221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1266456
Đại hội XI nên tập trung bàn về cán bộ
1
Article
null
Đại hội XI nên tập trung bàn về cán bộ
,

- Một chính sách đúng về cán bộ không thể chỉ xoay quanh đội ngũ cán bộ khu vực công - nơi mà sức hấp dẫn đang suy giảm, nhất là với lao động chất lượng cao.
LTS: Chất lượng nhân lực quyết định thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển trong thế giới hiện đại. Cán bộ là vấn đề hệ trọng trong công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị.

Các thể chế thành bại có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, có chủ quan, có khách quan, có sâu xa, có trực tiếp, nhưng luôn giống nhau ở cách thể hiện: sự suy thoái của cán bộ - bộ khung của thể chế, sai lầm của đội ngũ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu.

Đổi mới đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ được xem là khâu quyết định trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Những năm qua, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đã có nhiều biến động sâu sắc, có tốt, có xấu, có tích cực, có tiêu cực đan xen. Mức độ đánh giá có thể khác nhau, nhưng cảm nhận chung phổ biến là không hài lòng, không yên tâm với chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ.

Phải chăng Đại hội Đảng lần thứ XI nên tập trung bàn sâu về cán bộ và công tác cán bộ, thực sự tạo chuyển biến, khơi nguồn cho mọi chuyển biến trên các lĩnh vực khác?

VietNamNet giới thiệu loạt bài của tác giả Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương.

Bài 1: Ai là cán bộ, cán bộ là ai?

Mô tả ảnh.
Khai mạc một kỳ thi tuyển phó hiệu trưởng các trường THPT TP Đà Nẵng.
Trong mô hình trước đây của chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế chỉ huy tập trung và chế độ công hữu, cán bộ được coi là tất cả những ai làm lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật… trong “khu vực công” bao gồm bộ máy nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã… Cùng với công nhân và xã viên, khu vực công thu hút tuyệt đại đa số lao động xã hội.

Một bộ phận rất nhỏ không nằm trong khu vực này là lao động cá thể các hình thức, bị xem là rất kém giá trị. Làm “cán bộ” và thăng tiến trong các thang trật của nó là con đường tiến thân của mọi người. Một khi được chấp nhận để trở thành cán bộ, thì được đào tạo miễn phí, được/bị phân công công tác theo sự sắp xếp của tổ chức, chịu mọi sự quản lý (giao việc, đánh giá, đề bạt, điều động, khen thưởng, kỷ luật…) trong suốt đời công tác, kèm theo các chế độ tem phiếu, nhà ở, hộ khẩu, y tế…

Tất cả làm thành một mạng lưới chặt chẽ ràng buộc từng cán bộ, khống chế mọi hành vi của họ, khiến họ phải chấp nhận vai trò “một cái đinh ốc” thụ động của bộ máy. Nếu không, cái đinh ốc đó sẽ bị tháo ra, với tất cả các hệ lụy cho bản thân và gia đình, chẳng những không có nguồn sống tối thiểu ổn định mà cũng không còn điều kiện thực hiện các ý tưởng, hoài bão của mình. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đã được định hình trong điều kiện đó, in đậm dấu ấn của nó.

Ngày nay, nhiều khác biệt cơ bản đã diễn ra.

Khu vực công không còn địa vị độc quyền sử dụng lao động. Sức hấp dẫn của nó hiện đang suy giảm, nhất là với lao động chất lượng cao. Người ta chọn khu vực này từ đủ loại động cơ cao đẹp có mà tầm thường, hèn kém cũng có.

Không ít người tài hèn, đức mọn, tự lượng sức không thể cạnh tranh trong khu vực khác, nhưng lại có “điều kiện” dễ được tiếp nhận và thăng tiến trong khu vực công. Vì vậy biên chế ngày càng tăng, chất lượng đầu vào suy giảm, cản trở việc xây dựng khu vực công mạnh. Đổi mới công tác cán bộ trong khu vực công là việc không thể trì hoãn.

Khu vực ngoài công đã ra đời, đang phát triển mạnh, có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đã tạo lập và khẳng định được giá trị của mình. Sức hấp dẫn của nó ngày càng tăng, nhất là với lao động chất lượng cao do lương cao và quan hệ quản lý phù hợp.

Bên cạnh đó, các hình thức lao động “tự do” của văn nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, các loại chuyên gia… ngày một phát triển.

Cơ chế thị trường đối với sức lao động đã hình thành trên thực tế, dù được thừa nhận hay không và thừa nhận đến đâu, đã trực tiếp tác động đối với lao động toàn xã hội, không phân biệt công hay ngoài công. Đây là nhân tố quan trọng nhất đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ công tác cán bộ trong “khu vực công” trong tất cả các mắt khâu.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi phải phát triển tất cả lực lượng trong cả hai khu vực công và ngoài công cả về chất và lượng. Càng mở cửa hội nhập sâu trong thời đại kinh tế tri thức càng cần. Chỉ một ví dụ về khó khăn tuyển lao động bậc cao của công ty Intel là đủ minh chứng.

Một chính sách đúng về “cán bộ” phải đáp ứng được yêu cầu bao quát đó, chứ không thể chỉ xoay quanh đội ngũ cán bộ khu vực công.

Không thể đặt ra ranh giới phân chia giả tạo cán bộ hai khu vực như hiện nay. Giữa hai khu vực có mặt cạnh tranh về sức thu hút, lại có sự phối hợp, điều hòa, bổ sung cho nhau.

Cán bộ khu vực công mạnh là tiền đề để phát huy sức mạnh chung, vì ở đây quyết định các chính sách. Nhưng muốn mạnh, khu vực công không thể tự cô lập mình mà phải khai thác mọi khả năng, mọi cơ hội phối hợp với khu vực ngoài công.

Sự cạnh tranh của khu vực ngoài công với khu vực công có mặt tích cực là cơ bản, nó góp phần phá vỡ sự trì trệ trong chính sách cán bộ, thách thức sự phát triển của đội ngũ khu vực công. Đội ngũ ngoài khu vực công phát triển mạnh về chất và lượng là lực lượng bổ sung mạnh về nhân sự cho khu vực công. Gỡ bỏ những ngăn cách giả tạo, tạo ra sự liên thông giữa hai khu vực là một yêu cầu quan trọng của công tác cán bộ.

Tình hình, nhiệm vụ đã thay đổi, thể chế kinh tế đã thay đổi, cấu trúc và tính chất hoạt động của đội ngũ cán bộ đã thay đổi. Nói cách khác, đối tượng của công tác lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ đã thay đổi. Vì vậy không thể không thay đổi phương thức lãnh đạo công tác cán bộ, nội dung quản lý cán bộ. Đó chính là vấn đề cần đặt ra trong đổi mới công tác cán bộ.

  • Bùi Đức Lại

Bài 2: Cán bộ không phải là "cái đinh ốc"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,