Lạm phát sẽ không tăng quá cao so với dự đoán
10:08' 15/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mức lạm phát 4,9% trong quý I/2004 đã làm tăng mối lo ngại về việc không giữ được tỷ lệ 5% cho cả năm mà QH đề ra. Tuy nhiên, NHNN cho rằng, dù 3 tháng đầu năm, lạm phát có mức tăng cao nhất kể từ năm 1999 đến nay song tính chung cả năm, tỷ lệ tăng này cũng chỉ dao động quanh con số 5%, và nếu có tăng cũng không quá xa so với dự báo.

Theo NHNN, các nguyên nhân chính làm tăng lạm phát trong thời gian qua đang diễn biến có lợi cho việc ổn định giá cả trong nước. Trước hết, dịch cúm gia cầm đã được dập tắt, thiên tai đã qua đi nên giá lương thực - thực phẩm sẽ đi vào ổn định và có thể giảm so với những tháng đầu năm. Giá các nguyên liệu trên thị trường thế giới như sắt thép, nhựa, phân bón đang có xu hướng giảm dần từ cuối đầu tháng 3 là yếu tố thuận lợi cho các DN trong nước giữ được mức giá cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, lộ trình cắt giảm thuế AFTA, thực hiện chương trình thu hoạch sớm ASEAN - Trung Quốc... sẽ có tác động làm giảm giá nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá tiêu dùng trong nước.

Ghi nhận diễn biến mức tăng lạm phát trong 3 tháng đầu năm cho thấy, mức giá tăng này cũng phù hợp với quy luật vận động của giá cả thị trường trong những năm gần đây. Giá tăng mạnh vào cuối quý IV và trong quý I, bình ổn và có thể giảm vào quý II và III.

Thực tế cho thấy, trong tháng 1/2004 lạm phát đã tăng 1,1%, tháng 2 là 3% nhưng trong tháng 3 đã chững lại, giữ mức tăng quý I là 4,9%. So sánh điều này với mức tăng lãi suất năm 2003 cũng thấy: quý I/2003 lạm phát đã tăng 2,5% nhưng các tháng tiếp theo liên tục giảm và chung cả năm chỉ ở mức 3%. Vì thế, NHNN cho rằng, nếu tăng trưởng kinh tế vẫn đạt tốc độ cao (7,5 - 8%) và không xảy ra biến động lớn về giá cả trên thị trường quốc tế, không xảy ra thiên tai nghiêm trọng thì chỉ số giá tiêu dùng có thể dao động xung quanh mức 5%.

IMF đã dự báo lạm phát Việt Nam năm nay là 3,5% chưa tính đến tác động dịch cúm gà, Quốc Hội đề ra mức tăng giá tiêu dùng không vượt quá 5% để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế 7,5 - 8%. Mục tiêu này so với diễn biến sẽ rất khó khăn để thực hiện nhưng nhất định có thể đạt được. Nếu có vấn đề cũng chỉ trên dưới 5% chứ không vượt quá xa so với dự báo.Và với cơ chế lãi suất và tình hình vĩ mô hiện nay, nếu duy trì lạm phát thấp hơn mức tăng trưởng 1 - 2% là điều hoàn toàn yên tâm trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, vẫn có nhiều yếu tố tiềm ẩn làm tăng lạm phát như: giá xăng dầu tăng, tăng lương vào tháng 10/2004, xu hướng phục hồi của đồng USD, nhu cầu gạo thế giới tăng trong khi sản lượng giảm... nên các bộ ngành cần có những biện pháp chủ động bình ổn giá hiệu quả

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhập siêu quý I là 0,74 tỷ USD (12/04/2004)
328 DN, cá nhân Hà Nội được khen thưởng về thuế (11/04/2004)
Hà Nội sẽ thành lập 4 tổng công ty mới (08/04/2004)
Tăng cường hệ thống chợ đầu mối, siêu thị (07/04/2004)
Kiến nghị bỏ thuế nhập khẩu nhựa PVC (03/04/2004)
263 tỷ đồng xúc tiến thương mại trọng điểm 2004 (02/04/2004)
Phân bổ vốn đầu tư chậm và dàn trải (31/03/2004)
TP.HCM: Giá tiêu dùng tăng, GDP giảm so cùng kỳ (31/03/2004)
Nên để tư nhân xây dựng KCN, KCX (31/03/2004)
Cơ hội đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (30/03/2004)
Cho phép đền bù chênh lệch trong các công trình nhà nước (29/03/2004)
Quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai thành trung tâm kinh tế (29/03/2004)
Cạnh tranh để phát triển - con đường duy nhất để phát triển BCVT ở nước ta (28/03/2004)
TP.HCM: Liên kết với các tỉnh di dời DN gây ô nhiễm (27/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang