221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1267029
"Dân chủ thật" khi mời dân góp ý về văn kiện
1
Article
null
Chủ tịch Quốc hội:
'Dân chủ thật' khi mời dân góp ý về văn kiện
,

- Việc lấy ý kiến dân về văn kiện ĐH Đảng sẽ tiến hành công khai, dân chủ. "Dân chủ là dân chủ thật, chứ không phải hỏi cho có vẻ ta đây cũng hỏi ý kiến" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

>> Báo cáo chính trị ĐH 10: Dự thảo và văn kiện cuối cùng

Huy động tối đa trí tuệ dân

Phát biểu tại Hội nghị liên tịch thường niên giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều nay (10/3), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý 2010 là năm có rất nhiều sự kiện lớn của đất nước. "Một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, đó là chúng ta phải chuẩn bị một loạt văn kiện cho đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc sẽ được tổ chức vào đầu năm 2011".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Sẽ tiếp thu rộng rãi ý kiến đóng góp của người dân. Ảnh: Cao Nhật

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Sẽ tiếp thu rộng rãi ý kiến đóng góp của người dân. Ảnh: Hoàng Long

"Người dân trong và ngoài nước đều sẽ rất quan tâm liệu sắp tới đường lối chúng ta ra sao, nhân sự các cấp sẽ như thế nào và chắc chắn sẽ bàn bạc rất sôi nổi", Chủ tịch Quốc khẳng định.

Cũng theo ông Trọng, chắc chắn các văn kiện Đại hội Đảng tới đây sẽ được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân. "Chúng ta phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa dân chủ, phải tổ chức thế nào để không dừng lại ở tính hình thức, phải thực chất mới huy động được tối đa trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến".

"Ý kiến đóng góp của người dân sẽ được tiếp thu một cách rộng rãi, bao gồm cả những việc như xây dựng những quy chế, cách thức làm việc và đặc biệt là công tác cán bộ, chuẩn bị nhân sự", Chủ tịch QH khẳng định

Với cương vị là Phó trưởng tiểu ban thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý những người soạn thảo tiếp thu ý kiến xây dựng các văn kiện Đại hội "phải hết sức có trách nhiệm với tinh thần công khai, dân chủ".

"Dân chủ ở đây là dân chủ thật, chứ không phải hỏi ý kiến cho có vẻ ta đây cũng có hỏi ý kiến", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Đặt vấn đề nếu Đại hội Đảng toàn quốc thông qua Cương lĩnh thì có thể còn liên quan đến sửa đổi cả Hiến pháp, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cho rằng sẽ phải bàn bạc kỹ lưỡng việc sửa đổi Hiến pháp đến đâu và như thế nào.

Góp ý luật: Chiều bàn, sáng mới có tài liệu

Báo cáo kết quả thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan do Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN Vũ Trọng Kim trình bày cho biết một số tồn tại như việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn trong việc triển khai thực hiện quy chế chưa thường xuyên, chưa thực sự sâu sát.

Đặc biệt là trong xây dựng pháp luật, việc gửi văn bản tới Mặt trận để lấy ý kiến đóng góp thường muộn, thiếu đồng bộ, không có các báo cáo tổng kết, đánh giá cũng như văn bản hướng dẫn đi kèm nên không đủ thời gian và điều kiện để góp ý.

Đồng thời với việc đó, một hệ quả mà luật sư Lưu Văn Đạt phàn nàn là "hầu như không có sự phản hồi về việc tiếp thu của các cơ quan soạn thảo nên Mặt trận cũng không biết được ý kiến góp ý của mình được sử dụng và có hiệu quả ra sao".

Chia sẻ với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu một thực trạng là việc soạn thảo các luật thời gian qua thường gấp gáp, tình trạng chậm trễ về tiến độ gửi các văn bản, tài liệu vẫn thường xảy ra ngay cả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bổ sung: "Nhiều dự án luật buổi chiều Quốc hội bàn bạc thì buổi sáng Chính phủ mới gửi tài liệu sang thì làm sao mà kịp".

"Vì vậy, trong thời gian tới, hai bên phải phối hợp công tác một cách chặt chẽ hơn nữa, thậm chí phải tìm một cách làm việc mới để nâng chất lượng công tác xây dựng luật, pháp lệnh", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

  • Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,