90% nông sản xuất khẩu VN phải mang tên nước khác
11:08' 07/12/2003 (GMT+7)
Một gian hàng trái cây được giới thiệu trong hội chợ.

(VietNamNet) - Đó là kết luận của Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam trong buổi hội thảo: "Tiêu thụ trái cây Việt Nam, hiện trạng và triển vọng" vừa được tổ chức tại Hội chợ quốc tế Nông nghiệp Cần Thơ 2003.

Theo thống kê của Hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong hai năm qua đã có xu hướng giảm xuống. Nếu năm 2001, giá trị rau quả xuất khẩu đạt được 300 triệu USD thì sang năm 2002, con số này chỉ còn 200 triệu USD. Và trong 9 tháng đầu năm 2003, chỉ được 84 triệu USD.

Rất ít nông sản VN xuất khẩu bằng thương hiệu VN.

Nguyên nhân giảm sút, theo bà Mai, do đối thủ cạnh tranh lớn của trái cây Việt Nam trong khu vực hiện nay là Thái Lan ngày càng mạnh. Trong khi Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến vai trò của thương hiệu thì các doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành trái cây Việt Nam nói riêng chưa hiểu rõ vai trò của thương hiệu, thường lẫn lộn giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Các đơn vị, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm xây dựng và đăng ký thương hiệu nhất là ở nước ngoài. Nhiều khi trái cây Việt Nam xuất khẩu "phải" mang tên của thái Lan, 90% lượng hàng nông sản trong nước khi xuất khẩu phải mang tên nước khác.

TS. Võ Mai và TS. Frankie, tổ chức cố vấn nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực Đông Nam Á đang trả lời phỏng vấn báo chí.

Điều đáng lưu tâm nữa là nông dân Việt Nam thường làm ra sản phẩm trước, sau đó mới tìm thị trường tiêu thụ. Còn các cơ quan có trách nhiệm thì không hướng dẫn cho người làm vườn biết thị trường cần những loại  sản phẩm nào. Từ đó dẫn đến tình trạng trái cây thị trường cần thì "tìm không có", còn những loại không cần lại dư thừa.

Để trái cây Việt nam thâm nhập thị trường ngày một bền vững, các ý kiến trong hội thảo đều cho rằng, phải phối hợp cùng các cơ quan liên quan của các tỉnh đăng ký bảo hộ tên giống những loại trái cây đặc sản của nước ta; khuyến khích  và hỗ trợ hội viên cùng các doanh nghiệp  trong ngành đăng ký bảo hộ thương hiệu và mở website để quảng bá  sản phẩm trong nước. Cần xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu, có những biện pháp để mở rộng thị phần  trái cây Việt Nam tại các nước có tiềm năng như: Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, EU , các nước Đông Nam Á...

Riêng những doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo, đủ sức cạnh tranh, khi đăng ký thương hiệu ở các thị trường tiềm năng thế giới sẽ được sự hỗ trợ của Nhà nước để quảng bá sản phẩm.

  • Cửu Long (từ Cần Thơ)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Báo động đỏ về bệnh tôm nuôi (05/12/2003)
Bộ Tài chính ban hành tem hàng miễn thuế mới (04/12/2003)
Nợ xây dựng cơ bản tồn đọng: ''Quýt làm... quýt chịu'' (04/12/2003)
Các nhà tài trợ cam kết hỗ trợ VN 2,839 tỷ USD (03/12/2003)
Hoãn cuộc gặp giữa các đại gia xuất khẩu gạo (03/12/2003)
Thăng trầm nghề nuôi cua lột (02/12/2003)
Ngành Dầu khí, Điện lực, Viễn thông cũng cần cổ phần hoá (02/12/2003)
Tiến bộ nhiều, nhưng tồn tại không ít… (02/12/2003)
Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2003 (01/12/2003)
Bức bối vi phạm hành lang bảo vệ công trình xăng dầu (28/11/2003)
Xuất khẩu đã đạt 99% kế hoạch năm (28/11/2003)
Khai mạc Triển lãm CNTT và Lễ hội phần mềm VN lần 2 (27/11/2003)
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu (27/11/2003)
Nông dân được miễn thuế sử dụng đất trong hạn mức (27/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang