221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1237792
Tiêu chí nào để chọn cán bộ, ngoài bằng cấp?
1
Article
null
Tiêu chí nào để chọn cán bộ, ngoài bằng cấp?
,
- Khó khăn lớn nhất không phải là ta không muốn chọn người xứng đáng, mà những người ta đã chọn các kỳ trước có đúng nhưng dường như bị “nhầm” rất nhiều.

Chưa tìm thấy thước đo

Nhiều độc giả cho rằng, việc lấy tiêu chí là tiến sĩ cho việc qui hoạch cán bộ của Hà Nội thời gian qua là chưa đầy đủ, chưa đúng. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, để phát triển thì yếu tố con người luôn phải đặt lên hàng đầu. Ngoài văn hóa và đạo đức, tri thức là yếu tố trung tâm để làm mục tiêu và động lực phát triển. Trong khi chưa có thước đo nào đảm bảo rằng, đầu vào cho đội ngũ cán bộ hiện nay, ai sẽ có năng lực hơn ai (ngoài thâm niên, trong diện qui hoạch, đạo đức trong sáng…) thì chỉ còn mỗi tiêu chí dễ định lượng nhất là bằng cấp. 

Và như vậy, không chỉ riêng Hà Nội, cả nước ta, từ Trung ương đến cơ sở đang được thống nhất thực hiện công tác cán bộ theo chính sách ấy. Cao trào học tập lên cao, hết đại học, đến thạc sĩ và cao hơn đến tiến sĩ là tất yếu. 

Mô tả ảnh.
Một tổ chức cần cán bộ, hãy chọn những người nói được, nói thật - dù là trái chiều, hứa thật và làm thật, không vị bằng cấp...

Nhìn lại lịch sử, thời kỳ hiện đại đây thôi, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cả nước đang vận động học tập, Cụ có học một trường "bài bản" nào đâu. Trong số lãnh đạo cao cấp của chúng ta kể từ khi hòa bình và đổi mới, có mấy người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và đâu phải xuất phát từ chương trình chính qui từ cấp thấp. 

Xét một góc độ khác, thời kỳ đó, giai đoạn đó, những con người đó ít được học nhưng cuốn hút đồng bào hơn, làm cách mạng triệt để hơn. Ước gì, các thạc sĩ, tiến sĩ bây giờ có được phẩm chất như thế.

Lỗi hệ thống cần sửa bằng giải pháp hệ thống

Chúng ta không đổ lỗi cho giáo dục, chỉ cần cắt lát việc của các cơ quan quản lý và sử dụng công chức hiện nay thôi. Nếu lấy bằng cấp làm một trong những tiêu chí đánh giá, tuyển, cất nhắc, sử dụng cán bộ thì chắc chắn những sự nghiệp cần đột phá như các lão thành của chúng ta giai đoạn trước đã thành công sẽ không thể thực hiện được. Bây giờ cần con người toàn tài hơn, khoa học hơn, thực chất hơn (không bàn những yếu tố khó định lượng như đạo đức…).

Vậy, việc cần làm ngay là phải tính lại và thiết kế cho được hệ thống đánh giá (có nơi gọi là kiểm định) chất lượng cán bộ, công chức. Từ đó, công cụ sẽ giúp ta có cách nhìn đúng hơn về năng lực - khả năng một người sẽ cống hiến được cho tổ chức, cho dân tộc. Thêm nữa, bằng lý thuyết dòng chảy, chỉ cần môi trường làm việc của nhà nước hấp dẫn với hai yếu tố cơ bản: 

Thứ nhất, khơi dậy ý thức dân tộc cho chính khu vực này, nếu mọi người không chung sức thì nguy cơ xấu cho dân tộc, cho quốc gia sẽ bị đe dọa. Mọi người có tâm sẽ dồn đến để chung sức, chứ không phải chỉ riêng thuộc trách nhiệm của Đảng, của ngành tổ chức.

Thứ hai, môi trường cơ quan nhà nước là nơi thể hiện tốt nhất danh giá con người; làm việc ở đó không giàu nhưng không thể nghèo hơn lãnh đạo doanh nghiệp (cỡ trung). Chắc chắn người có năng lực, tham vọng phấn đấu cho mình, cho dân tộc, có tự trọng cao sẽ xin vào khu vực nhà nước, không đợi cơ cấu hay tuyển vào rồi mới qui hoạch và đào tạo, gây tốn kém.

Chọn ai lãnh đạo mình, ai đại diện cho mình

Chọn ai lãnh đạo mình, ai đại diện cho mình còn là điều chúng ta rất mơ hồ, mặc dù chỉ sang năm và năm sau nữa, kỳ đại hội Đảng các cấp và bầu cử HĐND sẽ diễn ra. 

Khó khăn lớn nhất không phải là ta không muốn chọn người xứng đáng, mà những người ta đã chọn các kỳ trước có đúng nhưng dường như bị “nhầm” rất nhiều.

Vì khi vào, họ hứa và sứ mệnh trao cho họ rất cao, làm thì nhiều, họ cũng vất vả, nhưng tổ chức, quốc gia thay đổi chưa xứng tầm. Cùng thời điểm và điều kiện, nước khác họ đã hơn ta. 

Thứ hai, tiêu chí cho việc chọn thật khó định lượng được, chỉ có đồng thuận chứ khó lòng giải thích, nhiều người "bị nhận" nhiệm vụ lãnh đạo và "bị" đại diện hơn là vinh dự được lãnh đạo và được đại diện.

Nơi công quyền, điều quan trọng nhất là chất lượng phục vụ nhân dân. Với mỗi công chức, đó là một hành vi hành chính; với tổ chức, đơn vị cơ quan, đó là quyết định hành chính. Quyết định và hành vi hành chính có chất lượng và chuẩn chỉnh như xã hội đòi hỏi ít phụ thuộc những người tham mưu làm ra nó là tiến sĩ hay thạc sĩ.

Một tổ chức cần cán bộ, hãy chọn những người nói được, nói thật - dù là trái chiều, hứa thật và làm thật. Khi đó, sẽ bộc lộ năng lực “vừa hồng, vừa chuyên”; không vị bằng cấp, không vị chức danh. Cái cốt cách cần tìm ở người lãnh đạo hoặc đại diện cho mình là người có tố chất: dám nói, dám làm, nghĩ và lo trước dân; làm cho dân và nghĩ vì việc của dân.

  • Trí Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,