221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
110672
11 tỉnh, thành sẽ thực hiện phân ban ở cấp THPT
1
Article
null
Năm học 2003-2004:
11 tỉnh, thành sẽ thực hiện phân ban ở cấp THPT
,

Phân ban nhỏ giúp học sinh phát huy sở thích?

(VietNamNet) - Thông tin trên do ông Bùi Gia Thịnh - Chuyên gia Dự án hỗ trợ Bộ GD-ĐT, đưa ra tại hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật giáo dục và xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục diễn ra sáng nay (15/9) tại TP.HCM.  Theo kế hoạch dự kiến, nếu thí điểm thành công thì việc phân ban sẽ được áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường trung học phổ thông bắt đầu từ năm học 2004-2005.

Hội thảo đánh giá thực hiện Luật giáo dục đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành giáo dục. Tuy nhiên còn nhiều quyết định bất cập mang tính khả thi: miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm, khung học phí với các trường ngoài công lập...

Nội dung cần sửa đổi trong thời gian tới: ngoài 12 điều cần tập trung bổ sung trong Luật giáo dục: trung học chuyên nghiệp có nên tiếp tục tuyển người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông không? việc học sinh ngành sư phạm không phải đóng học phí có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các trường sư phạm không? sách giáo khoa có cần phải được sử dụng thống nhất ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác không?... nhiều nội dung cần nhắc thêm: có liên quan đến việc quyết định làm sao để tránh được bệnh thành tích trong giáo dục, cần làm rõ hơn vấn đề quản lý trong ngành sư phạm...

Phân ban nhỏ khoảng 20%

Đa số đại biểu tham gia hội thảo đều nhất trí phân ban trong các trường THPT nhưng phải phân ban nhỏ. Bà Trần Thị Thanh Diệu - Trưởng ban VHXH-HĐND TP.HCM cho biết: "Phân ban rất có lợi nhưng chỉ nên phân ban nhỏ khoảng 20% và có môn tự chọn. Khi phân ban được áp dụng rộng rãi không nên đổi tên trường trung học phổ thông thành trung học phân ban".

Theo Ông Cao Minh Kỳ - Giám đốc cũ của Sở GD-ĐT, trong quá trình phân ban nhỏ không đề ban gì mà chỉ phân nhỏ để các em có thể "say sưa" theo sở thích, tư duy để lên ĐH có thể theo đuổi tiếp.

Việc phân ban ở trường THPT thể hiện nội dung của Khoản 3 Điều 24 Luật giáo dục "Ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh".

Trong thời gian đầu mới chỉ có 2 ban là ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và Nhân văn. Ban Khoa học tự nhiên yêu cầu học sinh có kiến thức và kỹ năng cao hơn ở môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học (các môn phân hoá). Ban Khoa học xã hội và Nhân văn yêu cầu học sinh có kiến thức và kỹ năng cao hơn ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (các môn phân hoá). Các môn còn lại, học sinh ở cả 2 ban đều được học như nhau.

 Sẽ bỏ thi tốt nghiệp tiểu học?

Hội thảo trở nên sôi nổi khi đề cập đến việc có nên bỏ thi tốt nghiệp tiểu học hay không? GS-TS Đào Trọng Hùng - Viện Khoa học Giáo dục cho rằng: " Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nên không cần phải thi tốt nghiệp tiểu học để làm gì. Bên cạnh việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học thì phải có chỉ đạo quản lý tốt để tránh những tệ nạn phát sinh".

Theo Bà Diệu, Hội đồng Nhân dân đã đồng ý bỏ thi tốt nghiệp tiểu học nhưng trong cách quản lý phải làm sao để "có thực chất học của học sinh". Thời gian qua ở thành phố học sinh xuất sắc rất là nhiều. Phong trào thi đua phải thực chất  chứ không thể chạy theo hình thức.

  • Cam Lu 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,