- Chuyện nhà nước tặng thưởng một căn hộ cho một nhà khoa học kiệt xuất của Việt Nam và việc GS Ngô Bảo Châu nhận nhà là một việc hoàn toàn bình thường. Chúng ta nên ủng hộ việc làm đó.
TIN LIÊN QUAN
>>Ngô Bảo Châu sẽ nhận căn hộ Chính phủ tặng
>>Đừng hy vọng sẽ xuất hiện... ’hàng loạt Ngô Bảo Châu’
>>GS Ngô Bảo Châu lý giải việc nhận căn hộ
GS Ngô Bảo Châu nhận căn hộ cao cấp do Chính phủ tặng (tại tòa nhà cao tầng Vincom B, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - PV) đã có ý kiến trái chiều và đưa ra "so sánh" với GS Hoàng Tụy - người đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên.
Mới đây, GS Hoàng Tụy đã chia sẻ trên VTC news về vấn đề này. Theo GS Hoàng Tụy, chuyện nhà nước tặng thưởng một căn hộ cho một nhà khoa học kiệt xuất của Việt Nam và việc GS Ngô Bảo Châu nhận nhà là một việc hoàn toàn bình thường. Chúng ta nên ủng hộ việc làm đó.
Người đặt nên móng xây dựng ngành toán học Việt Nam cũng nhận định, giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu là thành tựu xuất sắc nhất của toán học Việt Nam mà có khi phải rất lâu nữa Việt Nam mới có được thành tích tương tự như vậy.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm nhà GS. Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Trước đó, trên blog của mình (Hòa thượng Thích học toán), GS Ngô Bảo Châu đã trao đổi với một ý kiến cho rằng, việc nhận nhà của GS Châu là "không công bằng với các nhà khoa học như GS Hoàng Tụy, người đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên".
Trả lời ý kiến này, GS Ngô Bảo Châu viết: "Cá nhân tôi coi căn hộ như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng”.
"Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Việt Nam có tồn tại. Bác Tụy đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm việc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam".
"Một cách cống hiến khác là đào tạo nhiều nhà khoa học cho Việt Nam. Về điểm này thì còn xa tôi mới làm được như bác Tụy, và các anh chị lớn tuổi khác. Nhưng tôi còn nhiều thời gian hơn họ. Theo tôi, cống hiến không phải là quá trình nhiều năm ngồi ăn lương của Nhà nước".
"Bác Tụy và các nhà toán học Việt Nam tiền bối mà tôi biết, đều đã được nhà nước phân nhà, cấp đất. Vì thế, tôi không thấy sự thiếu công bằng khi so sánh về giá trị. Thực ra so sánh ở đây cũng rất khập khiễng, vì căn hộ này là căn hộ công vụ mà cá nhân tôi không có quyền bán, chuyển nhượng. Nó là sở hữu nhà nước".
Trên VTC news, GS Hoàng Tụy cũng thẳng thắn, Nhà nước đã làm được một việc rất tốt còn GS Châu nhận là việc làm rất đúng. Những người đưa ra nhận xét nêu trên là những người đã đánh giá quá thấp các nhà khoa học Việt Nam nói chung, các nhà toán học của Việt Nam nói riêng. Thành tựu của anh Châu được mọi người trong giới toán học đều hết sức vui mừng. Ở đây, không ai có điều gì ganh tị, đố kỵ trong vấn đề này. Theo tôi, vấn đề này chúng ta nên chấm dứt tại đây.
Ngày 19/8, GS.Ngô Bảo Châu đã vinh dự trở thành người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Fields Medal - giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới - nhờ “chứng minh về Bổ đề Cơ bản trong lý thuyết các dạng tự đồng cấu khi đưa vào những phương pháp hình học đại số mới”.
Nhằm tạo điều kiện cho GS Ngô Bảo Châu tiếp tục nghiên cứu và có những đóng góp cho Toán học nước nhà, Thủ tướng Chính phủ đã tặng gia đình GS Châu một căn hộ. Từ tháng 11/2010, gia đình GS Ngô Bảo Châu đã dọn về ở căn hộ này, rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
GS Ngô Bảo Châu hiện đang giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) chín tháng một năm. Trong thời gian nghỉ ba tháng không hoạt động tại Mỹ, Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm góp phần thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.
-
Bảo Anh (tổng hợp)
Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972)
Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện Toán học (Việt Nam). 1978-1982: Học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ !982-1986: Học sinh Trường THCS Trưng Vương 1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. 1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42) 1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức 1990-1991: Học tại ĐH Tổng hợp Paris 6, Pháp 1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường Sư phạm cấp cao Paris (ENS) 1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997. 1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại Trường ĐH Tổng hợp Paris 13. 2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation) 2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp. 2004- nay: Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11 (Pháp) 2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư. 2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo. 2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ) 2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần. 2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp. 2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam 2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. 2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ. Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ) |