Đổi tên hay là chuyện rượu cũ bình mới?
14:09' 26/03/2005 (GMT+7)

Đại hội Điện ảnh TP.HCM đã thông qua điều lệ, hội bổ sung sửa đổi và đặc biệt là nghị quyết đổi tên hội thành Hội Điện ảnh - Truyền hình TPHCM. Đây là tổ chức Hội Điện ảnh - Truyền hình TPHCM cũng là tổ chức hội điện ảnh - truyền hình đầu tiên của cả nước.

Soạn: AM 328127 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một cảnh trong phim Lấy vợ Sài Gòn

Sáng kiến này đã được sự nhất trí cao của đông đảo hội viên, của những người làm công tác điện ảnh và truyền hình. Về nguyên tắc, sáng kiến này đã được sự tán thành của lãnh đạo Thành uỷ TPHCM và chỉ còn chờ thủ tục hành chính và pháp lý.

Với việc đổi tên này, Hội Điện ảnh - Truyền hình TPHCM  không chỉ lớn mạnh về quy mô, tầm vóc, mà chắc chắn sẽ "khoẻ" lên rất nhiều nhờ sức mạnh liên kết của điện ảnh và truyền hình. Thực tế là hơn 10 năm qua, đội ngũ những người làm ĐA nhảy qua làm "mướn" cho TH rất nhiều và thực tế này cũng có để lộ một điểm yếu của TH là: TH chưa quan tâm nhiều đến vấn đề đào tạo đội ngũ cho riêng mình. ĐD Nguyễn Quốc Hưng  cũng cho rằng: "Việc thành lập Hội ĐA-TH đã "danh chính ngôn thuận"  cho những người sáng tác  và tạo nên sức mạnh, người được hưởng lợi sẽ là khán giả, họ sẽ có nhiều phim hay để xem".

Cũng tại đại hội này, ông Nguyễn Phúc Thảnh - Cục trưởng Cục Điện ảnh VN vui mừng cho biết: Chính phủ đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tăng tỉ lệ phát sóng phim VN trên truyền hình cả nước lên 50% thời lượng phim chiếu truyền hình và dành giờ "vàng" (từ 20:00 tới 22:00 giờ) hàng ngày cho việc chiếu phim VN, chậm nhất là vào năm 2006; Nhà nước cũng chấp nhận mua bản quyền phát sóng  phim của các tổ chức, cá nhân khác - nếu đạt  yêu cầu về nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật.

Qúa ít đại diện trẻ dự đại hội

Như vậy, từ nay, hoạt động điện ảnh TPHCM chắc chắn sẽ sôi động hơn, náo nhiệt hơn và việc hình thành hai dòng phim: Phim nghệ thuật đỉnh cao và phim thương mại, phim của các hãng phim nhà nước và phim của các tổ chức, cá nhân khác được Nhà nước thừa nhận (và khuyến khích, dù không đầu tư) sẽ cùng có cơ hội và song song phát triển (không chỉ song song tồn tại). Các hãng phim tư nhân và các tổ chức khác sẽ nhìn thấy một lối ra mở cho sản phẩm điện ảnh của mình, khi cơ hội bán phim cho truyền hình để phát sóng là thực tế và điều đó sẽ lái việc sản xuất phim đi dần vào quỹ đạo của định hướng nhà nước. Việc Nhà nước tiếp tục thực hiện đầu tư trọng điểm cho tác phẩm điện ảnh cũng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân có cơ hội tham gia sản xuất phim:  Mô hình các nhà sản xuất phim liên kết lại để có vốn lớn làm phim sẽ hình thành  và đi vào hoạt động... Điều đó có nghĩa là, Nhà nước không chỉ giảm bớt được gánh nặng tài chính cho đầu tư tác phẩm điện ảnh, mà còn huy động được nguồn vốn của nhân dân trong xã hội tham gia hoạt động sản xuất phim.

(Theo Lao động)

Theo bạn, việc Hội Điện ảnh TP.HCM kết hôn với Truyền hình TP.HCM có cho ra lò được những bộ phim tốt hơn, hay hơn? Đây có phải là cơ hội tốt dành cho các nhà làm phim tư nhân không?. Theo bạn cơ sở vật chất, kỹ thuật của cả Truyền hình và Điện ảnh TP.HCM gộp lại có đạt tiêu chuẩn làm các phim hiện đại không? Bạn dự đoán hiệu quả các bộ phim tương lai như thế nào? Hãy bày tỏ quan điểm của bạn theo cách sau:


 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đã bán tại chợ 2 bộ phim VN cho Malaysia (25/03/2005)
Không có chỗ cho diễn viên trẻ? (24/03/2005)
Xem minh tinh Hàn Quốc trong… phim ma Việt Nam? (22/03/2005)
Mang phim ta đi chợ để ngó phim Tây? (21/03/2005)
Những ngôi sao mới mọc trên bầu trời Hollywood (20/03/2005)
Hậu Cánh diều vàng 2004: Hội chứng giải nhì? (18/03/2005)
Cánh diều vàng 2004: "Điện ảnh VN đang trở lại số 0"? (16/03/2005)
Phim thị trường và phim nghệ thuật: Cuộc đấu không cân sức! (16/03/2005)
''Gió thiên đường'' hội tụ toàn người đẹp (14/03/2005)
Cánh diều 2005 và những dự định không thành (11/03/2005)
Nội dung truyền hình cần phong phú và có ích hơn (10/03/2005)
"Công ty thời trang": Xem để "buôn dưa lê" (10/03/2005)
Đạo diễn trẻ làm phim nhựa: Gió đã xoay chiều (10/03/2005)
Bàn cách phát triển phát thanh, truyền hình (09/03/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang