221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
938622
"Không thể cho phép khai thác cáp biển làm phế liệu!"
1
Article
null
Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải:
'Không thể cho phép khai thác cáp biển làm phế liệu!'
,

(VietNamNet)Nhận định về tình trạng cắt trộm cáp quang trên biển thời gian gần đây, Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải đã khẳng định như vậy về sự quản lý ngư dân lỏng lẻo của các cơ quan cấp tỉnh.

>> "Quan trọng nhất là tuyên truyền ý thức tới người dân"
>> Thủ tướng gửi công điện khẩn ngăn chặn trộm cáp quang biển
>> Bộ BCVT lập tổ công tác khẩn giải quyết nạn trộm cáp
>> "Cần nghiêm trị thủ phạm cắt trộm và tiêu thụ cáp quang!"
>> Cáp quang TVH: Mất trộm... 98km, khắc phục mất 3 tháng!
>> Không thể cho phép khai thác cáp biển làm phế liệu!"
>>
Bảo vệ cáp quang biển: Cần sự phối hợp từ nhiều phía
>> Bắt giữ 6 vụ "khai thác" cáp quang biển tại Kiên Giang
>> An toàn cáp quang biển: Chỉ trông chờ ý thức công dân
>> Việt Nam chỉ còn một đường cáp quang trên biển
>> Sự cố đứt cáp quang ở Cà Mau: Liên Bộ vào cuộc!
>> Cà Mau: cáp quang lại gặp sự cố
>> Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Vụ trưởng Vụ viễn thông (Bộ BCVT) Phạm Hồng Hải để tìm hiểu rõ hơn về những nguy cơ do nạn cắt trộm cáp quang biển gây ra. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

- Xin ông cho biết ảnh hưởng từ tình trạng khai thác trộm cáp quang trên biển thời gian vừa qua tới thông tin liên lạc?

Vụ trưởng Vụ Viễn thông Phạm Hồng Hải. Ảnh: VietNamNet.

 - Ông Phạm Hồng Hải: Hiện tại, tuyến TVH kết nối VN với Thái Lan, Hong Kong đã bị đứt. Tuyến cáp biển chính là SE ME WE 3 (SMW3) chưa bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tiếp tục diễn ra tình trạng cắt trộm cáp quang trên biển như thời gian qua, thì sẽ nguy hiểm vì SMW 3 là cổng chính đưa toàn bộ thông tin đi ra quốc tế.

Ngoài ra, VN có các tuyến cáp đất liền khác như tuyến cáp từ Trung Quốc đi qua VN, qua Singapore; hay các doanh nghiếp khác như Viettel và EVN cũng còn hai, ba tuyến cáp khác đi qua Trung Quốc, Hồng Kông nhưng về cơ bản, lưu lượng được truyền qua cáp biển SMW là chính (chiếm tới 80% tổng lưu lượng). Vì vậy, nếu tuyễn cáp quang trên biển còn lại này không được bảo vệ tốt, VN sẽ mất thông khả năng thông tin liên lạc với thế giới.

- Với vai trò của cơ quan chủ quản, Bộ Bưu chính viễn thông đã đưa ra những biện pháp khắc phục như thế nào?

- Trước hết, thứ nhất, theo phát hiện hiện nay của VNPT và của các tỉnh, thành, Bộ BCVT đã tổ chức cuộc họp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản...để có thông báo cho địa phương về tính nghiêm trọng của vấn đề trộm cắt cáp viễn thông, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi cho ngư dân để nắm bắt được tầm quan trọng của thông tin từ cáp biển. Nếu cáp quang bị đứt thì Việt Nam sẽ mất toàn bộ thông tin kết nối ra Internet quốc tế, tương tự như hậu quả vụ động đất ở biển Đài Loan làm ngắt châu Á ra khỏi mạng Internet toàn cầu.

VNPT/VTI hiện kết nối với hai tuyến cáp quang biển gồm SMW-3 và TVH. Tuyến SMW-3 có dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác từ tháng 9-1999 kết nối VN với gần 40 nước Á - Âu và có hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Đà Nẵng.

Tuyến TVH kết nối VN với Thái Lan, Hong Kong, có dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác từ tháng 11-1995 và có hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Vũng Tàu. Hai hệ thống này là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của VN ra thế giới, truyền các tín hiệu thoại, fax, truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của VN.

Thứ hai, cần tăng cường tuần tra trên mặt biển của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, lực lượng cảnh sát biển tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tàu thuyền trên biển, đặc biệt tại các vùng biển có các tuyến cáp viễn thông đi qua. Biện pháp này nhằm mục đích phát hiện, để xử lý ngay. Ví dụ, các tuyến cáp quang bị đứt ngắn, DN còn kịp thời xử lý, nếu đứt hàng chục km sẽ xử lý khó khăn.

Thứ ba, nếu đoàn kiểm tra phát hiện trường hợp nào vi phạm, phải xử lý nghiêm đối với hiện tượng trộm cắp cáp quang để có tính răn đe. Tôi cũng khuyến cáo thêm, để thu lợi, sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu được (vì lõi làm bằng thủy tinh với dây chịu tải). Chỉ loại cáp đồng trục (lõi bằng đồng) - là loại thời trước sử dụng - mới có thể bán phế liệu. Tuy nhiên, việc một vài tỉnh cấp phép cho ngư dân khai thác cáp phế liệu trên biển là rất mạo hiểm, cần phải ngăn chặn ngay.

- Ông có thể cho biết mức độ thiệt hại từ vấn nạn này tới lưu lượng viễn thông của VN hiện nay?

- Về mức độ ảnh hưởng tới lưu lượng Internet, vì các tuyến cáp quang nối với nhau, khi bị đứt, sẽ tự động truyền sang tuyến cáp khác. Lưu lượng Internet, đến thời điểm này, vẫn chưa bị ảnh hưởng! Tuy nhiên, chúng ta hịên đang bị thiệt hại đáng kể về vật chất, kinh tế, ví dụ: khi tuyến cáp VN thuê của Hồng Kông bị mất, phải truyền sang cáp SMW, chi phí thuê sẽ thiệt hại rất lớn...

- Hiện tại, Bộ BCVT đã chỉ đạo DN khắc phục sự cố như thế nào?

- Vì tuyến cáp bị đứt cũng liên quan tới các đối tác quốc tế, nên sẽ gây khó khăn hơn cho việc khắc phục. DN nên xem xét cụ thể đoạn cáp quang bị cắt, thiệt hại đến mức nào. Với đoạn cáp bị đứt dài hơn 10km, nếu chi phí sửa chữa, và hiệu suất sử dụng tùy vào mức độ lớn, nhỏ, có thể chuyển sang tuyến khác. Ngoài cáp biển, chúng ta có thể thay thế bằng cáp quang trên đất liền, và qua vệ tinh. Tuy nhiên, với đường truyền qua vệ tinh, tốc độ sẽ chậm, và có độ trễ lớn hơn. Khai thác cáp quang trên biển có chi phí rẻ hơn.

Thực ra, để khắc phục, chúng ta chuyển lưu lượng qua tuyến cáp SMW hoặc cáp đất liền cũng không ảnh hưởng đến thông tin. Vấn đề quan trọng là, nếu cứ diễn ra tình trạng trộm cáp sẽ rất nguy hiểm đến an toàn thông tin liên lạc quốc gia.

- Trước thời điểm báo chí lên tiếng về vấn nạn này, một số tỉnh, thành phố ven biển đã cấp phép cho các tàu, thuyền đánh cá được phép "khai thác cáp quang phế liệu" trên biển. Ông đánh giá thế nào về động thái này?

- Nếu tuyến cáp hỏng mà cho phép khai thác thì không có vấn đề gì. Nhưng với cáp đang truyền tải thì rất nguy hiểm đến hệ thống thông tin liên lạc của quốc gia. Thông tin là một trong những hạng mục tài nguyên của quốc gia. Các lực lượng hải quân, biên phòng, cũng không thể bảo đảm trông giữ 24/24.

Tất nhiên, trên địa phận biển, có rất nhiều tuyến cáp (cả cáp không sử dụng được nữa, của chế độ cũ) nhưng đối với ngư dân, khi móc cáp quang lên, cũng không thể phân biệt được loại cáp nào với cáp nào.

Chưa kể, trên biển, tùy thuộc vào độ nông, sâu, cáp quang gần bờ thì dễ kéo, dễ cắt trộm hơn...Cáp ở biển thì không thể kiểm soát, biết hết được bao nhiêu loại, loại nào cũ, không sử dụng và loại nào quan trọng trong thông tin liên lạc. Vì vậy, không thể cho phép khai thác phế liệu đối với các loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển!

- Xin chân thành cám ơn ông!

Hoàng Hùng (thực hiện) 

 Quan điểm của quý độc giả:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,