Thâm thủng, lãi suất và đồng USD
05:07' 09/01/2003 (GMT+7)

(VNN) - Có lẽ đội ngũ kinh tế mới trong Chính quyền Bush sẽ sớm đệ trình các chính sách phục hồi hệ thống tài chính sau lạm phát. Mục đích của các chính sách này là: Phục hồi lại nền kinh tế và đảm bảo đủ sức chống lại mối đe doạ giảm phát. Những cuộc tranh cãi đối với các chính sách về ngân sách đang nóng lên, và vẫn xoay quanh hai vấn đề cũ: Liệu việc tăng mức thâm thủng ngân sách của chính phủ có làm tăng mức lãi suất thực và do đó làm tiêu tan tác dụng của các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với nền kinh tế hay không? Và liệu việc thâm thủng ngân sách hơn nữa có làm suy yếu đồng USD, làm cho Mỹ khó khăn hơn trong việc bù đắp mức thâm thủng cán cân thanh toán đang gia tăng?

Một mặt, việc đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế cả ngắn hạn và dài hạn sẽ làm lãi suất tăng nhẹ và làm đồng USD mạnh lên. Mặt khác, các chính sách về ngân sách có vẻ như sẽ nghiêng về hướng tăng thâm thủng và làm cho vị thế tài chính của Mỹ suy yếu nên sẽ làm cho đồng USD và giá trái phiếu suy giảm.

Chúng ta hãy xem xét các báo cáo của hai nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Mỹ. Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, ông Greenspan cảnh báo Quốc hội vào hồi tháng 9 rằng: "việc quay trở lại tình trạng tài chính trong đó mức thâm thủng ngân sách lớn liên tiếp xảy ra sẽ đẩy lãi suất thực lên cao, giảm đầu tư và làm tốc độ phát triển sản xuất chậm lại." Nhưng trong tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn kinh tế của Quốc hội, ông Glenn Hubbard lại nói rằng "có những bằng chứng cho thấy lãi suất dài hạn sẽ không tăng lên theo những sự thay đổi thực sự hoặc dự định của ngân sách lên bang".

Sự thật là mối quan hệ giữa thâm thủng ngân sách và lãi suất rất phúc tạp do chu kỳ kinh tế đều có tác động lên cả hai. Khi nền kinh tế yếu, thâm thủng ngân sách sẽ tăng và lãi suất sẽ hạ. Do vậy, lãi tức gần đây giảm xuống còn ngân sách liên bang đã chuyển đổi một cách nhanh chóng từ thặng dư sang thâm thủng. Nhưng đó cũng là vì sự phục hồi kinh tế quá chậm chạp, mối đe doạ giảm phát gia tăng, và nhu cầu tín dụng tư nhân yếu. Giá cổ phiếu giảm cúng đã làm trầm trọng thêm vấn đề thâm thủng và giảm lãi tức.

Tuy nhiên, sau khi đã tính đến vấn đề chu kỳ kinh tế: suy giảm khi đã đạt đỉnh tăng trưởng, có vẻ như việc giảm thuế hay tăng chi tiêu vốn làm tăng thâm thủng ngân sách cũng sẽ làm cho lãi suất thực tăng cao. Tin tốt lành ở đây là tác động của chuyện này sẽ không nhiều. Vào năm 1997, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) đã theo dõi mối quan hệ giữa lãi suất và việc giảm thâm thủng ngân sách. Họ dự tính rằng khi giảm thâm thủng ngân sách khoảng 1% của GDP sẽ làm giảm lãi tức danh nghĩa của trái phiếu đi 35 điểm. Do vậy việc tăng mức thâm thủng ngân sách, hiện đang ở mức 2%GDP, sẽ không làm tăng lãi tức nhiều lắm và chắc chắn không vô hiệu hoá các biện pháp kích thich tài chính khác.

Mối quan hệ giữa thâm thủng ngân sách và đồng USD có nhiều phức tạp hơn. Khi là giá trị quan hệ mà các nhà đầu tư định cho các tài sản bằng đồng USD, tỷ giá sẽ phản ánh sự quan hệ giữa việc đầu tư vào Mỹ và các nước khác. Đó là sự chênh lệch lãi suất, tỷ lệ phát triển và các chính sách kinh tế. Như vậy, ngay cả khi nền kinh tế Mỹ yếu kém, thâm thủng ngân sách tăng và lãi suất giảm, thì sự yếu kém của các nước khác vẫn có thể giúp duy trì giá trị của đồng USD cao hơn các đồng tiền khác.

Tuy nhiên, còn hai nhân tố khác tác động xấu đến đồng USD. Thứ nhất, các biện pháp tính  toán giá trị theo chỉ số tiền tệ chung cho thấy đồng USD đang được định giá quá cao. Thứ hai, mức thâm thủng cán cân thanh toán của Mỹ, đang ở mức 5%GDP, đã đạt tới mức mà các nhà đầu tư toàn cầu thường xem xét cẩn trọng để chuyển sang các nước khác. Trong năm nay, các nhà đầu tư toàn cầu đã cố gắng bù đắp khoản thâm thủng đó một cách đáng ngạc nhiên do nền kinh tế của các nước khác còn trầm trọng hơn Mỹ.

Việc Mỹ có những chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển hơn các nước khác thường có khuynh hướng đẩy đồng USD lên giá, phản ánh mối quan hệ truyền thống gữa các chính sách tài chính làm tăng thâm thủng ngân sách và giá trị đồng tiền. Trong thực tế, các đối tác thương mại chính của Mỹ như Nhật bản và châu Âu không muốn chấp nhận các chính sách đó và thích duy trì đồng tiền yếu hơn sẽ làm tăng khuynh hướng tăng giá của đồng USD. Nhưng cả hai nhân tố này không đủ mạnh để xua tan đi các áp lực lên đồng USD. Điều đó, một phần phản ánh chính sách kết hợp: khi các biện pháp tài chính mạnh mẽ trong việc cắt giảm thuế của chính quyền Reagan đã làm tăng giá trị của đồng USD trong những năm 1981-84, một phần là do các chính sách tiền tệ đã trở nên thắt chặt hơn vào đầu quá trình phục hồi. Nhưng thời đó đã qua. Ngày nay, FED vẫn đang rất lo ngại về khả năng phục hồi và giảm phát, một sự kết hợp chính sách giữa nới lỏng tài chính và thắt chặt tiền tệ sẽ không sớm diễn ra. Vào năm 1981, đồng USD không vượt quá trị của nó như ngày nay, cán cân thương mại cân bằng và Mỹ có mức thặng dư trong thu hút vốn đầu tư quốc tế.

Có lẽ cả ông Hubbard và Greenspan đều đồng ý với quan điểm: nếu các nhà đầu tư nghĩ rằng việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu để phát triển sẽ đưa đến kết quả làm tăng thâm thủng ngân sách trong tương lai gần, chu kỳ sẽ chuyển từ có định hướng sang luẩn quẩn: đường lãi tức sẽ lên cao hơn và đồng USD sẽ suy yếu. Sự gia tăng lãi suất sẽ làm tăng thêm các khoản chi chi phí phải trả cho các khoản nợ của Chính phủ do phải gánh mức tiền lãi cao hơn- và do vậy tạo nên một vòng lẩn quẩn mới quanh việc lãi suất tăng và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

Vấn đề ngày nay là tình hình tài chính dài hạn đã bị suy yếu rất nhiều. Các biện pháp hỗ trợ tài chính mới và chi phí cho cuộc chiến tranh với Iraq có thể đẩy ngân sách liên bang thâm thủng thêm 3%. Các trợ giúp tài chính đối với các bang và các thành phố sẽ làm tăng thêm 0.5% nữa. Và các kỷ luật tài chính vốn giúp chuyển ngân sách từ thâm thủng sang thặng dư đã bị bỏ qua. Từ năm 1991 đến 1997 các khoản chi tiêu vô tội vạ tăng chậm hơn tốc độ lạm phát rất nhiều. Ngược lại, những khoản chi tiêu đó đã tăng với mức 8.5%/ năm từ năm 1998 đến 2002.

Những thách thức này đã tạo ra ba vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, tạo nên sự cân bằng thích hợp giữa các khoản hỗ trợ hiện tại với các chính sách tài chính dài hạn. Thứ hai, tạo nên các kế hoạch cải cách nhằm duy trì các khoản chi tiêu để phát triển. Thứ ba, đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển lâu dài.

Do vậy, các chính sách có tác động đến nhu cầu sẽ giúp ích trong việc xoay chuyển nền kinh tế đang yếu kém, và có lẽ Quốc hội mới sẽ thông qua khoản hỗ trợ tài chính bổ sung 50 triệu USD vốn có hiệu lực vào ngày 01/04/2003. Tuy nhiên các chính sách tác động đến nguồn cung, phân bổ nguồn lực và phát triển dài hạn cũng rất quan trọng. Cần phải thay đổi một số điều trong Luật thuế hiện hành để cải thiện quá trình phân bổ vốn để tạo nên sự tăng trưởng như trong những năm 1990.

Tạo nên sự cân bằng giữa các chính sách ngắn hạn và dài hạn và giữa việc hỗ trợ nhu cầu và phân bổ nguồn lực có thể tạo nên kết quả tốt đẹp cho các thị trường tài chính. Chính sách kết hợp đó sẽ đưa tỷ lệ lãi trái phiếu dài hạn trở lại mức thấp phù hợp với sự giảm rủi ro chuyển đổi, và co thể cho phép đồng USD giảm giá dần về đúng với giá trị của nó. Nhưng dung sai cho các lỗi lầm hiện tại là rất ít. Đội ngũ kinh tế mới của Chính phủ Bush cần chú ý kỹ càng đến các tín hiệu từ thị trường để đảm bảo sự thành công. 

  • Phan Trần Trí Đức
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Rút ngắn lộ trình cắt giảm thuế tham gia AFTA (09/01/2003)
Vốn đầu tư giao thông công chính TP.HCM: Giao 10, dùng hết 4 (09/01/2003)
Giá vàng lại tăng cao (09/01/2003)
AFP: Việt Nam được lợi từ những ''bất an'' trong khu vực (09/01/2003)
Lực cản xuất hiện nhiều hơn (09/01/2003)
Xuất khẩu cà phê khó đạt kế hoạch (09/01/2003)
Mối ''giao duyên'' Sony-Ericsson không mấy sáng sủa (09/01/2003)
Đế chế Visa vươn ra toàn cầu (09/01/2003)
Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh CPH các DN cơ khí (09/01/2003)
Hoãn thi hành tăng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô (09/01/2003)
Các DN Triết Đông kêu gọi đầu tư tại Việt Nam (09/01/2003)
Mỹ đang thúc Việt Nam đàm phán Hiệp định Dệt may (09/01/2003)
Giá đường giảm, giá cà phê chập chờn (09/01/2003)
Thị trường xe máy - một năm chao đảo (09/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang