"Giải phóng Sài Gòn", khốc liệt và xúc động
17:31' 26/04/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ra mắt từ 27/4 trên toàn quốc, bộ phim "Giải phóng Sài Gòn" xứng đáng là tâm điểm của đợt phim kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước.

Giải phóng Sài Gòn nằm trong kế hoạch thực hiện bốn bộ phim nói về các chiến thắng quan trọng và vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bốn phim đó, hiện đã có Giải phóng Sài Gòn, Ký ức Điện BiênTiếng cồng định mệnh (về chiến thắng Tây nguyên), còn thiếu một phim về chiến thắng Huế - Đà Nẵng.

Đại cảnh chiến đấu khốc liệt

Với mức kinh phí khá lớn (12 tỷ đồng) không thua kém Ký ức Điện Biên, chưa kể sự giúp đỡ rất lớn của quân đội về khí tài, quân dụng, Giải phóng Sài Gòn đã phần nào thuyết phục người xem về những đại cảnh chiến đấu khốc liệt. Hơn nữa, Giải phóng Sài Gòn không có những cảnh xử dụng kỹ xảo như Ký ức Điện Biên song hiệu quả lại lớn hơn nhiều.

Đạo diễn hậu kỳ NSƯT Vũ Xuân Hưng (đạo diễn chính Long Vân lâm bệnh không thể hoàn tất công việc) cho biết do phải thâu tóm rất nhiều sự kiện, nhân vật nên bộ phim đã vướng phải rất nhiều khó khăn. Người xem dễ dàng nhận ra sự ôm đồm của nội dung phim qua những dòng chữ liên tiếp xuất hiện trên màn hình để thông báo tên nhân vật. Có khá nhiều nhân vật như thế xuất hiện đường đột gần như không theo đường dây câu chuyện.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim

Theo sự góp ý của ban cố vấn lịch sử lẫn cố vấn nghệ thuật, khoảng 800 mét phim đã được cắt bỏ, càng gia tăng cảm giác dồn nén cho người xem. Thoắt cái, mới xong cảnh Buôn Ma Thuột thất thủ, đã đến cảnh ngụy quân di tản nháo nhào ở sân bay Đà Nẵng; vừa chứng kiến quân đội Sài Gòn thề cố thủ ở Xuân Lộc, đã lại thấy đám tàn quân này vứt súng ống mạnh ai nấy chạy...

Sự dồn nén này ở một khía cạnh nào đó, đã làm nhịp phim dồn dập hơn. Xa hơn, người xem ít nhiều cảm nhận được khí thế tiến công "thần tốc" (chữ của đại tướng Võ Nguyên Giáp) của chiến dịch cuối cùng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của nhân dân Việt Nam. Ở một góc nhìn khác, tiết tấu này làm cân bằng khá nhiều đoạn họp bàn chiến lược lẫn đối phó của các nhân vật hai bên chiến tuyến.

Đại quân chuẩn bị tiến vào Sài Gòn

Điều làm nhiều người dè chừng nhất trước khi xem Giải phóng Sài Gòn như bao bộ phim "giỗ chạp" khác là sợ những cảnh minh họa lịch sử. Thật may mắn, những sự kiện, khung cảnh được biết đến trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã được các nhà làm phim dựng lại khá "khéo tay". Cảnh trực thăng chở dân di tản trên nóc tòa đại sứ Mỹ đã được "đặt lại" trong ánh chiều nhập nhoạng, cảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng sắt dinh Độc lập được quay với góc độ khác...

Song có một chi tiết xúc động chẳng thể nào có trong những trang sách lịch sử. Đó là hình ảnh tất cả chiến sĩ giải phóng khi tiến vào Sài Gòn đều được lệnh phải mặc bộ quân phục mới nhất, mà anh lính tăng trẻ Trần Bình thì chỉ còn một bộ lành lặn để dành mặc đi tìm người thân sau khi Sài Gòn giải phóng.

Người lính tăng trẻ hy sinh ngay cửa ngõ vào thành phố

Khốc liệt với những trận chiến giáp lá cà, căng thẳng trong những cuộc đấu trí, Giải phóng Sài Gòn còn có những khoảnh khắc đời thường giữa chiến cuộc như thế. Một gia đình nhỏ tìm nhau giữa loạn lạc nhưng chỉ có đôi vợ chồng gặp lại, còn người con trai, anh lính tăng trẻ kia đã hy sinh ngay cửa ngõ vào giải phóng Sài Gòn.

30 năm sau ngày giải phóng, rất nhiều gia đình Việt Nam có hoàn cảnh như thế, thậm chí hơn thế. Với một cái kết tưởng chừng trọn vẹn, có hậu, các nhà làm phim đã để ngỏ cho người xem chiêm nghiệm về sự tàn khốc của chiến tranh.

  • Võ Tiến

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Tháng Dae Jang-geum" tại Hồng Công (26/04/2005)
Sát thủ Alektra: Đẹp nhất lại là cảnh hôn nhau! (21/04/2005)
Hết "Có bầu", lại đến "Đẻ mướn"! (20/04/2005)
Sẽ không còn cảnh ôm phim ra nước ngoài làm hậu kỳ? (19/04/2005)
Những siêu sao làm thay đổi thế giới (19/04/2005)
Tối nay, Bài hát Việt 2005 trình làng (17/04/2005)
VN mua bản quyền sản xuất "Rouge" phần 2 (15/04/2005)
Hoãn lễ chiếu ra mắt bộ phim "Dàn hợp xướng" (11/04/2005)
Hoãn lễ chiếu ra mắt bộ phim "Dàn hợp xướng" (11/04/2005)
Đi chợ phim Hong Kong: chuyện bây giờ mới kể (11/04/2005)
Diễn viên Trương Ngọc Ánh: Đừng đổ lỗi cho số phận! (09/04/2005)
Cascadeur Lữ Đắc Long: Làm Cascadeur không có nghĩa là liều mạng! (08/04/2005)
Tống Bạch Thuỷ: Tôi không muốn những vai hiền lành nữa! (07/04/2005)
"Dàn hợp xướng": Đẳng cấp mới của điện ảnh Pháp? (31/03/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang