Rút ngắn lộ trình cắt giảm thuế tham gia AFTA
05:06' 09/01/2003 (GMT+7)

(VASC Orient) - Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính tại Hội nghị toàn ngành tài chính ngày 24/12 cho biết, năm 2003 sẽ đưa khoảng 700 mặt hàng còn lại trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)  vào Danh mục cắt giảm thuế theo Hiệp định AFTA.

Những mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế nhập khẩu năm 2003 đa số là những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, điện tử, điện gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng...

Theo cam kết của các vị nguyên thủ quốc gia, bốn nước thành viên mới của ASEAN (Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam) sẽ phấn đấu hoàn thành thực hiện AFTA sớm một năm trước thời hạn. Như vậy, Việt Nam về cơ bản sẽ hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2005, thay vì vào năm 2006 như trước đây. Một số mặt hàng đã đưa vào cắt giảm từ năm 2002 trở về trước sẽ phải đẩy nhanh tiến độ cắt giảm so với lịch trình đã công bố. Việc cắt giảm thuế từ năm 2003 trở đi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các DN trong nước, đặc biệt là những ngành có sức cạnh tranh thấp.

Bà Lê Thị Băng Tâm đánh giá: ''Năm 2003 là năm hết sức quan trọng đối với tiến trình hội nhập tài chính của nước ta. Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai những cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ với mức độ sâu, rộng hơn''. Trong năm này, Bộ Tài chính sẽ giúp Chính phủ chuẩn bị khung pháp lý và cơ chế thực hiện để chuyển đổi biểu thuế xuất - nhập khẩu hiện hành theo Danh mục biểu thuế quan chung của ASEAN. Danh mục biểu thuế mới này sẽ có khoảng 10.800 dòng thuế thay vì 6.500 dòng thuế hiện nay.

Đáng lưu ý là trong năm năm 2002, nhiều ngành hàng trước đây được bảo hộ với mức thuế suất cao 30-36% đã được đưa vào cắt giảm theo chương trình CEPT/AFTA, với mức thuế suất tối đa cũng chỉ là 20%. Chẳng hạn như một số mặt hàng thuộc ngành sản xuất nước khoáng, rượu, hoá chất hữu cơ, nhựa giấy, giày dép, băng đĩa nhạc... 

Trong năm 2002, Chính phủ đã ban hành Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA. Theo đó, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thế nhập khẩu) đã được đưa vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đều có thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm năm 2002-2006. 65 tổng số các mặt hàng đã được đưa vào cắt giảm đã có mức thuế suất 0-5%.

Hàng nông sản chuẩn bị hội nhập ACFTA

Ngày 5/11/2002, các nguyên thủ quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc. Theo đó, ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các hợp tác khác như tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, kỹ thuật... Để giúp các nước chậm phát triển hơn, Hiệp định cũng quy định các nước thành viên cũ của ASEAN và Trung Quốc sẽ dành cho Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ có một cơ chế đặc biệt và khác biệt. 

Lịch trình cắt giảm theo ACFTA sẽ được chia thành 3 danh mục chính:

- Danh mục cắt giảm sớm (Danh mục thu hoạch sớm); Danh mục này chỉ bao gồm các mặt hàng nông sản năm trong từ Chương I đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu. Đén năm 2008, các mặt hàng thuộc danh mục này sẽ có thuế suất 0%.

- Danh mục cắt giảm thông thường: Sẽ thực hiện cắt giảm dần đến 2015 sẽ có thuế suất 0%.

- Danh mục nhạy cảm: bao gồm những mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế từng nước.

Điểm nổi bật trong Hiệp định khung nói trên là ASEAN và Trung Quốc sẽ thành lập một Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA) trong vòng 10 năm. Trong đó, 6 nước thành viên cũ của ASEAN và Trung Quốc sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2010. Riêng đối với Việt Nam, thời điểm phải xoá bỏ hoàn toàn thuế quan trong ACFTA là vào năm 2015, tương tự như thời điểm cắt giảm thuế trong AFTA. Tuy nhiên, lịch trình và tiến độ cắt giảm trong ACFTA sẽ khác so với cắt giảm trong AFTA.

Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán để xác định từng danh mục cũng như lộ trình cắt giảm. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là tiến độ cắt giảm thuế trong ACFTA sẽ nhanh hơn so với tiến độ cát giảm thuế trong AFTA. Bà Tâm cho biết, Bộ Tài chính đã bắt đầu xây dựng danh mục cắt giảm thuế cho khoảng 350 mặt hàng nông sản (thuộc Chương I đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu) theo ACFTA cho giai đoạn 2004-2008.

Có chuyên gia đánh giá, tham gia ACFTA, hàng nông sản Việt Nam sẽ có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rộng lớn do giáp đường biên giới, giảm chi phí giao dịch, vận tải, thanh toán.

  • Văn Tiến
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vốn đầu tư giao thông công chính TP.HCM: Giao 10, dùng hết 4 (09/01/2003)
Giá vàng lại tăng cao (09/01/2003)
AFP: Việt Nam được lợi từ những ''bất an'' trong khu vực (09/01/2003)
Lực cản xuất hiện nhiều hơn (09/01/2003)
Xuất khẩu cà phê khó đạt kế hoạch (09/01/2003)
Mối ''giao duyên'' Sony-Ericsson không mấy sáng sủa (09/01/2003)
Đế chế Visa vươn ra toàn cầu (09/01/2003)
Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh CPH các DN cơ khí (09/01/2003)
Hoãn thi hành tăng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô (09/01/2003)
Các DN Triết Đông kêu gọi đầu tư tại Việt Nam (09/01/2003)
Mỹ đang thúc Việt Nam đàm phán Hiệp định Dệt may (09/01/2003)
Giá đường giảm, giá cà phê chập chờn (09/01/2003)
Thị trường xe máy - một năm chao đảo (09/01/2003)
Giày Hiệp Hưng không được bù lỗ bằng ngân sách (09/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang