Đào tạo cử nhân tài năng - ''Chảy máu'' chất xám ngay trên sân nhà
16:52' 14/01/2002 (GMT+7)

Hàng năm, riêng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã đầu tư cho các lớp cử nhân tài năng 1,2 tỷ đồng. Các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng cũng ''ngốn'' của các trường Đại học Sư phạm và Đại học Bách khoa Hà Nội mỗi năm trên dưới 1 tỷ đồng. Thế nhưng, theo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục, hơn 1/3 tổng số lưu học sinh Việt Nam hiện ở nước ngoài không có ÿ định trở về nước để học tập, nghiên cứu và làm việc.

Cả nước hiện nay có 4 trường đại học đăng kÿ đào tạo hệ kỹ sư, cử nhân tài năng. Đó là Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Hà Nội, với tổng số trên 800 sinh viên. Mô hình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng bắt đầu xuất hiện từ năm 1997 và thu hút được đông đảo học sinh giỏi, nhiều học sinh từng đoạt giải quốc gia và quốc tế. 

Những sinh viên này được nhà trường chú trọng đầu tư cả về nhân lực và vật chất. Họ được học tại phòng học đủ phương tiện và sử dụng miễn phí Internet của trường, được những nhà khoa học hàng đầu giảng dạy... Ngoài việc không mất tiền học phí và hưởng học bổng theo chế độ của Nhà nước, những sinh viên theo học các lớp này còn được hưởng phụ cấp từ 120 đến 200 nghìn đồng/tháng, tùy theo hoàn cảnh. Thậm chí, nếu có nhu cầu nội trú, các sinh viên đó còn được ở kÿ túc xá miễn phí. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, các cử nhân tài năng được ưu tiên giới thiệu vào các Viện nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước để cống hiến tài năng cho đất nước. 

Sau một vài năm học tập, có không ít sinh viên được nhà trường gửi đi học nước ngoài với mục đích đào tạo nhân tài để về phục vụ đất nước. Khóa thứ nhất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội có 40 sinh viên thì 14 người đã đi du học. Trong tổng số 4 khóa của trường có 200 sinh viên thì 40 sinh viên đã đi du học. 

Song, điều đáng ngại là một số sinh viên đi học nước ngoài nhưng không có ÿ định trở về, hoặc không hề mặn mà với công việc tại các Viện nghiên cứu hay các cơ quan xí nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, nhiều công ty ở nước ngoài chẳng mất công, mất của đào tạo nhưng lại nghiễm nhiên được sử dụng những trí thức của ta. Để đào tạo một sinh viên bình thường ở các trường quốc lập, mỗi năm ít nhất Nhà nước cũng phải đầu tư 5 triệu đồng. Nếu sau một vài năm học tập, một sinh viên đi du học nước ngoài rồi không trở lại, Nhà nước đã mất không cả chục triệu đồng. Hoặc giả nếu sau 4 - 5 năm được đào tạo, sinh viên đó ra trường nhưng không làm việc cho các cơ quan Nhà nước mà làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Đó cũng có thể gọi là ''chảy máu'' chất xám, mà là ''chảy máu'' ngay trên đất nước mình.

(Theo VOV)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi