở phải chăng là ban dành cho học sinh "lưỡng lự" chẳng định được hướng đi ?..

Từ thực tế đã được làm "thí điểm" của các thầy,cô; từ kinh nghiệm đã được học của các bậc ông bà, cha mẹ và với nguyện vọng của lứa tuổi học trò đang hoc, đang thi ...Diễn đàn mong sẽ nhận được những ý kiến quý báu,cụ thể của quý vị

VietNamNet

Bài tham gia Diễn đàn xin gõ tiếng Việt có dấu.  

Ý kiến của bạn?

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,