221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
993332
Đã đến lúc cần có Luật Quản lý Blog?
1
Article
null
Đã đến lúc cần có Luật Quản lý Blog?
,

(VietNamNet) - Trao đổi bên hành lang phiên họp Ủy ban Thường vụ QH sáng 13/10, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng, trong khi quy chế quản lý blog đang được soạn thảo thì có thể căn cứ vào một số điều khoản của Luật Báo chí để khai thác vấn đề quản lý blog cho hợp lý trong điều kiện hiện nay.

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề XH của QH Trương Thị Mai.

PV VietNamNet: Mấy ngày gần đây, trong cộng đồng blog đang nổi lên hai câu chuyện: ca sĩ Phương Thanh kiện blogger Cô gái Đồ Long vì đã viết bài về show diễn của Phương Thanh và chuyện lan truyền qua blog bộ phim sex của một cô gái được cho là diễn viên chính trong một bộ phim truyền hình cho giới trẻ tuổi teen. Bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào từ góc độ xã hội?

Bà Trương Thị Mai: - Blog là nơi mọi người có quyền tự do viết những vấn đề cá nhân. Cũng có những blog mang nội dung rất tốt, khi đưa lên, đã được nhiều người chia sẻ, gây hiệu ứng xã hội. Nhưng đã có nhiều người không xem blog là nơi giãi bày, chia sẻ riêng tư mà lại đưa ra những thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.

Rõ ràng, trong cuộc sống, quyền tự do riêng tư cá nhân của mỗi người luôn cần được tôn trọng. Nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đang chỉ đạo xây dựng quy chế quản lý blog. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đã bùng nổ rất nhiều tranh cãi xung quanh các hiệu ứng do blogger viết chuyện đời tư hoặc blog đen có nội dung xấu. Nhiều lúng túng khi xảy ra tranh chấp giữa người thật và blog ảo mà chưa có chế tài xử lý, điều chỉnh. Vậy QH sẽ kiến nghị với Chính phủ như thế nào để việc quản lý không bị xem là "đi sau " và "chạy theo" các hiện tượng đời sống?

- Quản lý blog rất phức tạp. Nếu Nhà nước có thể lường hết được những phát sinh để đưa ra quy định pháp luật quản lý thì lại rất đơn giản. Nhưng thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề không lường trước. Bởi vậy, dù hiện có nhiều ý kiến đang băn khoăn chuyện nên quản lý blog như thế nhưng chưa ai lường hết được những vấn đề phát sinh của nó.

Trong những trường hợp cụ thể, xảy ra chuyện blog của một cá nhân liên quan đến một cá nhân cụ thể, nếu cá nhân đó gửi đơn thư khiếu kiện thì rõ ràng phải xem xét mức độ ảnh hưởng của blog đến cá nhân đó  thế nào và họ nhìn nhận vấn đề ra sao.

- Theo bà, việc "quản" blog nên được đưa vào Luật Báo chí sửa đổi tới đây như một số báo thông tin, hay sẽ thành một văn bản quy phạm riêng?

- Hiện nay, Luật Báo chí cũng đã có những quy định để xử lý những về vấn đề tương tự. Có thể căn cứ vào một số điều khoản của Luật Báo chí để khai thác vấn đề quản lý blog cho hợp lý trong điều kiện hiện nay. Còn trong một tình huống xâm phạm tới một ai đó cụ thể thì lại đụng tới Luật dân sự và vấn đề sẽ được điều chỉnh theo Luật Dân sự. Tùy vào mức độ vi phạm để xử lý.

Blog của cộng đồng mạng Việt Nam đang phát triển hoàn toàn tự phát.
Blog của cộng đồng mạng Việt Nam đang phát triển hoàn toàn tự phát.
- Như vậy, theo bà, Luật Báo chí có thể là cơ sở để chúng ta tham khảo khi quản lý blog?

- Đúng thế, Luật Báo chí chính là cơ sở để chúng ta tham khảo, nghiên cứu khi quản lý blog. Luật Báo chí cũng đã quy định khi báo chí đưa ra những thông tin không đúng, vu khống hoặc xâm phạm đời tư ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể  thì đều có chế tài xử lý.

- Từ những sự cố đã xảy ra và những cảnh báo, bà có nghĩ đã đến lúc cần phải ra đời một Luật quản lý blog?

- Tôi nghĩ rằng có nhiều vấn đề của đời sống có thể được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật là đủ. Blog vẫn đang còn tương đối mới mẻ nên một văn bản dưới luật vẫn đủ hiệu lực pháp lý. Đến một lúc nào  đó, khi nó trở thành một vấn đề lớn xã hội lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể tính tới việc ban hành luật.

Vậy đến nay, đã có cơ quan nhà nước nào đưa vấn đề này ra trước QH chưa?

- Các cơ quan Chính phủ vẫn chưa đưa vấn đề này ra trước QH. Tôi nghĩ, có thể mặc dù ảnh hưởng của blog lớn vì người dùng mạng ngày càng nhiều nhưng hiện blog vẫn đang ở một phạm vi hẹp nên vẫn chỉ cần điều chỉnh bởi một văn bản dưới Luật. Chính phủ vẫn chủ trương sẽ nâng những vấn đề dưới luật lên thành luật để việc thực thi được tốt hơn khi cần thiết.

- Có phải vì quản lý blog cũng khó khăn như quản lý vũ trường, karaoke, thưa bà?

- Nói khó là khó vậy thôi, nước ngoài quản lý được thì mình cũng quản lý được. Vấn đề là chúng ta nghiên cứu cho sát thực tiễn VN và đưa ra quy định phù hợp. Chứ không thể nói những vấn đề phát sinh thì không quản lý được.

- Xin cảm ơn bà.

  • Lê Nhung

    Quan điểm của quý độc giả:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,