221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1235074
Trường song ngữ đắt nhất Hà Nội
1
Photo
null
Trường song ngữ đắt nhất Hà Nội
,

- Ngày 9/9/2009, Trường song ngữ Hà Nội Academy khai giảng năm học đầu tiên. Đây là ngôi trường tư thục có tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất vào loại "đắt nhất" ở Hà Nội, với số vốn lên tới 10 triệu USD.

Sự ra đời của ngôi trường này cũng làm mất thế "độc tôn" của trường quốc tế Uniworld tại khu đô thị quốc tế Ciputra.

Mô tả ảnh.
Tổng khuôn viên trường khoảng 26.000m2 với 1/3 diện tích xây dựng. Còn lại là khuôn viên, đường nội bộ và sân chơi. Trường dự kiến trồng cả cây xanh.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Dạy từ mầm non đến cấp 2, năm nay, tuyển sinh được 500 em. Dự kiến sang năm học tới ,sẽ mở thêm cấp 3. HS học theo chương trình của Bộ GD-ĐT vào các buổi sáng. Một số môn học được tăng cường bằng tiếng Anh theo giáo trình nước ngoài, mang tính bổ trợ kiến thức cho chương trình Việt Nam (từ 13-15 tiết/tuần). Trường đang lựa chọn giáo trình tiếng Anh của Cambridge, Oxford. Hiện tại, học sinh Hanoi Academy chưa được học các môn học cấp  chứng chỉ Quốc tế. Theo quy định của một số trường thì sau 2  năm hoạt động mới có thể apply chương trình nếu đảm   bảo điều kiện.
Mô tả ảnh.
Giờ học đầu tiên sau lễ khai giảng là giáo dục công dân. Năm học đầu tiên, trường có 15 giáo viên bậc mầm non, trong đó 1 cô có chứng chỉ Montessori (Anh) phụ  trách học phần Montessori, 1 giáo viên nước ngoài. Ở cấp 1, có 3 giáo viên nước ngoài trong số 40 người. Con số này ở cấp 2 là 5 trong số 23 giáo viên.
Một phần của khu nhà thể thao đa năng Mô tả ảnh.
Trường đưa 5 môn thể thao vào giảng dạy: bơi, bóng đá, bóng rổ và aerobic. Khu nhà thể thao đa năng gồm sân tập và thi đấu bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, phòng tập thẩm mỹ, phòng khởi động và khu bể bơi. Ngoài ra, còn có khu thể thao ngoài trời.
Mô tả ảnh.
120 phòng học của trường được thiết kế theo tiêu chuẩn của Anh, với diện tích trung bình 52,3 m2/phòng. Các phòng học được trang bị các phương tiện: máy chiếu, máy tính nối mạng cho giáo viên.

 

Mô tả ảnh.

Trường có 6 khoản phí bắt buộc: Phí ghi danh: 150USD-200USD/lần; hồ sơ nhập học: 3USD/bộ; học phí cả năm: mầm non: 3.000USD; cấp 1: 3.800USD; cấp 2: 4.200USD. Phí xây dựng trường là 1.000 USD/cấp học; đồng phục: 78 USD/cấp học; phí mua sách được thông báo chi tiết vào đầu năm học.

Các khoản không bắt buộc: Phí bảo hiểm (76 USD/năm); tiền ăn: 60 USD/tháng; xe đưa đón 80-90USD/tháng.

Hoạt động tự  chọn: Bồi dưỡng hè: 600USD/ 5 tuần; phí quản lý học sinh ngoài giờ: 45USD/tháng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Aden – Công ty dịch vụ ăn uống của Pháp được lựa chọn cung cấp dịch vụ. Nhiều phụ huynh sau khi "đi thực tế nhà ăn" mong muốn nhà đầu tư, các thầy cô giáo "ăn thử" thức ăn dành cho học sinh và đặt câu hỏi nhiêu lâu thì họ ghé thăm đây một lần, hàng ngày có xuống xem bếp núc ra sao, các con có ăn uống ngon miệng.

IMG_7403.jpg Mô tả ảnh.
Bà Mrs. Kirsten Stamm, Giám đốc đào tạo của trường cho biết, bên cạnh mục tiêu cập nhật giáo dục hiện đại, chương trình đào tạo còn hướng tới hoàn thiện các kỹ năng sống và các kỹ năng mềm cần thiết, nâng cao ý thức và trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Lễ khai giảng của trường được chọn vào "ngày đẹp" theo quan niệm truyền thống (09/09/2009), diễn ra trong 1 giờ đồng hồ, được tổ chức theo lối khai giảng quen thuộc của nhiều trường học Việt Nam.  
Mô tả ảnh.

Hiệu trưởng khối THCS Đỗ Thị Kim Ngân (bên trái) cho rằng cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Hà Nội này tạo điều kiện cho giáo viên có đất "dụng võ" so với nhiều trường công lập khác. Tuy nhiên, đòi hỏi về một môi trường giáo dục thực sự ’đáng đồng tiền bát gạo" từ phía phụ huynh, cùng sự cạnh tranh của nhiều cơ sở khác là một thách thức không chỉ với cô mà với cả nhà đầu tư (bên phải). Dù, trước đó, cô Ngân là hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương, một ngôi trường có truyền thống ở Hà Nội. 

"Kết quả của các thầy các cô chính là đầu ra của các em bé. Hôm nay các thầy cô làm không tốt thì bằng giờ này năm sau sẽ có kết quả. Nếu kết quả không tốt, chắc chắn sẽ có một cuộc đào tẩu quy mô lớn, mà thiệt hại thuộc về các nhà đầu tư. Khi thiệt hại, hiệu quả kinh tế không đảm bảo thì liệu “thu nhập” của các thầy cô có còn được như hôm nay?", một phụ huynh thẳng thắn.

Mô tả ảnh.

Không chỉ "kéo" hiệu trưởng Kim Ngân  từ tháng 4/2009 với 2 năm kinh nghiệm ở Trường quốc tế Uniworld (cùng trong khu đô thị Ciputra), Hanoi Academy còn tiếp nhận một số HS trong cùng địa bàn chuyển sang.

Một phụ huynh có con theo học tại đây góp ý cần gắn kết trong các khâu giữa giáo dục và tổ chức, giữa thầy và trò, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, giữa nhà đầu tư và các nhà thầu. Bởi,công tác tổ chức  chiếm từ 40-60% khối lượng công việc và quyết định thành công hay thất bại của dự án đầu tư này.

Một số phụ huynh đã đăng ký cho con học từ hè 2009 đề nghị cần có một ban điều hành hội tụ đủ các yếu tố từ kỹ năng đến tổ chức để cho bộ máy trên hoạt động được trơn tru.

  • Lê Anh Dũng
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,